Trang chủ Lớp 8 Khoa học tự nhiên Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 KNTT Bài 8. Acid

Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 KNTT Bài 8. Acid

Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 KNTT Bài 8. Acid

  • 100 lượt thi

  • 18 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

29/06/2024

Viết công thức hoá học của các chất sau đây: sulfuric acid, hydrochloric acid, acetic acid, carbonic acid.

Xem đáp án

Công thức hoá học của các chất:

Sulfuric acid: H2SO4;                                       

Hydrochloric acid: HCl;

Acetic acid: CH3COOH;                                  

Carbonic acid: H2CO3.


Câu 6:

16/07/2024

Hãy cho biết gốc acid và hoá trị của gốc acid trong các acid sau: H2S, HCl, HNO3, H2SO4, CH3COOH.

Xem đáp án

Acid

H2S

HCl

HNO3

H2SO4

CH3COOH

Gốc acid

S2-

Cl-

NO3-

SO42-

CH3COO-

Hoá trị của gốc acid

II

I

I

II

I


Câu 7:

19/07/2024

Bằng thí nghiệm hoá học, hãy chứng minh trong thành phẩn của hydrochloric acid có nguyên tố hydrogen.

Xem đáp án

Thí nghiệm chứng minh:

Khi cho hydrochloric acid phản ứng với kim loại như Mg, Zn, Fe,... sinh ra khí hydrogen.

2HCl + Fe → FeCl2 + H2


Câu 8:

15/07/2024

Nhôm và bạc là hai kim loại đều có màu sáng bạc, có ánh kim. Hãy dùng một hoá chất để phân biệt hai kim loại này.

Xem đáp án

Cho hai kim loại vào dung dịch HCl (hoặc H2SO4 loãng).

Kim loại nào phản ứng, thấy có khí thoát ra là nhôm (aluminium):

6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2

Còn lại là bạc (silver) không phản ứng với acid HCl (hoặc H2SO4 loãng).


Câu 9:

17/07/2024

Có hai mẫu vật liệu gổm vật liệu kim loại có chứa sắt và nhựa được sơn giả sắt. Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt hai loại vật liệu này.

Xem đáp án

Cho hai mẫu vật liệu vào dung dịch acid như HCl (hoặc H2SO4 loãng).

Vật liệu nào phản ứng, thấy có khí thoát ra là sắt:

2HCl + Fe FeCl2 + H2

Còn lại là nhựa không phản ứng với acid.


Câu 10:

23/07/2024

Hoàn thành các phản ứng sau đây và cân bằng PTHH:

a) Mg + H2SO4                                            c) Zn + HCl →

b) Fe + HCl →                                                 d) Mg + CH3COOH →

Xem đáp án

a) Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

b) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

c) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

d) Mg + 2CH3COOH → Mg(CH3COO)2 + H2


Câu 11:

23/07/2024

Cho 3 g Mg vào 100 mL dung dịch HCl nồng độ 1M. Phản ứng xảy ra hoàn toàn.

a) Viết PTHH của phản ứng xảy ra.

b) Tính thể tích khí thoát ra (ở 25 °C, 1 bar).

c) Tính nồng độ MgCl2 trong dung dịch thu được. Coi thể tích dung dịch không đổi sau phản ứng.

Xem đáp án

a) Phương trình hoá học:

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

b)

nMg=324=0,125mol;nHCl=0,1.1=0,1mol

Ta có: nMg1<nHCl2nên sau phản ứng HCl hết, Mg dư.

Số mol sản phẩm sinh ra tính theo HCl.

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

          0,1     →      0,05   0,05   mol

Thể tích khí thoát ra (ở 25 °C, 1 bar): 0,05.24,79 = 1,2395 (L)

c) Nồng độ MgCl2 trong dung dịch thu được:

CM(MgCl2)=0,050,1=0,5M

Coi thể tích dung dịch không đổi sau phản ứng.


Câu 12:

23/07/2024
Xem đáp án

a) Đồng (copper) không phản ứng với H2SO4 loãng.

Phương trình hoá học xảy ra:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2.

b) Chất rắn không tan sau phản ứng là đồng (Cu).

%mCu=2,75.100%=54%;%mFe=100%%mCu=100%54%=46%.


Câu 13:

18/07/2024
Xem đáp án

a) Phản ứng xảy ra:

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

b) Đặt số mol Al và Fe lần lượt là x và y.

Ta có: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Số mol: x                         x                  mol

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Số mol: y                                   y                  mol

Tổng khối lượng kim loại: 27x + 56y = 5,5             (1)

Tổng khối lượng muối: 133,5x + 127y = 19,7         (2)

Để tính x và y ta dùng phương pháp khử. Cách làm như sau:

Nhân cả 2 vế của (1) với 133,5 ta được: 3604,5x + 7476y = 734,25                                                                                                      (1')

Nhân cả 2 vế của (2) với 27 ta được: 3604,5x + 3429y = 531,9                                                                (29

Trừ từng vế của (1') cho (2'), ta được: 4 047y = 202,35. Tính ra y = 0,05.

Thay y = 0,05 vào (1) tính ra x = 0,1.

Vậy:

%mAl=27.0,15,5.100%=49,09%;

%mFe = 100%- 49,09% = 50,91%.


Câu 15:

21/07/2024

Trong phòng thí nghiệm, cần điều chế 2,479 L khí hydrogen (ở 25 °C, 1 Bar). Người ta cho kẽm tác dụng với dung dịch H2SO4 9,8% (hiệu suất phản ứng 100%).

a) Viết PTHH của phản ứng xảy ra.

b) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 cần dùng.

c) Tính nồng độ C% của dung dịch ZnSO4 thu được sau phản ứng.

Xem đáp án

a) Phương trình hoá học:

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

b) Số mol H2 cần điều chế:

nH2=V24,79=2,47924,79=0,1mol

                    Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Theo PTHH:          1                            1        mol

Phản ứng:              0,1     ←                0,1     mol

Vậy khối lượng H2SO4 có trong dung dịch: 0,1.98 = 9,8 gam.

Khối lượng dung dịch H2SO4 9,8% cần dùng là:

mdd=mct.100%C%=9,8.1009,8=100gam.

c) Khối lượng dung dịch sau phản ứng:

C%=mctmdd.100%=16,1106,3.100%=15,15%.

Khôí lượng ZnSO4 có trong dung dịch sau phản ứng: mct = 0,1.161 = 16,1 gam.

Nồng độ phần trăm của dung dịch ZnSO4 thu được sau phản ứng là:

C%=mctmdd.100%=16,1106,3.100%=15,15%.


Câu 16:

17/07/2024

Xoong, nồi đun nấu lâu sẽ thường có một lớp cặn bám dưới đáy, làm cho thức ăn khó chín. Thành phần chính của lớp cặn này là CaCO3. Em hãy đề xuất một chất quen thuộc có trong gia đình có thể dùng để loại bỏ chất này.

Xem đáp án

Có thể dùng giấm ăn (là dung dịch của CH3COOH) để làm sạch cặn. Do xảy ra phản ứng hoá học:

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + H2O + CO2

CaCO3 bị tan trong giấm nên sẽ bị loại bỏ.


Câu 17:

23/07/2024

a) Em hãy làm thí nghiệm: vắt chanh vào các mảnh vật liệu đá vôi, sắt, nhôm. Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra.

b) Hãy giải thích tại sao mưa acid gây phá huỷ nghiêm trọng các công trình xây dựng.

Xem đáp án

a) Đều thấy có phản ứng xảy ra, hiện tượng sủi bọt khí: đá vôi tạo bọt khí CO2, còn sắt và nhôm tạo bọt khí H2.

b) Các công trình xây dựng hầu hết đều làm từ các vật liệu đá vôi, sắt, nhôm. Do đó, mưa acid sẽ phản ứng với các vật liệu này, phá huỷ công trình xây dựng.


Câu 18:

21/07/2024

Sữa chua có vị chua vì trong đó có chứa lactic acid, trong khi đó sữa tươi không chứa acid này.

a) Nêu một phương pháp hoá học để phân biệt sữa chua và sữa tươi.

b) Hãy giải thích tại sao sữa chua thường được đựng trong các hộp nhựa hoặc hộp giấy chứ không đựng trong hộp kim loại.

Xem đáp án

a) Dùng quỳ tím để phân biệt sữa chua và sữa tươi: sữa chua làm quỳ tím đổi thành màu đỏ.

b) Sữa chua không được đựng trong hộp kim loại vì acid trong sữa chua phản ứng được với kim loại, gây hoà tan hộp đựng và có thể gây ngộ độc kim loại khi uống sữa.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương