Trang chủ Lớp 8 Địa lý Giải SBT Địa 8 Cánh diều Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn đề bảo tồn đã dạng sinh học ở Việt Nam

Giải SBT Địa 8 Cánh diều Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn đề bảo tồn đã dạng sinh học ở Việt Nam

Giải SBT Địa 8 Cánh diều Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn đề bảo tồn đã dạng sinh học ở Việt Nam

  • 55 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

09/08/2024

Sự đa dạng của sinh vật nước ta không thể hiện ở

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Sự đa dạng của sinh vật nước ta không thể hiện ở khả năng sinh trưởng.

Giải thích: Sự đa dạng của sinh vật nước ta thể hiện về hệ sinh thái, thành phần loài, và nguồn gen

* Tìm hiểu thêm: "Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam"

Vai trò của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học

- Đa dạng sinh học giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định hệ sinh thái và bảo vệ đa dạng loài và nguồn gen.

- Các hệ sinh thái cung cấp thực phẩm, dược liệu và nguyên liệu cho các ngành kinh tế, đồng thời có các chức năng quan trọng như điều hoà khí hậu, điều tiết dòng chảy, hạn chế xói mòn đất, bảo vệ bờ sông và bờ biển.

* Đa dạng sinh học ở Việt Nam đang bị suy giảm

- Việt Nam đang mất dần đa dạng sinh học do nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường.

- Các hệ sinh thái rừng tự nhiên đang bị thu hẹp và suy giảm về chất lượng, dẫn đến mất môi trường sống cho các loài sinh vật hoang dã.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

Giải Địa lí 8 Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam


Câu 3:

11/07/2024

Trong các hệ sinh thái đất ngập nước ở Việt Nam, hệ sinh thái nào sau đây có tính đa dạng sinh học cao?

A. Bãi triều.

C. Ao, hồ.

B. Đầm lầy.

D. Rừng ngập mặn.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trong các hệ sinh thái đất ngập nước ở Việt Nam, hệ sinh thái rừng ngập mặn có tính đa dạng sinh học cao


Câu 8:

20/07/2024

Cho bảng số liệu sau:

Cho bảng số liệu sau:    a) Nhận xét về số lượng một số loài động vật bị đe doạ và yêu cầu bảo tồn ở nước ta.  b) Nguyên nhân nào làm cho sinh vật nước ta suy giảm đa dạng sinh học?  c) Vì sao cần phải bảo tồn đa dạng sinh học? (ảnh 1)

a) Nhận xét về số lượng một số loài động vật bị đe doạ và yêu cầu bảo tồn ở nước ta.

b) Nguyên nhân nào làm cho sinh vật nước ta suy giảm đa dạng sinh học?

c) Vì sao cần phải bảo tồn đa dạng sinh học?

Xem đáp án

♦ Yêu cầu a) Nhận xét: Nước ta có nhiều loài động vật trong tình trạng bị đe doạ và yêu cầu được bảo tồn. Trong đó nhiều nhất là cá (2 041 loài), sau đó là chim (869 loài), bò sát (384 loài),...

♦ Yêu cầu b) Nguyên nhân:

- Nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng.

- Tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường.

- Tình trạng chặt phá rừng và săn bắt động vật trái phép.

♦ Yêu cầu c) Bảo tồn đa dạng sinh học sẽ góp phần:

- Cung cấp lương thực, thực phẩm, dược liệu để phục vụ nhu cầu của con người.

- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế.

- Ổn định hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng thành phần loài, nguồn gen.

- Điều hoà khí hậu; điều tiết dòng chảy; hạn chế xói mòn đất; bảo vệ bờ sông, bờ biển.

- Thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch


Câu 9:

22/07/2024

Quan sát các hình sau:

Quan sát các hình sau:    Chọn một loài sinh vật mà em ấn tượng, thu thập thông tin và viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về loài sinh vật này. (ảnh 1)

Chọn một loài sinh vật mà em ấn tượng, thu thập thông tin và viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về loài sinh vật này.

Xem đáp án

(*) Tham khảo: Giới thiệu về Hổ Đông Dương

- Đặc điểm: Hổ Đông Dương có cân nặng trung bình từ 180 – 249kg, chiều dài trung bình từ mũi đến đuôi khoảng 2,7m. Lông màu vàng da bò, toàn thân có nhiều sọc ngang màu đen.

- Địa bàn phân bố: Thái Lan, Campuchia, Lào, Trung Quốc, Myanmar và Việt Nam

- Môi trường sinh sống tự nhiên của Hổ Đông Dương là rừng lá rộng ẩm nhiệt đới và cận nhiệt đới.

- Thức ăn: hoẵng, hươu, nai, lợn rừng…

- Tình trạng: rất nguy cấp (CR)


Câu 11:

22/07/2024

Đọc đoạn thông tin sau:

“Theo số liệu thống kê năm 2019, Việt Nam có khoảng 15 triệu ha đất lâm nghiệp, chiếm 45,5 % tổng diện tích. Trong đó, rừng tự nhiên là 10 292,4 nghìn ha, rừng trồng là 4 316,8 nghìn ha. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tỉ lệ che phủ rừng nước ta năm 2020 ước đạt 42 % (bình quân thế giới chỉ có 31 %). Mặc dù tỉ lệ che phủ rừng Việt Nam có tăng lên, nhưng chất lượng rừng tự nhiên vẫn chưa cao, tỉ lệ cây xanh/người dân đô thị và nhiều khu vực nông thôn vẫn còn thấp. Tại các đô thị lớn của Việt Nam, tỉ lệ cây xanh/người ở mức từ 2 - 3 m’/người, bằng 1/5 đến 1/10 so với thế giới (tỉ lệ này tại các thành phố hiện đại trên thế giới phổ biến từ 20 - 25 m/người).

Việc phục hồi và quản lí rừng bền vững không chỉ giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học, mà còn mang đến tiềm năng sản xuất hàng hoá và dịch vụ để phát triển bền vững, thúc đẩy hoạt động kinh tế, tạo việc làm và cải thiện cuộc sống.”

Sưu tầm thêm tư liệu, hãy dựng một video clip hoặc viết một báo cáo ngắn về sự cần thiết phải bảo vệ rừng ở nước ta.

Xem đáp án

(*) Tham khảo: Sự cần thiết phải bảo vệ rừng

Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Cây xanh, trong quá trình quang hợp, hấp thụ khí cacbonic và nhả ra khí oxy cần thiết cho sự sống. Rừng có tác dụng làm trong sạch không khí. Tán lá cản và giữ bụi. Lá cây tiết ra nhiều loại chất kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi trùng gây bệnh trong không khí.

Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Trong rừng có nhiều loài cây khác nhau. Đây là nguồn thực phẩm, nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi.

Rừng bảo vệ và cải tạo đất. Nhờ có tán lá xòe rộng như chiếu ô, nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa. Rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất.

Đất rừng hầu như tự bón phân, vì cành lá rơi rụng từ cây sẽ bị phân hủy, tạo thành các chất dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất. Đất phì nhiêu, tơi xốp sẽ thấm tố, giữ nước tốt và hạn chế xói mòn.

Rừng có tác dụng điều hòa dòng chảy trong sông ngòi và dưới đất. Nước mưa rơi xuống vùng có rừng bị giữ lại nhiều hơn trong tán cây và trong đất, do đó lượng dòng chảy do mưa trong mùa lũ giảm đi. Rừng cản không cho dòng chảy mặt chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và khốc liệt của rừng trận lũ. Nước thấm xuống đất rừng vừa là nguồn dự trữ nuôi cây và các sinh vật khác sống trong đất, vừa chảy rất chậm về nuôi các sông trong thời gian không có mưa. Do đó những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ giảm bớt được thiên tai hạn hán và lũ lụt. Rừng càng nằm gần đầu nguồn sông, tác dụng điều hòa dòng chảy càng lớn hơn.

Rừng có giá trị lớn về du lịch vì rừng có nhiều phong cảnh đẹp, với nhiều loại động thực vật hoang dã, lôi cuốn sự ham hiểu biết, trí tò mò của mọi người. Khí hậu trong rừng mát mẻ, điều hòa, không khí sạch sẽ còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Tóm lại, rừng có giá trị nhiều mặt cho con người. Vì các nhu cầu ngày càng tăng của mình, con người không thể không khai thác rừng. Tuy nhiên, nếu biết khai thác một cách hợp lý và có kế hoạch trồng rừng thích hợp, chúng ta sẽ vẫn thỏa mãn được các nhu cầu của mình, vừa không làm tổn hại đến tài nguyên rừng./.


Bắt đầu thi ngay