Chuyên đề KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 1: tác động tiêu cực và nguyên nhân phát sinh tác động của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên
Chuyên đề KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 1: tác động tiêu cực và nguyên nhân phát sinh tác động của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên
-
119 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
18/07/2024Em hãy quan sát các hình ảnh sau để trả lời câu hỏi:
1/ Nội dung các hình ảnh trên phản ánh tình trạng tài nguyên thiên nhiên nước ta đang bị khai thác như thế nào?
2/ Theo em, tình trạng đó có ảnh hưởng thế nào đến môi trường tự nhiên?
- Yêu cầu số 1: Các hình ảnh trên cho thấy tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam đang bị khai thác quá mức, dẫn đến tình trạng cạn kiệt.
- Yêu cầu số 2: Ảnh hưởng:
+ Ô nhiễm, suy thoái môi trường.
+ Suy giảm đa dạng sinh học.
+ Tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Câu 2:
18/07/2024Nội dung các hình ảnh và thông tin phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta dưới tác động của phát triển kinh tế như thế nào?
- Nội dung các hình ảnh và thông tin trên đã phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang diễn ra trầm trọng, với một số biểu hiện như:
+ Chất lượng nguồn nước bị biến đổi.
+ Đất đai tồn đọng nhiều chất thải độc hại.
+ Chất lượng môi trường không khí suy giảm, trong không khí tồn tại nhiều: khói, bụi mịn, các khí lạ, khí độc hại,…
+ Nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước biển ngày càng gia tăng.
Câu 3:
23/07/2024Em hãy nêu ví dụ về tình trạng ô nhiễm môi trường do tác động của phát triển kinh tế trong thực tiễn.
- Một số ví dụ về tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam do tác động của phát triển kinh tế trong thực tiễn:
+ Ví dụ 1: Tháng 9/2008, Công ty Vedan tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đã xả một lượng nước thải lớn chưa qua xử lý ra sông Thị Vải.
+ Ví dụ 2: Tháng 4/2011, Phòng cảnh sát Phòng chống Tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Khánh Hòa bắt quả tang Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà máy tàu biển Hyundai - Vinashin đang xả chất thải lỏng chưa qua hệ thống xử lý ra vịnh Vân Phong.
+ Ví dụ 3: Tháng 4/2016, Công ty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh xả nước thải chưa qua xử lý xuống biển, gây nên tình trạng cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung.
Câu 4:
18/07/2024Các thông tin cho thấy sự suy giảm về số lượng và chất lượng các thành phần của môi trường ở nước ta như thế nào?
- Sự suy giảm về số lượng và chất lượng các thành phần của môi trường ở nước ta:
+ Suy giảm tài nguyên nước, gây hạ thấp mực nước trên sông tại một số lưu vực sông Hồng - Thái Bình, sông Cả, sông Vu Gia, sông Trà Khúc,... Chất lượng nguồn nước cũng bị thay đổi về thành phần vật lí và hóa học.
+ Chất lượng môi trường đất có dấu hiệu suy giảm, với các biểu hiện: bạc màu, chua, chai cứng, mặn hóa, phèn hóa, khô hạn và sa mạc hóa. Diện tích đất rừng và đất canh tác cũng bị suy giảm.
+ Hệ sinh thái và sinh cảnh biển cũng bị suy thoái nghiêm trọng, thậm chí bị tàn phá bởi các hoạt động đánh, bắt thuỷ sản bằng các hình thức huỷ diệt,...
Câu 5:
18/07/2024Em hãy nêu thêm ví dụ về sự suy thoái môi trường khác do tác động của phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay.
- Một số ví dụ về sự suy thoái môi trường do tác động của phát triển kinh tế ở Việt Nam:
+ Ví dụ 1: Theo số liệu thống kê: hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 1 triệu hecta đất bị nhiễm mặn (chiếm khoảng 3% diện tích tự nhiên cả nước). Tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài ra, nhiều tỉnh duyên hải miền Trung có diện tích đất nhiễm mặn lên đến vài chục ngàn hecta, hẳng hạn như: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Ninh Thuận…
+ Ví dụ 2: Về chất lượng rừng, trước năm 1945 rừng nước ta có trữ lượng gỗ khoảng 200 - 300m3/hecta, trong đó các loài gỗ quý như: đinh, lim, sến, táu, nghiến, trai, gụ là rất phổ biến. Hiện nay, chất lượng rừng đã giảm sút đáng kể, chỉ còn chủ yếu là rừng nghèo có giá trị kinh tế không cao; các loài gỗ quý cũng đứng trước nguy cơ cạn kiệt.
Câu 6:
18/07/2024Các thông tin trên phản ánh những tác động của phát triển kinh tế đến việc làm suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta như thế nào?
- Các thông tin trên đã cho thấy: nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam bị suy giảm nghiêm trọng do tác động của phát triển kinh tế. Cụ thể:
+ Sản lượng khai thác tài nguyên thiên nhiên tăng dần qua các năm. Ví dụ: từ năm 2016 đến năm 2020, sản lượng than khai thác được của Việt Nam đã tăng 39642 nghìn tấn.
+ Diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm.
Câu 7:
18/07/2024Em hãy nêu những tác động tiêu cực khác của phát triển kinh tế dẫn đến suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay.
- Tác động tiêu cực của phát triển kinh tế dẫn đến suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay:
+ Tài nguyên rừng bị thu hẹp, diện tích rừng tự nhiên che phủ giảm dần do khai thác trái phép, đất rừng bị chuyển đổi sang đất nông, công nghiệp.
+ Lượng khai thác khoáng sản ngày càng gia tăng trong quá trình công nghiệp hoá trong khi đây là tài nguyên không tái tạo nên trữ lượng khoáng sản cũng dần bị cạn kiệt.
+ Tài nguyên nước cũng đang bị suy giảm do nạn ô nhiễm gây thiếu nước trầm trọng.
+ Tài nguyên đất cũng đang bị suy giảm do bị nhiễm mặn, sa mạc hoá, phần hoá,... ngày càng tăng...
Câu 8:
18/07/2024Các thông tin trên cho thấy phát triển kinh tế đang dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta như thế nào?
- Các thông tin trên đã cho thấy: sự đa dạng sinh học ở Việt Nam bị suy giảm nghiêm trọng do tác động của phát triển kinh tế. Cụ thể:
+ Tình trạng ô nhiễm môi trường biển đã làm cho nhiều loài sinh vật biển giảm mạnh về số lượng, có loài đã tuyệt chủng cục bộ. Có đến 236 loài thuỷ sinh quý hiếm bị đe dọa ở cấp độ khác nhau, trong đó, có hơn 70 loài sinh vật biển đã bị liệt kê trong Sách Đỏ.
+ Nguồn lợi hải sản bị khai thác ngày càng cạn kiệt cả về số lượng lượng. Kích thước trung bình của cá và tính đa dạng loài cũng giảm đáng kể.
+ Tình trạng săn bắt và buôn bán động vật hoang dã, động vật quý hiếm diễn ra phức tạp
+ Nhiều loài động vật hoang dã, như: tê giác Java, bò xám, hổ, linh trưởng,.... đang đứng trước nguy cơ hoặc bên bờ tuyệt chủng
Câu 9:
20/07/2024Em hãy nêu thêm ví dụ về sự suy giảm đa dạng sinh học khác do tác động của phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay.
- Ví dụ về sự suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam:
+ Ví dụ 1: Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế, nếu như năm 1996, mới chỉ có 25 loài động vật của Việt Nam ở mức nguy cấp thì đến năm 2021, có khoảng 513 loài động vật và 290 loài thực vật của Việt Nam ghi danh trong sách Đỏ.
+ Ví dụ 2: Năm 2011, phân loài tê giác Việt Nam đã chính thức tuyệt chủng.
Câu 10:
18/07/2024Thông tin và hình ảnh trên cho thấy thực trạng biến đổi khí hậu đang tác động tiêu cực đến đời sống xã hội như thế nào?
- Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến đời sống xã hội qua hình ảnh và đoạn thông tin trên:
+ Biến đổi khí hậu làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sản xuất và xã hội của con người. Ví dụ: mưa bão gây ngập úng cục bộ, làm cây cối gãy đổ, ngập úng, đình trệ giao thông, đe dọa tính mạng và làm thiệt hại tài sản của con người.
+ Biến đổi khí hậu với sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng đã khiến cho diện tích đất liền bị suy giảm; đất đai ở các vùng ven biển, ven sông bị nhiễm mặn; nguy cơ thiếu nước ngọt để sinh hoạt và sản xuất,…
Câu 11:
20/07/2024Em hãy nêu những tác động khác của biến đổi khí hậu đến đời sống xã hội.
- Những tác động khác của biến đổi khí hậu:
+ Trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, biến đổi khí hậu khiến cho: diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp (do nước biển dâng); gia tăng thiên tai, dịch bệnh gây hại cho cây trồng, vật nuôi; tăng diện tích đất đai bị nhiễm mặn, hoang mạc hoá…
+ Trong lĩnh vực công nghiệp, biến đổi khí hậu khiến cho: chi phí đầu tư sản xuất gia tăng; công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm bị ảnh hưởng do nguồn nguyên liệu không ổn định; hoạt động sản xuất công nghiệp cũng bị ảnh hưởng do các thiên tai.
+ Trong lĩnh vực dịch vụ, biến đổi khí hậu làm tăng chi phí xây dựng, bảo trì hệ thống giao thông; giảm doanh thu từ các hoạt động du lịch,…
+ Đối với đời sống và sức khỏe con người, biến đổi khí hậu khiến cuộc sống của con người trở nên khắc nghiệt hơn; con người cũng thường xuyên phải đối mặt với các thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm.
Câu 12:
22/07/2024Em hãy cho biết việc gia tăng dân số cùng quá trình đô thị hoá đã gây sức ép dẫn đến những tác động tiêu cực đối với môi trường như thế nào.
- Sự gia tăng dân số và đô thị hóa đã dẫn đến việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên để phục vụ cho các nhu cầu của con người.
- Dân số gia tăng khiến cho: số lượng phương tiện giao thông cá nhân lưu hành cũng gia tăng tương ứng; nhiều phương tiện cũ, lạc hậu vẫn được sử dụng và thải vào môi trường lượng lớn bụi và khí thải. Hoạt động sinh hoạt hoạt thường nhật của con người cũng xả ra môi trường một lượng rác thải lớn.
- Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, khiến cho hệ sinh thái ở nhiều đô thị bị phá vỡ để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, ví dụ như: san lấp ao, hồ; giảm diện tích cây xanh, công viên để phục vụ phát triển hạ tầng đô thị. Bên cạnh đó, phát triển đô thị đồng nghĩa với việc tăng số lượng đường giao thông, các tòa nhà, các nhà máy, xí nghiệp,… từ đó làm giảm lưu thông không khí dẫn đến tích tụ các chất thải độc hại, gây tình trạng ô nhiễm môi trường.
Câu 13:
18/07/2024Những thông tin trên cho thấy trình độ công nghệ khai thác tài nguyên và xử lí chất thải thấp đã tác động đến môi trường nước ta như thế nào?
- Sự lạc hậu về công nghệ khai thác tài nguyên và xử lí chất thải đã dẫn đến việc gia tăng mức độ tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng, phát sinh nhiều chất thải hơn, từ đó gây sức ép, làm suy thoái và ô nhiễm đối với môi trường.
- Mặt khác, trong quá trình khai thác tài nguyên, việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị lạc hậu, sử dụng nguyên vật liệu không đạt chuẩn còn dẫn đến việc khai thác và sử dụng một cách lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Câu 14:
18/07/2024Em hãy nêu những tác động tiêu cực khác xuất phát từ trình độ công nghệ khai thác tài nguyên và xử lí chất thải.
- Một số tác động tiêu cực khác xuất phát từ trình độ công nghệ khai thác tài nguyên và xử lí chất thải:
+ Công nghệ xử lí rác thải lạc hậu có thể dẫn đến thảm họa môi trường, đặc biệt là ô nhiễm đất và ô nhiễm đại dương.
+ Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề có xu hướng gia tăng, nguyên nhân chính là do công nghệ sản xuất lạc hậu, lại chưa đầu tư đúng mức cho hoạt động xử lí chất thải. ô nhiễm môi trường ở các làng nghề hiện nay chủ yếu là ô nhiễm bụi, khí độc, hơi kim loại, mùi và tiếng ồn.
Câu 15:
22/07/2024Sự gia tăng nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đã tác động tiêu cực đến môi trường như thế nào? Em hãy kể thêm sự gia tăng những nhu cầu tiêu dùng khác có tác động tiêu cực đến môi trường.
- Sự gia tăng nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông cơ giới kéo theo gia tăng nhu cầu sử dụng các loại nhiên liệu như: xăng, dầu diesel, từ đó làm phát sinh nhiều chất gây ô nhiễm không khí, như: CO, chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), SO2, NO, bụi,…
- Ví dụ về sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng khác có tác động tiêu cực đến môi trường:
+ Ví dụ 1: gia tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần (như: đĩa nhựa, cốc nhựa, ống hút nhựa,…) khiến cho lượng rác thải ra môi trường lớn và đây cũng là những loại rác thải có thời gian phân hủy lâu, dẫn đến ô nhiễm môi trường.
+ Ví dụ 2: gia tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm may mặc, thời trang cũng làm gia tăng lượng chất thải xả ra môi trường.
Câu 16:
21/07/2024Những hình ảnh, thông tin trên cho thấy ý thức và việc làm của người dân đã tác động tiêu cực đến môi trường như thế nào? Em hãy nêu những tác động tiêu cực khác xuất phát từ ý thức và việc làm của người dân đến môi trường nước ta hiện nay.
- Môi trường sống ngày càng ô nhiễm một phần bởi ý thức của con người. Ví dụ:
+ Vứt rác thải bừa bãi.
+ Việc thu gom, phân loại, xử lí rác thải không đúng quy định.
+ Nhiều khu trang trại, khu chăn nuôi, khu công nghiệp xả trực tiếp nguồn nước thải không qua xử lí đổ ra ao, hồ, kênh, mương, sông,… khiến cho nguồn đất, nguồn nước và không khí bị ô nhiễm.
+ Việc sử dụng tràn lan hoá chất bảo vệ thực vật khiến cho sức khỏe của con người bị đe dọa; đồng thời làm ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước ngầm và nước mặt nơi sản xuất.
- Một số tác động tiêu cực khác xuất phát từ ý thức và việc làm của người dân đến môi trường nước ta:
+ Hoạt động chặt phá, đốt rừng để làm nương rẫy.
+ Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm từ động vật hoang dã (ví dụ: sừng tê giác, ngà voi, cao hổ,…) đã làm gia tăng các hoạt động săn bắt động vật hoang dã, động vật quý hiếm.
+ Hoạt động khai thác, đánh bắt thủy - hải sản mang tính tận diệt, như: dùng kích điện, dùng mìn, thuốc nổ hoặc hóa chất độc hại để khai thác,…
Câu 17:
18/07/2024Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?
a. Biến đổi khí hậu có nguyên nhân chủ yếu từ sự phát triển kinh tế ở các nước phát triển.
b. Những tài nguyên thiên nhiên con người khai thác, sử dụng theo năm tháng sẽ được thiên nhiên tái tạo.
c. Các nước chậm phát triển phải gánh chịu hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu.
- Ý kiến a) Đồng ý. Vì: mức độ phát thải lượng khí nhà kính của các nước phát triển là rất lớn. Theo thống kê, năm 2018, chỉ tính riêng các quốc gia: Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ, Liên bang Nga và các nước thuộc liên minh châu Âu, lượng khí nhà kính phát thải ra môi trường đã chiếm 53.3% lượng khí thải toàn thế giới.
- Ý kiến b) Không đồng tình. Vì: có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo được, ví dụ như: than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,…
- Ý kiến c) Đồng tình. Vì: biến đổi khí hậu gây ra nhiều tác hại nặng nề đối với nhân loại nói chung, tuy nhiên, ở các nước chậm phát triển, do sự hạn chế về trình độ nên việc thực hiện các biện pháp thích ứng và giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu chưa đem lại hiệu quả cao.
Câu 18:
18/07/2024Em hãy cho biết các hoạt động kinh tế dưới đây có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường tự nhiên. Vì sao?
a. Tăng cường bón phân, thâm canh, tăng năng suất cây trồng.
b. Siêu thị T thực hiện gói các sản phẩm rau quả bằng lá chuối và túi giấy tái chế.
c. Tập đoàn V quyết định thay các sản đổi chiến lược kinh doanh, chuyển từ sản xuất ô tô chạy bằng xăng sang ô tô chạy bằng điện.
d. Một số gia đình đã đầu tư lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời trên mái nhà.
- Hoạt động a) Tăng cường bón phân, thâm canh, tăng năng suất cây trồng.
=> Tác động:
+ Sử dụng các loại phân bón hữu cơ hoặc phân bón hóa học đúng liều lượng và tiêu chuẩn chất lượng sẽ góp phần cải tạo đất. Ngược lại, sử dụng phân bón hóa học quá liều lượng hoặc không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sẽ dẫn đến ô nhiễm đất.
+ Việc thâm canh mang lại nhiều sản phẩm hơn trong sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập cho nông dân nhưng việc thâm canh quá mức cũng để lại hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, như: ô nhiễm và thoái hóa đất.
- Hoạt động b) Siêu thị T thực hiện gói các sản phẩm rau quả bằng lá chuối và túi giấy tái chế.
=> Tác động: giảm lượng rác thải nhựa, túi ni-lông, góp phần bảo vệ môi trường.
- Hoạt động c) Tập đoàn V quyết định thay các sản đổi chiến lược kinh doanh, chuyển từ sản xuất ô tô chạy bằng xăng sang ô tô chạy bằng điện.
=> Tác động: góp phần giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ, khí đốt), giảm lượng khí thải độc hại ra môi trường và giảm hiệu ứng nhà kính toàn cầu.
- Hoạt động d) Một số gia đình đã đầu tư lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời trên mái nhà.
=> Tác động: góp phần giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch, giảm khí thải độc hại và giảm hiệu ứng nhà kính toàn cầu.
Câu 19:
19/07/2024Xác định nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm, suy thoái môi trường do tác động của phát triển kinh tế.
Gợi ý: Em hãy sử dụng sơ đồ tư duy để mô tả những tác nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khi xuất phát từ việc phát triển kinh tế.
Lời giải:
Câu 20:
21/07/2024Em hãy viết bài nói về nguyên nhân dẫn đến những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến tài nguyên rừng ở nước ta và những bài học rút ra.
(*) Bài viết tham khảo:
Rừng có vai trò to lớn đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Rừng là lá phổi xanh, là nơi cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Bên cạnh cung cấp những dưỡng khí như CO2, thải ra những chất độc hại, rừng còn có những tiềm năng lớn về giá trị du lịch, kinh tế... Ngoài ra, đây còn là nơi trú ẩn, sinh sống của rất nhiều loài sinh vật. Rừng giúp chống nguy cơ bị thiên tai như lũ lụt, hạn hán, hạn chế xói mòn đất.
Với vai trò vô cùng lớn của rừng, đáng ra chúng ta phải cùng chung tay để bảo vệ lá phổi xanh ấy. Nhưng hiện nay, thực trạng rừng bị tàn phá đang để lại một tình trạng chung đáng lo ngại đối với cuộc sống của con người. Con người ngày nay đã không tiếc tay tàn phá những khu rừng. Họ khai thác rừng bừa bãi, chặt phá rừng liên tục. Tình trạng khai thác rừng, chặt phá để lấy gỗ. Họ phục vụ những mục đích cá nhân như để mở rộng diện tích canh tác, làm nương, làm rẫy, thu lợi nhuận từ việc bán gỗ, động vật quý hiếm. Tất cả đều xuất phát từ nguyên nhân muốn vụ lợi cá nhân, tăng thêm thu nhập, làm ăn kinh tế cá nhân. Họ không biết rằng họ đang tự tay phá hủy đi chính cuộc sống của mình.
Tác hại có thể chưa thấy ngay trước mắt nhưng lâu ngày, sẽ trở thành vô cùng nghiêm trọng. Đầu tiên, việc phá hủy rừng là phá hủy đi những lợi ích lớn của nó. Ngoài việc mất đi nguồn không khí trong lành, việc phá rừng cũng khiến cho hậu quả của những thiên tai gây ra nặng nề hơn, làm cho cuộc sống người dân gặp phải vô vàn những khó khăn. Thêm vào đó, khi không có những tác nhân bảo vệ khỏi lũ lụt, tình trạng xói mòn đất cũng gia tăng. Bầu khí quyển vì thế mà cũng trở nên ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp, sức khỏe của con người. Không chỉ vậy, mất rừng là mất đi nơi trú ngụ của những sinh vật quý hiếm.
Đứng trước thực trạng đáng lo ngại của tình trạng phá hủy rừng, cùng với đó là những tác hại to lớn của hành động này, chúng ta cần có những suy nghĩ, hành động thiết thực. Trước hết, việc nhận thức của mỗi người là vô cùng quan trọng. Bản thân mỗi chúng ta cần nhận thức đúng, rõ về vai trò của rừng đối với cuộc sống mỗi con người. Chỉ khi nhận thức được điều ấy, chúng ta mới có những việc làm đúng đắn. Việc nhận thức cũng cần được tuyên truyền, phổ biến rộng khắp đối với mọi người để cùng nhau tạo nên những suy nghĩ tích cực. Sau đó là những việc làm thiết thực hơn như phê phán, tố cáo đối với những việc làm sai trái, phá hủy rừng. Việc tham gia, vào cuộc của chính quyền cũng như các cấp lãnh đạo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ rừng. Chúng ta cần ban hành những luật định cụ thể về những hành vi tàn phá rừng bừa bãi cũng như có những biện pháp bảo vệ cụ thể. Việc tuyên truyền qua những phương tiện thông tin đại chúng cũng góp phần quan trọng chung tay bảo vệ rừng.
Cuộc sống của chúng ta là do chúng ta quyết định. Việc bảo vệ rừng cũng là việc bạn đang bảo vệ cuộc sống của bản thân mình. Tôi làm được, và tôi tin bạn cũng thế. Hãy cùng nhau chung tay để bảo vệ rừng, bảo vệ lá phổi xanh, mẹ thiên nhiên của chúng ta!