Trang chủ Lớp 11 Giáo dục quốc phòng - an ninh Giải SBT GDQP 11 KNTT Bài 7: Pháp luật về quản lí vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

Giải SBT GDQP 11 KNTT Bài 7: Pháp luật về quản lí vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

Giải SBT GDQP 11 KNTT Bài 7: Pháp luật về quản lí vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

  • 74 lượt thi

  • 18 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phát biểu nào sau đây nêu đầy đủ và chính xác khái niệm vũ khí?

A. Vũ khí là thiết bị, phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khoẻ của con người, phá huỷ kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác.

B. Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khoẻ của con người, phá huỷ kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.

C. Vũ khí là tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho con người, phá huỷ kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng tương tự.

D. Vũ khí là thiết bị, phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương cho tính mạng con người, phá huỷ kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B


Câu 7:

Nối thông tin ở hai cột dưới đây để được kết quả phù hợp.

Nối thông tin ở hai cột dưới đây để được kết quả phù hợp. (ảnh 1)
Xem đáp án

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1 - B

2 − D

3 − A

4 - C

5 - G

6 - H

7 -E

 


Câu 17:

Em hãy tư vấn cho các nhân vật trong các tình huống sau:

a) Bạn Minh nói: “Nhà mình có một thanh kiếm là đồ gia bảo. Mình sẽ sử dụng thanh kiếm này tập võ và tự vệ khi cần thiết”.

b) Ông Thiện có một khẩu súng ngắn quân dụng cũ. Ông nói: “Khẩu súng này đã bị hỏng, không sử dụng được cũng không làm hại ai, tôi giữ lại làm kỉ niệm chiến trường”.

c) Bạn Thanh phát hiện một ổ đạn pháo còn sót lại sau chiến tranh ở khu vườn sau nhà. Thanh định giấu kín, không báo cho ai biết, sau đó đào lên, mang bán sắt vụn.

Xem đáp án

Tình huống a) Gia đình Minh cần khai báo để được cấp Giấy xác nhận khai báo vũ khí thô sơ. Minh không được phép dùng đồ gia bảo để luyện tập thể thao và tự vệ.

Tình huống b) Ông Thiện không được phép giữ khẩu súng ngắn đã hỏng để làm kỉ niệm vì đó là hành vi chiếm đoạt phế phẩm vũ khí.

Tình huống c) Hành vi mà Thanh định thực hiện là hành vi chiếm đoạt, mua bán vũ khí quân dụng (ổ đạn pháo). Đó là hành vi bị nghiêm cấm. Thanh cần báo ngay cho cơ quan công an, quân đội, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi gần nhất để thu gom.


Câu 18:

Tìm các ô chữ ở 16 hàng ngang để có từ ngữ ở hàng dọc 17 trong hình 7.1, biết từ ngữ ở mỗi hàng ngang được sử dụng trong Bài 7 SGK và thông tin sau (ảnh 1)

a) Tìm các ô chữ ở 16 hàng ngang để có từ ngữ ở hàng dọc 17 trong hình 7.1, biết từ ngữ ở mỗi hàng ngang được sử dụng trong Bài 7 SGK và thông tin sau:

- Hàng 1: Loại vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao.

- Hàng 2: Loại vũ khí có cấu tạo, nguyên lí hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp.

- Hàng 3: Một trong những vũ khí thuộc nhóm 1 vũ khí quân dụng và được trang bị cho bộ binh.

- Hàng 4: Phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp.

- Hàng 5: Loại vũ khí gồm hai nhóm: nhóm 1 là vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kĩ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp và được trang bị cho các đối tượng mà pháp luật quy định để thi hành công vụ; nhóm 2 là vũ khí được chế tạo, sản xuất không hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khoẻ của con người, phá huỷ kết cấu vật chất tương tự như vũ khí nhóm 1 và không được trang bị cho các đối tượng mà pháp luật quy định để thi hành công vụ.

- Hàng 6: Vật bỏ đi từ những nguyên liệu đã qua chế biến.

- Hàng 7: Sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hoá học nhanh, mạnh, toả nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, bao gồm thuốc nổ và phụ kiện nổ.

- Hàng 8: Súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn.

- Hàng 9: Sản phẩm hỏng, thường bị loại bỏ vì không đúng quy cách, phẩm chất đã quy định.

- Hàng 10: Cụm từ chỉ việc làm cho tan nát, hư hỏng vũ khí.

- Hàng 11: Cụm từ chỉ việc chế tạo trái với pháp luật hoặc với điều được cấp có thẩm quyền cho phép.

- Hàng 12: Cụm từ chỉ việc lắp các bộ phận rời của vũ khí với nhau để có thể hoạt động được.

- Hàng 13: Trưng bày vật phẩm, tranh ảnh để mọi người đến xem.

- Hàng 14: Từ chỉ việc trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định.

- Hàng 15: Từ chỉ việc đón nhận cái từ người khác, nơi khác chuyển đến.

- Hàng 16: Từ chỉ việc lấy từ nhiều nơi, nhiều nguồn để tập trung lại.

b) Nêu thông điệp của hình 7.1 sau khi tìm được các ô chữ.

Xem đáp án

♦ Yêu cầu a) Các ô chữ cần tìm là:

Tìm các ô chữ ở 16 hàng ngang để có từ ngữ ở hàng dọc 17 trong hình 7.1, biết từ ngữ ở mỗi hàng ngang được sử dụng trong Bài 7 SGK và thông tin sau (ảnh 2)

♦ Yêu cầu b) Thông điệp hình 7.1: Không tàng trữ, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái pháp luật.


Bắt đầu thi ngay