Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Chương 9: Năng lượng - Bộ Kết nối tri thức
Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng - SBT KHTN 6
-
610 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Đánh dấu x vào những ô đúng hoặc sai ứng với các nội dung sau:
Câu | Nội dung | Đúng | Sai |
a | Một số quá trình biến đổi trong tự nhiên không nhất thiết phải cần đến năng lượng. |
| x |
b. | Đơn vị của năng lượng trong hệ SI là jun (J). | x |
|
c | Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực. | x |
|
d | Năng lượng từ gió truyền lực lên diều, nâng diều bay cao. Gió càng mạnh, lực nâng diều lên càng cao. | x |
|
Giải thích:
- Quá trình biến đổi trong tự nhiên đều phải cần đến năng lượng.
=> Một số quá trình biến đổi trong tự nhiên không nhất thiết phải cần đến năng lượng là phát biểu sai.
- Năng lượng có đơn vị là jun (J).
=> Đơn vị của năng lượng trong hệ SI là jun (J) là phát biểu đúng.
- Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác thông qua tác dụng lực, truyền nhiệt => Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực là phát biểu đúng.
- Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác thông qua tác dụng lực và năng lượng truyền cho vật càng lớn thì lực tác dụng lên vật càng mạnh => Năng lượng từ gió truyền lực lên diều, nâng diều bay cao. Gió càng mạnh, lực nâng diều lên càng cao là phát biểu đúng.
Câu 2:
16/07/2024Hãy đề xuất một ví dụ hoặc một thí nghiệm đơn giản để chứng tỏ năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác.
Ví dụ chứng tỏ năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác.
- Gió làm thuyền trôi trên mặt nước: năng lượng gió truyền cho cánh buồm động năng làm thuyền trôi trên mặt nước.
- Dòng điện từ dây dẫn điện làm cho quạt điện chạy: năng lượng điện của dây điện truyền sang cánh quạt chuyển hóa thành cơ năng làm cho cánh quạt chuyển động.
Câu 3:
21/07/2024Thảo luận với bạn cùng nhóm các nội dung sau:
b) Hãy nghĩ về các cách khác nhau mà em đã sử dụng để di chuyển từ nơi này đến nơi khác trong ngày hôm nay. Đối với mỗi tình huống, xác định nguồn năng lượng đã gây ra sự di chuyển đó.
a) - Các hoạt động của em trong ngày hôm nay phải cần đến năng lượng:
+ Đạp xe,
+ Tập thể dục,
+ Ngồi học bài.
- Sắp xếp các hoạt động đó theo mức sử dụng năng lượng từ ít nhất đến nhiều nhất:
Năng lượng ngồi học bài ít hơn năng lượng cần để đạp xe ít hơn năng lượng cần để tập thể dục.
b) Các cách khác nhau mà em đã sử dụng để di chuyển từ nơi này đến nơi khác trong ngày hôm nay và nguồn năng lượng đã gây ra sự di chuyển đó:
+ Mẹ em đèo em tới trường bằng xe máy => nguồn năng lượng gây ra sự di chuyển đó là năng lượng từ nhiên liệu bị đốt cháy trong động cơ xe máy.
Câu 4:
16/07/2024Một học sinh lớp 6 cần trung bình 2000 kcal mỗi ngày. Tính theo đơn vị jun (J) thì năng lượng này bằng bao nhiêu? Biết 1 cal 4,2 J và 1 kcal = 1000 cal.
Năng lượng một học sinh lớp 6 cần mỗi ngày theo đơn vị jun là:
2 000 kcal = 2 000 000 cal
= 2 000 000 . 4,2 = 8 400 000 (J)
Câu 5:
22/07/2024Bảng năng lượng trung bình cần cho các hoạt động hằng ngày:
a) Tại sao trong lúc ngồi yên cơ thể vẫn cần năng lượng?
b) Để chơi bóng đá trong một hiệp 45 phút, cầu thủ cần một năng lượng bao nhiêu?
c) Em hãy lí giải tại sao bơi lội lại tốn nhiều năng lượng hơn đá bóng?
d) Theo em, trong lúc ngủ, cơ thể chúng ta có tiêu thụ năng lượng không?
a) Trong lúc ngồi yên cơ thể vẫn cần năng lượng vì khi đó cơ thể vẫn hoạt động (hít, thở…) và trao đổi chất (tỏa nhiệt,…).
b) Để chơi bóng đá trong một hiệp 45 phút, cầu thủ cần một năng lượng là:
60 . 45 = 2 700 (kJ)
c) Bơi lội lại tốn nhiều năng lượng hơn đá bóng vì:
- Bơi trong nước lạnh, cơ thể tốn nhiều nhiệt năng hơn khi ở ngoài không khí.
d) Theo em, trong lúc ngủ, cơ thể chúng ta có tiêu thụ năng lượng vì khi ngủ cơ thể chúng ta vẫn hoạt động (hít, thở, duy trì thân nhiệt…).
Câu 6:
16/07/2024Một học sinh xách một chiếc cặp nặng 100 N đi từ tầng 1 lên tầng 3 của trường học. Biết mỗi tầng của trường học cao 3,5 m và 1 J là năng lượng cần để nâng một vật nặng 1 N lên độ cao 1 m. Hỏi năng lượng mà học sinh này cần sử dụng là bao nhiêu (J)?
Học sinh xách cặp từ tầng 1 lên tầng 3 có độ cao là:
h = 2 . 3,5 = 7 m
Vì vật nặng 1 N lên độ cao 1 m cần năng lượng
1 J = 1 N.1 m
=> 100 N lên độ cao 7 m cần năng lượng
100 N . 7 m = 700 J
Năng lượng cần để nâng cặp 100 N từ tầng 1 lên tầng 3 là 700 J
Bài thi liên quan
-
Bài 47: Một số dạng năng lượng - SBT KHTN 6
-
5 câu hỏi
-
20 phút
-
-
Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng - SBT KHTN 6
-
6 câu hỏi
-
20 phút
-
-
Bài 49: Năng lượng hao phí - SBT KHTN 6
-
6 câu hỏi
-
20 phút
-
-
Bài 50: Năng lượng tái tạo - SBT KHTN 6
-
6 câu hỏi
-
20 phút
-
-
Bài 51: Tiết kiệm năng lượng - SBT KHTN 6
-
5 câu hỏi
-
20 phút
-