Chuyên đề KTPL 11 Cánh diều Bài 7: Một số chế định của pháp luật dân sự: Hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
Chuyên đề KTPL 11 Cánh diều Bài 7: Một số chế định của pháp luật dân sự: Hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
-
50 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
18/07/2024Em hãy chia sẻ những điều em biết về hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự và quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật dân sự.
- Chia sẻ hiểu biết về hợp đồng dân sự:
+ Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự.
+ Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể.
+ Nội dung của hợp đồng do các bên thỏa thuận.
+ Khi thực hiện hợp đồng dân sự, các bên tham gia hợp đồng phải thực hiện đúng, đầy đủ các điều khoản đã thỏa thuận, kí kết.
- Chia sẻ hiểu biết về nghĩa vụ dân sự:
+ Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó: một hoặc nhiều chủ thể phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá; thực hiện công việc hoặc không thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác.
+ Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các căn cứ như: hợp đồng; hành vi pháp lý đơn phương; thực hiện công việc không có uỷ quyền; chiếm hữu sử dụng tài sản; được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật hoặc các căn cứ khác do pháp luật quy định.
+ Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, bảo lãnh, kí cược, tín chấp.
- Chia sẻ hiểu biết về quyền sở hữu trí tuệ:
+ Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ.
+ Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: quyền tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả; Quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Câu 2:
18/07/2024a) Theo em, hợp đồng dân sự là gì và giao kết dựa trên nguyên tắc nào? Hợp đồng dân sự có những hình thức gì?
b) Các trường hợp trên có phải hợp đồng dân sự không? Nếu là hợp đồng dân sự thì thuộc loại hợp đồng nào?
c) Hãy kể tên một số hợp đồng dân sự mà em biết.
♦ Yêu cầu a)
- Khái niệm: Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.
- Nguyên tắc giao kết:
+ Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội;
+ Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
- Hình thức: Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể (khi pháp luật không quy định đối với loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định).
♦ Yêu cầu b)
* Trường hợp 1:
- Thỏa thuận trông giúp xe máy giữa M và N là hợp đồng dân sự;
- Loại hợp đồng: hợp đồng gửi giữ tài sản không có đền bù.
- Giải thích:
+ Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công (Điều 554 Bộ luật Dân sự năm 2015)
+ Hợp đồng giữ tài sản có thể là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù:
▪ Nếu bên giữ tài sản không lấy tiền công thì hợp đồng gửi giữ là hợp đồng không có đền bù;
▪ Nếu bên gửi tài sản phải trả tiền công thì hợp đồng gửi giữ là hợp đồng có đền bù.
* Trường hợp 2:
- Hợp đồng giữa H và Công ty E là hợp đồng dân sự
- Loại hợp đồng: hợp đồng mua bán tài sản.
- Giải thích: Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán (Điều 430 Bộ luật Dân sự năm 2015)
* Trường hợp 3:
- Thỏa thuận về việc sửa chữa máy vi tính giữa chị A và anh B là hợp đồng dân sự
- Loại hợp đồng: hợp đồng dịch vụ
- Giải thích: Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ (Điều 513 Bộ luật Dân sự năm 2015).
♦ Yêu cầu c) Một số loại hợp đồng dân sự:
+ Hợp đồng mua bán tài sản;
+ Hợp đồng trao đổi tài sản;
+ Hợp đồng cho tặng tài sản;
+ Hợp đồng vay tài sản;
+ Hợp đồng thuê tài sản;
+ Hợp đồng thuê khoán tài sản;
+ Hợp đồng dịch vụ;
+ Hợp đồng vận chuyển hành khách và vận chuyển tài sản;
+ Hợp đồng gia công;
+ Hợp đồng gửi giữ tài sản;
+ Hợp đồng ủy quyền;
+ Hợp đồng bảo hiểm…
Câu 3:
18/07/2024Căn cứ vào thông tin, em hãy xác định:
a) Trường hợp 1, anh G sẽ phải thực hiện nghĩa vụ gì với chị P?
b) Trường hợp 2, các bên đã thỏa thuận và phát sinh quyền và nghĩa vụ gì?
c) Trường hợp 3, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nào được áp dụng? Biện pháp này có ý nghĩa như thế nào để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ giữa các bên?
♦ Yêu cầu a) Trong trường hợp 1, anh G sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ sau với chị P:
- Bồi thường thiệt hại về tài sản (chi phí sửa chữa chiếc xe) cho chị P.
- Bồi thường chi phí khám, chữa bệnh cho chị P.
♦ Yêu cầu b) Trong Trường hợp 2, giữa công ty trách nhiệm hữu hạn X và Công ty T đã thỏa thận về việc mua bán tài sản. Trong đó:
- Về phía Công ty trách nhiệm hữu hạn X (bên bán):
+ Có quyền: yêu cầu bên mua thanh toán đầy đủ theo giá cả mà hai bên đã thỏa thuận; yêu cầu bên mua bồi thường nếu vi phạm hợp đồng…
+ Có nghĩa vụ: giao tài sản đúng chủng loại, số lượng, chất lượng và đúng thời gian đã thỏa thuận; bồi thường thiệt hại cho bên mua (nếu vi phạm hợp đồng).
- Về phía công ty T (bên mua):
+ Có quyền: yêu cầu bên bán giao tài sản đúng chủng loại, số lượng, chất lượng và đúng thời gian hai bên đã thỏa thuận; yêu cầu bên bán bồi thường nếu vi phạm hợp đồng…
+ Có nghĩa vụ: nhận tài sản và thanh toán đầy đủ cho bên bán; bồi thường thiệt hại cho bên bán (nếu vi phạm hợp đồng).
♦ Yêu cầu c)
- Trong trường hợp 3, biện pháp đặt cọc được áp dụng.
- Ý nghĩa: biện pháp đặt cọc giúp các bên có ý thức và trách nhiệm hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ dân sự; đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra.
Câu 4:
18/07/2024a) Từ thông tin và trường hợp 1, anh E và anh I có quyền và nghĩa vụ gì khi là tác giả của tác phẩm?
b) Trong trường hợp 2, quyền nào bị xâm phạm?
c) Hãy kể tên một số quyền sở hữu trí tuệ mà em biết. Từ những trường hợp trên, em hãy nhận diện quyền sở hữu trí tuệ và những vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ.
d) Từ thông tin và trường hợp 3, em hiểu gì về chuyển giao công nghệ?
♦ Yêu cầu a) Phân tích trường hợp 1.
- Anh E là tác giả của tác phẩm X, nên anh E có các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm X. Cụ thể:
+ Quyền nhân thân, bao gồm: (1) Đặt tên cho tác phẩm; (2) Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; (3) Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; (4) Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
+ Quyền tài sản, bao gồm: a) Làm tác phẩm phái sinh; b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; c) Sao chép tác phẩm; d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
- Do anh E đã qua đời, nên những người thừa kế quyền tác giả của anh E được tiến hành các quyền tài sản thu lợi, và được bảo vệ tránh những hành vi xâm phạm quyền tác giả.
- Trường hợp anh I viết tiếp tác phẩm X dựa trên cốt truyện của anh E đồng nghĩa với việc anh I đã làm tác phẩm phái sinh từ tác phẩm X.
+ Căn cứ theo Khoản 3 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019), anh I có nghĩa vụ: xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho những người thừa kế quyền tác giả của anh E.
+ Anh I cũng có các quyền tác giả (bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản) đối với tác phẩm phái sinh do anh viết.
♦ Yêu cầu b) Trong trường hợp 2, quyền sở hữu công nghiệp của công ty cổ phần H đã bị công ty trách nhiệm hữu hạn M xâm phạm.
♦ Yêu cầu c)
- Một số quyền sở hữu trí tuệ:
+ Quyền tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả;
+ Quyền sở hữu công nghiệp;
+ Quyền đối với giống cây trồng.
- Nhận diện: Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các tài sản trí tuệ, bao gồm: quyền tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Trong đó:
+ Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Tác giả là cá nhân, là người trực tiếp sáng tạo toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Trong trường hợp hai hay nhiều người cùng sáng tạo ra một tác phẩm thì họ là đồng tác giả với các tác phẩm đó. Tác giả tự sáng tạo ra tác phẩm thì vừa là tác giả của tác phẩm, đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả. Chủ sở hữu quyền tác giả là người có quyền định đoạt quyền tài sản liên quan đến tác phẩm (quyền nhân thân luôn gắn với tác giả của tác phẩm).
+ Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mạng chương trình được mã hóa.
+ Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lí, bí mật kinh doanh do minh sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
+ Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
- Một số hành vi vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ:
+ Mạo danh tác giả của tác phẩm;
+ Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
+ Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
+ Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Trừ trường hợp: tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân; sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu.
+ Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị.
+ Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao.
+ Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
♦ Yêu cầu d) Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
Câu 5:
18/07/2024Em đồng tình hay không đồng tình với những hành vi nào sau đây? Vì sao?
A. Anh A hát bài hát của nhạc sĩ C, có xin phép và trả tiền bản quyền cho nhạc sĩ theo quy định của pháp luật hiện hành.
B. M cố tình không trả khoản tiền đã vay của H mặc dù hết thời hạn cam kết phải trả cho H.
C. Công ty M đăng kí thương hiệu của công ty mình tại cơ quan có thẩm quyền để bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ.
- Hành vi A. Đồng tình, vì: anh A đã tuân thủ đúng quy định của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ.
- Hành vi B. Không đồng tình, vì: hành vi của M đã vi phạm pháp luật dân sự.
- Hành vi C. Đồng tình. Vì: công ty M đã có hành vi tuân thủ đúng quy định về quyền sở hữu trí tuệ; mặt khác, việc đăng kí thương hiệu cũng giúp công ty M có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi xảy ra các sự cố phát sinh.
Câu 6:
18/07/2024Mỗi vi phạm pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ dưới đây thuộc nhóm nào? Lấy ví dụ minh hoạ.
a. Vi phạm pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh.
b. Vi phạm pháp luật về nhái nhãn hiệu nổi tiếng.
c. Vi phạm pháp luật về tên thương mại, tên doanh nghiệp.
d. Xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế.
e. Xâm phạm quyền sở hữu đối với giải pháp hữu ích.
g. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật khoa học.
h. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
i. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây phương hại đến danh dự uy tín của tác giả.
k. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác.
1. Mạo danh người biểu diễn, nhà sản xuất, bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
- Nhóm những hành vi vi phạm pháp luật về quyền tác giả:
+ (g) Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật khoa học.
+ (h) Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
+ (i) Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây phương hại đến danh dự uy tín của tác giả.
+ (k) Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác.
- Hành vi vi phạm pháp luật về quyền liên quan đến quyền tác giả:
+ (l) Mạo danh người biểu diễn, nhà sản xuất, bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
- Nhóm những hành vi vi phạm pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp:
+ (a) Vi phạm pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh.
+ (b) Vi phạm pháp luật về nhái nhãn hiệu nổi tiếng.
+ (c) Vi phạm pháp luật về tên thương mại, tên doanh nghiệp.
+ (d) Xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế.
+ (e) Xâm phạm quyền sở hữu đối với giải pháp hữu ích.
Câu 7:
18/07/2024L là một hoạ sĩ, G là một người khách đến xem tranh, rất thích một bức tranh trong xưởng vẽ của L. L và G đã thống nhất giá bán bức tranh là 2 triệu đồng, L sẽ hỗ trợ cho người giao tranh đến tận nhà cho G. Sau khi G trả đủ 2 triệu đồng cho L, ba ngày sau, L giao bức tranh cho G tại nhà G. Khi mở bức tranh ra xem, G thấy bức tranh bị nhoè mực. Hỏi ra mới biết H trên đường vận chuyển thì trời mưa nhưng H không dừng lại trú mưa. Vì vậy, G yêu cầu L bồi thường thiệt hại.
Theo em, các quan hệ dân sự phát sinh trong tình huống này là gì? L, G, H thực hiện những nghĩa vụ gì? Vì sao?
♦ Quan hệ dân sự phát sinh trong tình huống này là: quan hệ tài sản
♦ Nghĩa vụ của các bên:
(1) Nghĩa vụ của L và G trong hợp đồng mua bán tài sản (bức tranh):
- L có nghĩa vụ:
+ Giao bức tranh đúng chủng loại, chất lượng và thời gian cho G;
+ Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm các điều khoản đã thỏa thuận.
- G có nghĩa vụ:
+ Nhận bức tranh và thanh toán đầy đủ số tiền đã thỏa thuận;
+ Bồi thường thiệt hại cho L nếu vi phạm các điều khoản đã thỏa thuận.
(2) Nghĩa vụ của L và H trong hợp đồng vận chuyển tài sản:
- L có nghĩa vụ:
+ Thanh toán đầy đủ cước phí vận chuyển cho H theo đúng thời hạn và phương thức đã thỏa thuận.
+ Cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến tài sản vận chuyển để bảo đảm an toàn cho tài sản vận chuyển.
- H có nghĩa vụ:
+ Bảo đảm vận chuyển tài sản đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn;
+ Giao tài sản cho người có quyền nhận.
+ Bồi thường thiệt hại cho L trong trường hợp H để mất hoặc hư hỏng tài sản.
Câu 8:
18/07/2024C là chủ sở hữu chiếc điện thoại vừa mới được bán trên thị trường. B không đủ tiền mua nhưng rất thích chiếc điện thoại này nên mượn của C chiếc điện thoại để dùng trong một ngày. Khi đang gọi điện thoại thì bạn gái của B là E đến chơi. B nói đây là điện thoại của mình và tặng cho E chiếc điện thoại này. Sau đó, B nói với C là bị móc trộm điện thoại trên đường và hứa khi nào đủ tiền sẽ mua đền cho C chiếc điện thoại khác. Trong một lần đi sinh nhật, C nhận thấy chiếc điện thoại của mình do E đang sử dụng vì có một số đặc điểm của chiếc điện thoại chỉ mình C biết. Hai bên cãi vã to tiếng. Trong cơn nóng giận, E vứt thẳng chiếc điện thoại vào tường, điện thoại bị vỡ và hỏng nặng, không sử dụng được. C đã phát hiện ra sự thật và yêu cầu B phải mua đền cho mình chiếc điện thoại.
Theo em, hành vi nào đáng bị phê phán trong tình huống trên? B có nghĩa vụ gì trong tình huống này và E có phải chịu trách nhiệm cùng với B không? Tại sao?
- Hành đáng bị phê phán trong tình huống trên:
+ B mượn điện thoại của C nhưng không hoàn trả lại, mà tự ý tặng chiếc điện thoại đó cho E.
+ B nói dối C là chiếc điện thoại bị kẻ gian lấy cắp.
+ Khi phát hiện sự việc, E vứt chiếc điện thoại vào tường, khiến chiếc điện thoại bị hư hỏng nặng.
- Trong tình huống này, giữa B và C đã có giao kết hợp đồng mượn tài sản (dưới hình thức lời nói và hành vi cụ thể). Căn cứ theo Điều 496 Bộ luật Dân sự năm 2015, bạn B có các nghĩa vụ sau:
+ Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.
+ Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.
+ Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.
+ Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.
+ Phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.
- Bạn E không có nghĩa vụ phải bồi thường cùng với bạn B, vì:
+ Giữa B và E đã có giao kết hợp đồng tặng cho tài sản dưới hình thức lời nói và hành vi cụ thể).
+ Bạn E không biết chiếc điện thoại đó không thuộc sở hữu của bạn B.
Câu 9:
18/07/2024Xây dựng kế hoạch về một cuộc thi “Tìm hiểu quy định về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ” theo gợi ý sau:
- Lập kế hoạch, dự kiến thời gian;
- Tổ chức đăng kí tham gia,
- Xây dựng chương trình, thể lệ cuộc thi, hình thức trình bày,...
(*) Lưu ý: Học sinh/ nhóm học sinh tự thực hiện.