Trang chủ Lớp 7 Khoa học tự nhiên Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tử có đáp án

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tử có đáp án

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tử có đáp án

  • 257 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

23/07/2024
Có những hạt nào được tìm thấy trong hạt nhân của nguyên tử?
Xem đáp án

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Các hạt neutron và hạt proton được tìm thấy trong hạt nhân nguyên tử.


Câu 2:

14/07/2024
Điều nào sau đây mô tả đầy đủ thông tin nhất về proton?
Xem đáp án

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Proton là một hạt vô cùng nhỏ, mang điện tích dương và được tìm thấy trong hạt nhân nguyên tử.


Câu 3:

23/07/2024
Một đơn vị khối lượng nguyên tử (1amu) theo định nghĩa có giá trị bằng
Xem đáp án

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Một đơn vị khối lượng nguyên tử (1amu) theo định nghĩa có giá trị bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử carbon.


Câu 4:

22/07/2024
Trong các nguyên tử sau, nguyên tử nào có khối lượng nguyên tử lớn nhất?
Xem đáp án

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Khối lượng nguyên tử Na là 23 amu.

Khối lượng nguyên tử O là 16 amu.

Khối lượng nguyên tử Ca là 40 amu.

Khối lượng nguyên tử H là 1 amu.

Vậy khối lượng nguyên tử Ca là lớn nhất.


Câu 5:

23/07/2024
Khối lượng của các hạt dưới nguyên tử (proton, neutron) được đo bằng đơn vị
Xem đáp án

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Khối lượng của các hạt dưới nguyên tử (proton, neutron) được đo bằng đơn vị amu.


Câu 8:

22/07/2024

Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

nguyên tử; neutron; electron; proton; lớp vỏ electron; hạt nhân

a) Thành phần chính tạo nên mọi vật chất được gọi là (1) …….. Nguyên tử được tạo nên từ (2) ……….và (3) ………….

b) (4) …………..nằm ở trung tâm nguyên tử. Hạt nhân được tạo bởi (5) …………. và (6) …………

c) Các hạt mang điện tích dương trong hạt nhân nguyên tử được gọi là (7) ………. và các hạt không mang điện tích được gọi là (8) ………….

d) (9) ………… chuyển động quanh hạt nhân nguyên tử.

Xem đáp án

Lời giải:

a) Thành phần chính tạo nên mọi vật chất được gọi là (1) nguyên tử. Nguyên tử được tạo nên từ (2) hạt nhân và (3) lớp vỏ electron.

b) (4) Hạt nhân nằm ở trung tâm nguyên tử. Hạt nhân được tạo bởi (5) proton và (6) neutron.

c) Các hạt mang điện tích dương trong hạt nhân nguyên tử được gọi là (7) proton và các hạt không mang điện tích được gọi là (8) neutron.

d) (9) Electron chuyển động quanh hạt nhân nguyên tử.


Câu 9:

17/07/2024

Quan sát hình dưới đây và trả lời các câu hỏi sau:

Media VietJack

a) Số hạt proton trong các nguyên tử có trong hình trên là bao nhiêu hạt?

b) Các nguyên tử khác nhau sẽ có số hạt nào khác nhau?

c) Vì sao mỗi nguyên tử không mang điện?

Xem đáp án

Lời giải:

a) Số hạt proton trong các nguyên tử có trong hình trên:

- Nguyên tử carbon có 6 hạt proton.

- Nguyên tử nitrogen có 7 hạt proton.

- Nguyên tử oxygen có 8 hạt proton.

b) Các nguyên tử khác nhau sẽ có số hạt proton khác nhau.

c) Trong mỗi nguyên tử, số proton mang điện tích dương luôn bằng với số electron mang điện tích âm nên nguyên tử trung hòa về điện, do đó nguyên tử không mang điện.


Câu 11:

23/07/2024
Em hãy tìm hiểu trên Internet hoặc sách, báo, tài liệu, … về lịch sử tìm ra nguyên tử. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 từ để tóm tắt những đóng góp của các nhà khoa học cho việc tìm ra nguyên tử.
Xem đáp án

Lời giải:

Học sinh tham khảo gợi ý sau:

Vào khoảng năm 440 trước Công Nguyên, nhà triết học Đê – mô – crit cho rằng đồng tiền bạc bị chia nhỏ mãi, sau cùng sẽ được một loại hạt “không thể phân chia được nữa”, gọi là nguyên tử. Cho đến tận giữa thế kỉ XIX, người ta cho rằng: Các chất đều được tạo nên từ những hạt cực kì nhỏ bé không thể phân chia được nữa gọi là nguyên tử. Những công trình thực nghiệm vào cuối thế kỉ XIX, đầu thể kỉ XX đã chứng minh nguyên tử có thật và có cấu trúc phức tạp. Cụ thể:

Năm 1897, J.J. Thomson, nhà bác học người Anh, khi nghiên cứu hiện tượng phóng điện trong chân không đã phát hiện ra tia âm cực, mà bản chất là các hạt nhỏ bé, mang điện tích âm gọi là các electron.

Năm 1911, E. Rutherford và các cộng sự đã cho các hạt alpha (α) bắn phá một lá vàng mỏng và khám phá ra hạt nhân nguyên tử.

Năm 1918, E. Rutherford khi bắn phá hạt nhân nguyên tử nitrogen bằng hạt alpha đã tìm ra proton.

Năm 1932, J. Chadwick dùng hạt alpha bắn phá hạt nhân nguyên tử beryllium đã tìm ra neutron.


Câu 12:

22/07/2024
Vì sao trong tự nhiên chỉ có 98 loại nguyên tử nhưng lại có hàng triệu chất khác nhau?
Xem đáp án

Lời giải:

Trong tự nhiên chỉ có 98 loại nguyên tử nhưng lại có hàng triệu chất khác nhau vì:

+ Các nguyên tử có thể liên kết với nhau để tạo thành một chất khác.

+ Các chất có thể phản ứng với nhau để tạo thành chất mới.


Bắt đầu thi ngay