Chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ (1961-1965)
Chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ (1961-1965)
-
392 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là
Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là “dùng người Việt đánh người Việt”
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2:
23/07/2024Lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong việc thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là
Do âm mưu của Mĩ là “dùng người Việt đánh người Việt”nên lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong việc thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là quân đội Việt Nam Cộng hòa
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3:
23/07/2024Mục tiêu của kế hoạch Giônxơn – Mác Namara trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam (1961-1965) là gì?
Mục tiêu của kế hoạch Giônxơn – Mác Namara trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam (1961-1965) là bình định miền Nam có trọng điểm trong vòng 2 năm (1964 - 1965)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4:
23/07/2024Xương sống của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là
Xương sống của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là ấp chiến lược nhằm đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, ấp, tách dân ra khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình bình định miền Nam
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5:
23/07/2024Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được triển khai thông qua những kế hoạch nào?
Chiến lược “chiến tranh đặc biệt”(1961-1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được triển khai thông qua 2 kế hoạch là Xtalây- Taylo (bình định miền Nam trong vòng 18 tháng) và Giônxơn- Mác Namara (bình định miền Nam có trọng điểm trong 2 năm 1964-1965).Sau khi Tổng thống Kennơđi bị ám sát, phó tổng thống Giônxơn lên thay thế và đã thực hiện sự thay thế này
Đáp án cần chọn là: C
Xtalây- Taylo: Chỉ bao gồm một kế hoạch, thiếu kế hoạch Giônxơn - Mác Namara.
=> A Sai
Giôn xơn- Mác Namara: Chỉ bao gồm một kế hoạch, thiếu kế hoạch Xtalây - Taylor.
=> B Sai
Xtalây- Taylo và Giônxơn- Mác Namara:
- Kế hoạch Xtalây - Taylor (1961-1962): Mục tiêu là "bình định" miền Nam trong 18 tháng bằng các biện pháp quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa.
- Kế hoạch Giônxơn - Mác Namara (1964-1965): Mở rộng chiến tranh xâm lược, tăng cường quân Mỹ, mở rộng phạm vi đánh phá miền Bắc, thực hiện chiến lược "vùng trắng", "vùng đỏ".
Ngoài ra, hai kế hoạch này còn có một số điểm chung:
- Đều sử dụng "chiến tranh cục bộ" với sự tham gia trực tiếp của quân đội Mỹ.
- Đều thất bại trước sự kiên cường chống trả của quân dân Việt Nam.
=> Vậy C Đúng
Bên miệng hố chiến tranh: Đây là tên gọi một giai đoạn trong chiến tranh Việt Nam (1969-1975), không phải là tên một kế hoạch cụ thể.
=> D Sai
Chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ ở miền Nam Việt Nam được triển khai thông qua hai kế hoạch chính: Kế hoạch Xtalây - Taylor và Kế hoạch Giônxơn - Mác Namara. Cả hai kế hoạch này đều thất bại trước sự kiên cường chống trả của quân dân Việt Nam.
Câu 6:
23/07/2024“Một tấc không đi, một ly không rời” là khẩu hiệu đấu tranh của phong trào nào?
“Một tấc không đi, một ly không rời” là khẩu hiệu đấu tranh của phong trào phá ấp chiến lược, kiên quyết bám đất giữ làng của nhân dân miền Nam.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7:
23/07/2024Những thắng lợi của quân dân miền Nam trên mặt trận quân sự trong xuân - hè 1965 có tác động như thế nào đến chiến lược "Chiến tranh đặc biệt"?
Những thắng lợi của quân dân miền Nam trên mặt trận quân sự trong xuân- hè 1965 đã đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”của Mĩ
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8:
23/07/2024Vì sao Mĩ lại chuyển sang thực hiện Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam?
Từ cuối năm 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại, đế quốc Mĩ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9:
23/07/2024Bản chất của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là
Bản chất của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10:
23/07/2024Đâu không phải là nguyên nhân khiến sau chiến thắng Ấp Bắc (1963) một phong trào chống Mĩ lại dấy lên khắp miền Nam?
Ngày 2-1-1963, quân Giải phóng đã đẩy lui được cuộc càn quét của hơn 2000 quân Sài Gòn vào Ấp Bắc (Mĩ Tho). Chiến thắng Ấp Bắc đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam, đã bước đầu đánh bại các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của địch, đánh sụp lòng tin của quân đội Sài Gòn vào trang bị vũ khí hiện đại của Mĩ. Chiến thắng này cũng chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn. Sau trận Ấp Bắc, phong trào “thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công” dấy lên khắp miền Nam
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11:
23/07/2024Nguyên nhân chủ yếu khiến Mĩ phải “thay ngựa giữa dòng”, đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963 là
Sự phát triển của cách mạng miền Nam trong những năm 1961-1963 đã cho thấy sự non kém của chính quyền Sài Gòn trong việc ổn định tình hình. Do đó, để tiếp tục duy trì được sự thống trị của mình ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đã buộc phải “thay ngựa giữa dòng”,giật dây các tướng lĩnh tiến hành đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm tháng 11-1963.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12:
23/07/2024Sự phá sản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) đã có tác động như thế nào đến chiến lược toàn cầu của Mĩ?
Tiến hành chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961-1965), Mĩ âm mưu biến miền Nam Việt Nam làm nơi thí điểm một loại hình chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng trên thế giới của chiến lược toàn cầu. Sự thất bại của Mĩ trong chiến lược chiến tranh đặc biệt đồng thời đánh dấu sự sụp đổ của âm mưu này
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13:
23/07/2024Cuộc đấu tranh nào của các tín đồ Phật giáo đã làm chấn động toàn cầu, đẩy nhanh sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm?
Sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trên đường phố Sài Gòn (6-1963) đã làm chấn động toàn cầu, tạo ra tâm lý phẫn nộ trong quần chúng, khiến hàng loạt các cuộc biểu tình phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm. Do đó đẩy nhanh sự sụp đổ của chính quyền này
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14:
23/07/2024Đâu là tên gọi của một phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)?
Đội quân tóc dài là tên gọi của một phong trào đấu tranh của phụ nữ miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15:
23/07/2024Sự khác biệt cơ bản giữa các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp (1946-1954) với chiến lược “chiến tranh đặc biệt của Mĩ” (1961-1965) thực hiện ở Việt Nam là
Sự khác biệt cơ bản giữa các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp (1946-1954) với chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961-1965) thực hiện ở Việt Nam là lực lượng quân đội nòng cốt. Ở các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp, lực lượng quân viễn chính Pháp luôn giữ vai trò nòng cốt. Còn ở chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, quân đội Việt Nam Cộng hòa lại là lực lượng chính. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do sự khác biệt về tính chất chiến tranh - một bên là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ, còn một bên là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16:
19/08/2024Để tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam, Mỹ đã
Đáp án đúng là: A
Mỹ cần xây dựng một lực lượng quân sự đủ mạnh để thực hiện các hoạt động quân sự và chống lại sự gia tăng ảnh hưởng của Việt Cộng, đồng thời giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của quân đội Mỹ.
A đúng
- B sai vì chiến lược này chủ yếu dựa vào lực lượng quân đội Sài Gòn và các hoạt động quân sự nhẹ, trong khi việc đưa quân viễn chinh lớn là bước chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” sau đó, với sự can thiệp trực tiếp của quân đội Mỹ.
- C sai vì chiến lược này tập trung vào việc tăng cường quân đội Sài Gòn và sử dụng các biện pháp quân sự hạn chế trong miền Nam, trong khi mở rộng chiến tranh nhằm đối phó với ảnh hưởng của các lực lượng cộng sản trong khu vực rộng lớn hơn.
- D sai vì chiến lược này chủ yếu dựa vào việc tăng cường và hỗ trợ quân đội Sài Gòn, trong khi “tìm diệt” và “bình định” là các chiến thuật của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) với sự can thiệp quân sự trực tiếp của Mỹ.
Để thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965), Mĩ đã:
- Mĩ tăng cường viện trợ cho Diệm.
- Đưa vào miền Nam nhiều cố vấn quân sự.
- Tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn.
- Tiến hành dồn dân lập ấp chiến lược.
- Trang bị phương tiện kĩ thuật hiện đại.
- Sử dụng phổ biến các chiến thuật mới “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.
Câu 17:
23/07/2024Đề thi THPTQG-2021-mã đề 301
Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đã
Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đã tăng cường viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 18:
23/07/2024Đề thi THPTQG-2021-mã đề 304
Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đã
Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đã tăng thêm lực lượng cố vấn quân sự.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19:
23/07/2024Đề thi THPTQG-2021-mã đề 302
Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đã
Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đã tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 20:
23/07/2024Đề thi THPTQG-2021-mã đề 303
Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đã
Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đã tăng cường viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.
Đáp án cần chọn là: D
Có thể bạn quan tâm
- Bài tập phân tích sự kiện (425 lượt thi)
- Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (732 lượt thi)
- Phong trào cách mạng 1930 - 1935 (564 lượt thi)
- Phong trào dân chủ 1936 - 1939 (490 lượt thi)
- Thi Online Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 – 1945) (401 lượt thi)
- Tình hình Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám (459 lượt thi)
- Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 (1472 lượt thi)
- Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 (4346 lượt thi)
- Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 (580 lượt thi)
- Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 (509 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Các nước Đông Nam Á (566 lượt thi)
- Bài tập phân tích sự kiện (565 lượt thi)
- Ấn Độ (460 lượt thi)
- Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) (444 lượt thi)
- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 (430 lượt thi)
- Nhật Bản (361 lượt thi)
- Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991 – 2000) (360 lượt thi)
- Các nước Đông Bắc Á (358 lượt thi)
- Các nước Mĩ Latinh (349 lượt thi)
- Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh (340 lượt thi)