Chuyên đề KTPL 11 Cánh diều Bài 6: Khái niệm, các nguyên tắc của pháp luật dân sự
Chuyên đề KTPL 11 Cánh diều Bài 6: Khái niệm, các nguyên tắc của pháp luật dân sự
-
55 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
20/07/2024Em hãy nêu các quan hệ xã hội mà em tham gia trong cuộc sống hằng ngày. Theo em, trong các quan hệ xã hội đó quan hệ nào là quan hệ dân sự?
- Một số quan hệ xã hội mà em tham gia trong cuộc sống hằng ngày:
+ Quan hệ giữa em với người thân trong gia đình;
+ Quan hệ giữa em với bạn bè, thầy cô giáo và mọi người xung quanh
- Các quan hệ xã hội nêu trên đều thuộc quan hệ dân sự.
Câu 2:
18/07/2024Theo thông tin, em hãy cho biết trường hợp nào do pháp luật dân sự điều chỉnh?
- Pháp luật dân sự là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó.
=> Căn cứ theo khái niệm này, có thể thấy: các trường hợp 1, 2, 3, 4 đều do pháp luật dân sự điều chỉnh.
Câu 3:
18/07/2024Căn cứ vào thông tin, em hãy xác định:
- Trường hợp 1 anh H và Công ty xây dựng A đã có thỏa thuận gì? Công ty xây dựng A đã có hành vi sai phạm như thế nào về nghĩa vụ đã thỏa thuận?
- Trường hợp 2 và trường hợp 4, thỏa thuận của các bên có bình đẳng, tự do, tự nguyện và trung thực không?
- Trường hợp 3, hành vi của D đã sai phạm như thế nào?
♦ Yêu cầu số 1: phân tích trường hợp 1:
- Giữa anh H và Công ty xây dựng A đã có thỏa thuận: hoàn thành việc xây nhà trong vòng 06 tháng.
- Công ty A đã có hành vi vi phạm về thời hạn hoàn thành công việc (đã thỏa thuận với anh H). Cụ thể là: sau 6 tháng, ngôi nhà của anh H vẫn chưa được xây xong.
♦ Yêu cầu số 2:
- Trong trường hợp 2, thỏa thuận giữa anh A và anh B không tuân thủ theo nguyên tắc bình đẳng, tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận của pháp luật dân sự. Cụ thể: anh B đã nghiêm cấm anh A không được mở cửa sổ sang phía bên nhà mình (trong khi anh A không đồng ý); đồng thời, trong quá trình xây dựng, anh B đã nhiều lần đe dọa anh A.
- Trong trường hợp 4 thỏa thuận giữa anh A và anh B không tuân thủ theo nguyên tắc trung thực của pháp luật dân sự. Cụ thể: K đã cố tình che dấu, không thông báo cho G biết một số lỗi của chiếc ti vi.
♦ Yêu cầu số 3:
- D đã có hành vi vi phạm nguyên tắc bình đẳng, tự do, tự nguyện khi thỏa thuận với L. Điều này được thể hiện qua chi tiết:
+ D ép buộc L phải bán chiếc xe máy phân khối lớn (trong khi L không muốn bán).
+ D đã nhiều lần đe dọa sẽ đánh L nếu L không bán chiếc xe máy cho mình.
+ D ngang nhiên lấy xe của L để sử dụng mà không được sự đồng ý của L.
Câu 4:
22/07/2024Em hãy xác định quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong tình huống sau, giải thích vì sao.
Tình huống. Anh A và chị B đã đăng kí kết hôn với nhau. Sau khi kết hôn, hai người đã mua một căn hộ chung cư gần chỗ làm của chị B để thuận tiện cho việc đi làm. Sau một thời gian, hai anh chị đã có một bé gái và đặt tên là X. Đến một hôm, khi anh A đang trên đường đi làm thì bị một chiếc xe ô tô vượt đèn đỏ va vào xe của anh A làm cho anh A bị thương phải đi bệnh viện cấp cứu và xe bị hư hỏng nặng.
- Quan hệ tài sản:
+ Quan hệ giữa anh A và chị B (thông qua tài sản là căn hộ chung cư).
+ Quan hệ giữa anh A với chủ chiếc xe ô tô vượt đèn đỏ (thông qua tài sản là: chiếc xe của anh A bị hư hỏng do tai nạn).
- Quan hệ nhân thân:
+ Quan hệ giữa anh A với chị B (thông qua hôn nhân).
+ Quan hệ giữa anh A, chị B với bé X (thông qua huyết thống).
+ Quan hệ nhân thân giữa anh A với chủ chiếc xe ô tô vượt đèn đỏ (thông qua vấn đề: sức khỏe của anh A).
Câu 5:
18/07/2024Hành vi nào dưới đây là đúng, hành vi nào không đúng theo quy định pháp luật dân sự? Vì sao?
A. H làm hỏng tivi của nhà hàng xóm nhưng không bồi thường và mang tivi đi sửa lại.
B. Ca sĩ N sử dụng bài hát của tác giả nhưng không xin phép.
C. Vợ chồng thương yêu lẫn nhau, chia sẻ công việc, cùng nhau chăm sóc gia đình.
D. Con không chăm sóc, bất hiếu với bố mẹ.
E. Hai bên thỏa thuận mua bán hàng hoá nhưng một bên giao hàng chậm dẫn đến thiệt hại cho bên kia.
- Trường hợp A. Hành vi của anh H là không đúng theo quy định của pháp luật dân sự. Vì: theo quy định của pháp luật dân sự, anh H cần bồi thường thiệt hại cho hàng xóm đồng thời khôi phục lại tình trạng ban đầu của chiếc tivi.
- Trường hợp B. Hành vi của ca sĩ N không đúng theo quy định của pháp luật dân sự. Vì: ca sĩ N đã vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019).
- Trường hợp C. Hành vi “vợ chồng thương yêu lẫn nhau, chia sẻ công việc, cùng nhau chăm sóc gia đình” là tuân thủ đúng quy định của pháp luật dân sự - hành vi này đã được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
- Trường hợp D. Hành vi “con không chăm sóc, bất hiếu với bố mẹ” là không đúng theo quy định của pháp luật dân sự. Vì: đây là hành vi bị nghiêm cấm trong quan hệ về quyền và nghĩa vụ của con cái với cha mẹ (quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
- Trường hợp E. Hành vi “hai bên thỏa thuận mua bán hàng hoá nhưng một bên giao hàng chậm dẫn đến thiệt hại cho bên kia” là không đúng theo quy định của pháp luật dân sự.
Câu 6:
22/07/2024Em hãy cho biết nguyên tắc nào của pháp luật dân sự Việt Nam được bảo đảm cho các trường hợp dưới đây.
a. X và Y là hai vợ chồng, vợ và chồng bình đẳng với nhau, khi li hôn vợ, chồng đều được chia tài sản ngang nhau theo quy định của pháp luật.
b. C và D kí hợp đồng mua bán nhà theo thỏa thuận, C có trách nhiệm giao nhà đúng thời hạn, D có nghĩa vụ trả tiền theo thỏa thuận và có quyền được nhận nhà. Hai bên đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận.
c. P gây thiệt hại cho M do có hành vi lạng lách, đánh võng khi tham gia giao thông, P có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho M.
d. B là tác giả của bài hát và đăng kí quyền tác giả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc sử dụng bài hát phải được sự đồng ý của tác giả.
- Trường hợp a. Nguyên tắc: bình đẳng
- Trường hợp b. Nguyên tắc: Tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận
- Trường hợp c. Nguyên tắc: Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
- Trường hợp d. Nguyên tắc: Tôn trọng lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác;
Câu 7:
18/07/2024Y là học sinh trung học phổ thông hay chụp ảnh và đăng lên mạng xã hội. Một hôm, đang trong giờ học, Y lấy điện thoại chụp hình X ngồi phía sau đang ngủ gật và đăng lên mạng xã hội. X yêu cầu Y gỡ ảnh xuống nhưng Y không gỡ.
Em hãy nêu những việc cần làm để Y không vi phạm pháp luật dân sự.
- Những việc Y cần làm để không vi phạm pháp luật dân sự:
+ Gỡ ảnh và xóa bài viết có liên quan đến sự việc bạn X đang ngủ gật.
+ Xin lỗi bạn X.
Câu 8:
20/07/2024Hãy tự liên hệ bản thân về việc thực hiện các quan hệ dân sự trong cuộc sống (tích cực, vi phạm pháp luật dân sự,...).
(*) Tham khảo:
- Một số hành vi tuân thủ đúng pháp luật dân sự của bản thân em:
+ Kính trọng, lễ phép, yêu thương, quan tâm, giúp đỡ ông bà, cha mẹ.
+ Trả lại tiền và các tài sản đã mượn của người khác (ví dụ: xe đạp, sách,…) đúng thời hạn, đủ số lượng, nguyên vẹn về hình thức và chất lượng,…
+ Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín,… của mọi người xung quanh; không thực hiện các hành vi như: bình phẩm, miệt thị, xúc phạm, tung tin bịa đặt không đúng sự thật về người khác,…
- Một số hành vi vi phạm pháp luật dân sự của bản thân em:
+ Đăng ảnh người khác lên mạng xã hội facebook mà chưa hỏi ý kiến và chưa được sự đồng ý của người đó.
+ Sử dụng, biểu diễn một số bài hát mà chưa được sự đồng ý của tác giả.
Câu 9:
18/07/2024Em hãy xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện theo kế hoạch trong cuộc thi tuyên truyền về vai trò của pháp luật dân sự.
(*) Lưu ý: Học sinh/ nhóm học sinh tự thực hiện.