Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
-
33295 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Kết quả lớn nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 là:
- Kế hoạch Nava được chia làm 2 bước:
+ Bước thứ nhất: Trong thu - đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương, giành lấy nguồn nhân lực, vật lực; xóa bỏ vùng tự do Liên khu V, đồng thời ra sức mở rộng ngụy quân, tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh.
+ Bước thứ hai: Từ thu - đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta đàm phán với những điều kiện có lợi cho chúng nhằm kết thúc chiến tranh.
- Đáp án A loại vì trong âm mưu của Pháp không có nội dung bình định, mở rộng địa bàn chiếm đóng.
- Đáp án B loại vì cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 – 1954 mới chỉ làm thất bại bước đầu kế hoạch Nava chứ chưa làm thất bại hoàn toàn âm mưu kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng của Pháp.
- Đáp án D loại vì chiến thắng Việt Bắc năm 1947 làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
- Đáp án C đùng vì cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 – 1954 mới chỉ làm thất bại bước đầu kế hoạch Nava, đến chiến thắng Điện Biên Phủ thì kế hoạch Nava hoàn toàn bị phá sản.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2:
22/07/2024Đảng Lao động Việt Nam đề ra phương hướng chiến lược của quân dân ta trong đông xuân 1953-1954 nhằm mục đích
Đáp án đúng: D
- Bảo vệ cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của ta ở Việt Bắc: Đây là một mục tiêu quan trọng, nhưng không phải là phương hướng chiến lược chủ yếu trong đông xuân 1953-1954.
vậy A sai
- Phá thế bao vây cả trong lẫn ngoài của địch đối với Việt Bắc: Phá thế bao vây là một trong những mục tiêu chiến lược, nhưng không phải là mục tiêu chủ yếu của phương hướng chiến lược trong giai đoạn này.
vậy B sai
- Tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của Pháp và Mỹ ở Đông Dương: Mục tiêu này trở thành cụ thể hơn trong chiến dịch Điện Biên Phủ, nhưng không phải là mục đích chủ yếu của toàn bộ phương hướng chiến lược trong đông xuân 1953-1954.
vậy C sai
- Phân tán lực lượng cơ động chiến lược của Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ: Mục đích chủ yếu của phương hướng chiến lược trong đông xuân 1953-1954 là nhằm phân tán lực lượng cơ động chiến lược của Pháp. Bằng cách này, quân đội Việt Nam có thể làm suy yếu khả năng tập trung quân lực của Pháp tại các điểm quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các chiến dịch tấn công.
vậy D đúng
vậy đáp đúng là D
Câu 3:
22/07/2024Trong Đông Xuân (1953 - 1954), Pháp phải tăng cường lực lượng cho Plâyku sau khi quân đội Việt Nam dân chủ cộng hòa giải phóng nơi nào dưới đây?
đáp án đúng là :B
Phú Yên:
- Phú Yên nằm xa Pleiku và không có mối liên hệ quân sự trực tiếp với khu vực này.
- Việc giải phóng Phú Yên không ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí của Pleiku.
Vậy A sai
Kom Tum :
- Kon Tum nằm gần Pleiku và có mối liên hệ quân sự trực tiếp với khu vực này.
- Việc giải phóng Kon Tum tạo nên mối đe dọa trực tiếp đến Pleiku, buộc Pháp phải tăng cường lực lượng để bảo vệ căn cứ này
Vậy B đúng
Buôn Ma Thuột:
- Buôn Ma Thuột nằm ở tỉnh Đắk Lắk, cách Pleiku khá xa.
- Việc giải phóng Buôn Ma Thuột diễn ra sau khi Pháp đã tăng cường lực lượng cho Pleiku (tháng 3 năm 1954)
Vậy C sai
Bình Định:
- Bình Định nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, cách Pleiku rất xa.
- Việc giải phóng Bình Định không ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình quân sự ở Tây Nguyên.
Vậy D sai
Đáp án cần chọn là: B
Thông tin thêm:
- Chiến dịch Tây Nguyên (1953 - 1954) là một chiến dịch quân sự quan trọng của quân đội Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp, góp phần quan trọng vào việc giải phóng Tây Nguyên và tạo điều kiện cho chiến thắng Điện Biên Phủ.
- Pleiku là một căn cứ quân sự quan trọng của Pháp ở Tây Nguyên.
Câu 4:
22/07/2024Chiến thắng nào trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) có ý nghĩa làm xoay chuyển cục diện chiến trường Đông Dương?
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ra giành thắng lợi.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5:
22/07/2024Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho bốn liệt sĩ trong chiến dịch Điện Biên Phủ là
Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhâ dân cho bốn liệt sĩ: Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót và Trần Can.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6:
22/07/2024Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho bốn liệt sĩ trong chiến dịch Điện Biên Phủ là
Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhâ dân cho bốn liệt sĩ: Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót và Trần Can.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7:
23/07/2024Nhận xét nào sau đây là sai về chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 ?
- Đáp án A chọn vì chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của ta chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- Đáp án B loại vì cả 2 bên có sự chuẩn bị chu đáo.
- Đáp án C loại vì cả 2 bên huy động lực lượng lớn vào chiến dịch này.
- Đáp án D loại vì chiến dịch Điện Biên Phủ có tác động quyết định đến mặt trận ngoại giao.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8:
22/07/2024Mật danh của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là
Đáp án đúng là : D
Hoàng Hoa Thám: Hoàng Hoa Thám là thủ lĩnh của phong trào Yên Thái (1908 - 1913) chống lại thực dân Pháp. Việc sử dụng tên của ông làm mật danh cho chiến dịch Điện Biên Phủ không phù hợp với bối cảnh lịch sử và mục tiêu của chiến dịch.
vậy A SAI
Quang Trung: Quang Trung là vị anh hùng dân tộc, người đã lãnh đạo phong trào Tây Sơn đánh bại quân Thanh xâm lược vào thế kỷ 18. Việc sử dụng tên của ông làm mật danh cho chiến dịch Điện Biên Phủ cũng không phù hợp với bối cảnh lịch sử và mục tiêu của chiến dịch.
vậy B SAI
Lê Hồng Phong: Lê Hồng Phong là một nhà cách mạng Việt Nam, từng giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam. Tuy nhiên, ông không trực tiếp tham gia vào chiến dịch Điện Biên Phủ. Do đó, việc sử dụng tên của ông làm mật danh cho chiến dịch là không phù hợp.
vậy C SAI
Trần Đình : Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 được đặt mật danh là Trần Đình để giữ bí mật về mục tiêu và quy mô của chiến dịch. Mật danh này được lấy theo tên của một thôn nhỏ thuộc xã Mường Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu (nay là thành phố Điện Biên Phủ).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9:
23/07/2024Đâu không phải là nguyên nhân để Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc” trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
Đáp án đúng: D
- Bộ đội chủ lực Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong đánh công kiên: Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay đổi chiến thuật. Bộ đội cần có thời gian để chuẩn bị kỹ lưỡng và học hỏi thêm kinh nghiệm trong việc công phá các cứ điểm kiên cố.
Vậy A sai
- Pháo binh và bộ binh thiếu kinh nghiệm trong đánh hợp đồng binh chủng: Việc phối hợp giữa pháo binh và bộ binh trong các trận đánh lớn cũng là một thách thức, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thực hành.
Vậy B sai
- Ưu thế về quân số và vũ khí của thực dân Pháp: Thực dân Pháp có ưu thế về trang bị và quân số, điều này khiến việc áp dụng chiến thuật “đánh nhanh, thắng nhanh” trở nên rủi ro cao và khó thành công. Vì vậy, chiến thuật “đánh chắc, tiến chắc” giúp giảm thiểu tổn thất và tăng cơ hội chiến thắng.
Vậy C sai
- Hậu phương khó có thể huy động được sự chi viện lớn trong thời gian ngắn :Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc” vì bộ đội chủ lực Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong đánh công kiên với các công sự cứ nằm liên hoàn trong một cứ điểm lớn. Điện Biên Phủ là một trận đánh hợp đồng binh chủng nhưng bộ binh và pháo binh còn chưa qua luyện tập. Trong khi đó, thực dân Pháp lại liên tục tăng cường lực lượng và vũ khí kĩ thuật cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ nên ta không thể giành thắng lợi nhanh chóng.
Vậy D đúng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10:
22/07/2024Những câu thơ sau gợi cho anh (chị) nhớ đến chiến thắng lịch sử nào của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)?
“Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt Máu trộn bùn non Gan không núng Chí không mòn!”
Đáp án đúng là : D
Chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947: Đây là một chiến dịch quan trọng, nhưng không kéo dài 56 ngày đêm và không có những đặc điểm cụ thể như trong câu thơ.
Vậy A sai
Chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950: Chiến dịch này cũng là một chiến thắng lớn, nhưng không có liên hệ trực tiếp với những chi tiết như "khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt".
Vậy B sai
Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954: Đây là một giai đoạn chiến lược quan trọng dẫn đến chiến dịch Điện Biên Phủ, nhưng những câu thơ trên mô tả cụ thể những khó khăn và gian khổ trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Vậy C sai
Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 : Những câu thơ trên muốn nhắc đến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. Đây đoạn trích trong bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” được Tố Hữu viết vào tháng 5-1954.
Vậy D đúng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11:
23/07/2024Phương châm tác chiến của Bộ chính trị Trung ương Đảng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là
Đáp án đúng: A
Đánh chắc, tiến chắc: Phương châm tác chiến của Bộ Chính trị Trung ương Đảng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là "đánh chắc, tiến chắc". Quyết định này được đưa ra sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận thấy rằng phương án "đánh nhanh, thắng nhanh" có nhiều rủi ro và bộ đội cần có thời gian để chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo sự thành công của chiến dịch.
vậy A đúng
Đánh nhanh, thắng nhanh: Ban đầu, kế hoạch là "đánh nhanh, thắng nhanh", nhưng sau khi đánh giá tình hình thực tế, phương châm này đã bị thay đổi thành "đánh chắc, tiến chắc".
vậy B sai
Đánh lâu dài: Chiến dịch Điện Biên Phủ không được định hướng theo phương châm "đánh lâu dài". Mục tiêu là giành chiến thắng quyết định trong một khoảng thời gian ngắn nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thận trọng.
vậy C sai
Kết hợp giữa đánh và đàm: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, trọng tâm là các hoạt động quân sự với phương châm "đánh chắc, tiến chắc". Mặc dù các hoạt động đàm phán cũng diễn ra, nhưng không phải là phương châm tác chiến chính.
vậy D sai
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12:
22/07/2024Trong cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954, quân đội và nhân dân Việt Nam thực hiện kế sách gì để đối phó với kế hoạch Nava?
Đáp án đúng: D
Lừa địch để đánh địch: Mặc dù đây cũng là một chiến thuật quân sự, nhưng không phải là chiến lược chủ yếu được sử dụng trong cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 để đối phó với kế hoạch Nava.
Vậy A sai
Đánh điểm, diệt viện: Chiến thuật này nhằm tập trung tấn công vào các cứ điểm mạnh của địch và tiêu diệt lực lượng viện binh, nhưng không phải là kế sách chủ yếu trong chiến lược đối phó với kế hoạch Nava.
Vậy B sai
Đánh vận động và công kiên: Đây là các hình thức chiến đấu cụ thể, nhưng không phản ánh rõ ràng kế sách "điều địch để đánh địch" mà quân đội và nhân dân Việt Nam đã sử dụng để đối phó với kế hoạch Nava.
Vậy C sai
Điều địch để đánh địch : Trong cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954, quân đội và nhân dân Việt Nam thực hiện kế sách điều địch để đánh địch để đối phó với kế hoạch Nava. Các cuộc tiến công này buộc Pháp phải điều quân từ Đồng Bằng Bắc Bộ sang 4 nơi tập trung quân nữa. Trên thực tế, kế hoạch Nava của Pháp bước đầu bị phá sản, tạo thuận lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13:
21/07/2024Điểm tương đồng về mục tiêu mở các chiến dịch trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của quân và dân Việt Nam là
Các chiến dịch của quân đội và nhân dân Việt Nam trong giai đoạn 1945 – 1954 bao gồm: Chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947); Chiến dịch biên giới (1950); Các chiến dịch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ (cuối 1950 đến giữa 1951); Chiến dịch Hòa Bình đông – xuân (1951 – 1952); Chiến dịch Tây Bắc thu – đông (1952); Chiến dịch Thượng Lào xuân – hè năm 1953; Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Trong đó, mỗi chiến dịch có mục đích chính khác nhau:
- Chiến dịch Việt Bắc nhằm đánh bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
- Chiến dịch Biên giới nhằm củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc. Từ chiến dịch này, âm mưu của Pháp là “đánh lâu dài”.
- Các chiến dịch còn lại nhằm hỗ trợ cho chiến tranh du kích trong vùng tạm chiếm.
Tuy nhiên, mục đích chung nhất của các chiến dịch này là tiêu diệt một bộ phận sinh lực của thực dân Pháp.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14:
22/07/2024Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, Biên giới thu - đông năm 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 là có sự kết hợp giữa
Đáp án đúng là :B
Đánh điểm, diệt viện và đánh vận động: Đây là các hình thức chiến thuật cụ thể được sử dụng trong chiến tranh, không phải là điểm chung về hoạt động quân sự trong các chiến dịch trên.
Vậy A sai
Chiến trường chính và vùng sau lưng địch :Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, Biên giới thu - đông năm 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954 là có sự kết hợp giữa chiến trường chính và vùng sau lưng địch để hạn chế sự chi viện của thực dân Pháp cho chiến trường chính.
Vậy B đúng
Tiến công quân sự và nổi dậy của nhân dân: Mặc dù cả hai yếu tố này đều đóng vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng sự kết hợp giữa chiến trường chính và vùng sau lưng địch mới là điểm chung về hoạt động quân sự trong các chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, Biên giới thu - đông năm 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954.
Vậy C sai
Bao vây, đánh lấn và đánh công kiên: Đây là các hình thức chiến thuật cụ thể được sử dụng trong chiến tranh, không phải là điểm chung về hoạt động quân sự trong các chiến dịch trên.
Vậy D sai
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15:
21/07/2024Đâu không phải là luận điểm để chứng minh Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến lược của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?
Trận quyết chiến chiến lược là một trận đánh tập trung những nỗ lực cao nhất của các bên tham chiến. Kết quả của trận đánh sẽ quyết định chiều hướng cuộc chiến tranh. Pháp- Mĩ đã tập trung mọi nỗ lực để xây dựng Điện Biên Phủ trở thành tập đoàn cứ điêm mạnh nhất Đông Dương. Còn về phía Việt Nam đã huy động đến mức cao nhất sức người, sức của. Đây là trận đánh ác liệt nhất, các bên tham chiến giằng co quyết liệt từng vị trí. Thắng lợi ở Điện Biên Phủ đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của kẻ thù, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện cho cuộc đấ tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16:
22/07/2024Điểm yếu cơ bản của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ do Pháp - Mĩ xây dựng là
Đáp án đúng: A
Nằm cô lập giữa vùng rừng núi Tây Bắc: Điểm yếu cơ bản của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là vị trí địa lý cô lập. Nằm giữa vùng rừng núi Tây Bắc, việc tiếp tế và hỗ trợ từ bên ngoài gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh thời tiết khắc nghiệt và hệ thống giao thông còn hạn chế.
A đúng
-Thiếu thốn về trang thiết bị kỹ thuật: Quân Pháp tại Điện Biên Phủ được trang bị khá tốt về trang thiết bị kỹ thuật, bao gồm cả pháo binh và không quân hỗ trợ. Tuy nhiên, việc sử dụng trang thiết bị này không đạt hiệu quả cao do nhiều yếu tố khác nhau, nhưng không thể coi đây là điểm yếu cơ bản.
B sai
- Cách xa hậu phương của quân Pháp: Mặc dù đúng là Điện Biên Phủ cách xa hậu phương của quân Pháp, điều này không phải là điểm yếu cơ bản. Điểm yếu cơ bản nằm ở vị trí địa lý cô lập, dẫn đến khó khăn trong việc tiếp tế và vận chuyển
C sai
- Là vùng rừng núi nên khó cơ động lực lượng: Quân đội Việt Minh cũng gặp khó khăn trong việc cơ động lực lượng tại vùng rừng núi. Tuy nhiên, họ đã tận dụng địa hình để thực hiện chiến thuật bao vây và cô lập quân Pháp. Do đó, điểm yếu cơ bản của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ không phải nằm ở khó khăn trong cơ động lực lượng mà ở sự cô lập địa lý.
D sai
Vì vậy chọn đáp án A
Câu 17:
22/07/2024Phương châm tác chiến của ta trong Đông - xuân 1953 -1954 là gì?
Phương châm chiến lược của ta trong Đông - Xuân 1953 -1954 là “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh chắc thắng”.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 18:
23/07/2024Cuộc tiến công chiến lược Đông - xuân 1953 - 1954 đã khoét sâu vào điểm yếu nào của kế hoạch Nava?
Đáp án đúng là : A
Mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng :Kế hoạch Nava của thực dân Pháp trong giai đoạn này chủ trương sử dụng lực lượng quân đội để thực hiện một cuộc phản công lớn nhằm tiêu diệt lực lượng của Việt Minh, nhưng cũng cần phân tán lực lượng để bảo vệ các khu vực khác và các tuyến giao thông quan trọng. Cuộc tiến công Đông - Xuân đã khai thác và làm sâu sắc thêm sự mâu thuẫn này, khiến cho Pháp phải phân tán lực lượng và không đủ sức chống đỡ cuộc tấn công mạnh mẽ của quân đội Việt Minh, dẫn đến việc thất bại cuối cùng ở Điện Biên Phủ.
vậy A đúng
Tính phi nghĩa của cuộc chiến tranh Đông Dương của thực dân Pháp: Dù tính phi nghĩa của cuộc chiến tranh Đông Dương có ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần của quân đội và nhân dân Pháp, nhưng không phải là điểm yếu cụ thể trong kế hoạch Nava mà cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân đã khai thác. Điểm yếu chủ yếu của kế hoạch Nava nằm ở sự mâu thuẫn trong chiến lược quân sự.
vậy B sai
Không thể tăng thêm quân số để xây dựng lực lượng mạnh: Trong giai đoạn này, thực dân Pháp vẫn có khả năng tăng cường quân số, nhưng vấn đề chính là cách thức triển khai và phân bổ lực lượng. Kế hoạch Nava đã yêu cầu phân tán lực lượng để bảo vệ nhiều khu vực, dẫn đến sự phân tán và yếu kém trong khả năng phản ứng trước cuộc tấn công mạnh mẽ của quân đội Việt Minh.
vậy C sai
Thời gian để xây dựng lực lượng, chuyển bại thành thắng quá ngắn (18 tháng): Mặc dù thời gian 18 tháng là một khoảng thời gian không dài để thực hiện một sự chuyển biến lớn trong tình hình chiến tranh, nhưng điểm yếu chính của kế hoạch Nava không chỉ là thời gian mà là mâu thuẫn trong việc tập trung và phân tán lực lượng. Thời gian ngắn có thể là một yếu tố, nhưng nó không phải là điểm yếu chủ yếu mà cuộc tiến công Đông - Xuân khai thác
vậy D sai
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19:
22/07/2024Nguyên nhân chủ yếu để Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954?
Đáp án đúng: D
- Để tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch: Mục tiêu tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch cũng là một phần của chiến dịch, nhưng không phải là nguyên nhân chủ yếu. Mục tiêu lớn hơn và quan trọng hơn là phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp.
Vậy A sai
- Để giải phóng vùng Tây Bắc: Việc giải phóng vùng Tây Bắc là một trong những kết quả của chiến dịch, nhưng không phải là nguyên nhân chủ yếu để quyết định mở chiến dịch.
Vậy B sai
Tạo điều kiện để giải phóng Bắc Lào: Mục tiêu này có thể là một phần trong chiến lược dài hạn, nhưng không phải là nguyên nhân chủ yếu cho quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là phá sản kế hoạch Nava.
Vậy C sai
- Để làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava: Kế hoạch Nava (Navarre Plan) là một chiến lược quân sự của Pháp nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường Đông Dương. Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm phá hủy hoàn toàn kế hoạch này, tạo bước ngoặt quyết định cho cuộc kháng chiến chống Pháp.
Vậy D đúng
Vì vậy đáp án đúng là D
Câu 20:
22/07/2024Sự thay đổi chiến lược đột ngột của kế hoạch Nava được đánh dấu bằng hoạt động nào?
đáp án đúng là : D
Tăng cường lực lượng cho căn cứ Xênô: Việc tăng cường lực lượng cho căn cứ Xênô là một phần trong các hoạt động quân sự của Pháp, nhưng không phải là dấu hiệu chính của sự thay đổi chiến lược đột ngột trong kế hoạch Nava.
vậy A sai
Tăng cường lực lượng cho căn cứ Luông Phabang: Tương tự, việc tăng cường lực lượng cho căn cứ Luông Phabang cũng là một hoạt động quân sự quan trọng nhưng không phản ánh sự thay đổi chiến lược đột ngột của kế hoạch Nava.
vậy B sai
Tăng cường lực lượng cho căn cứ Plâyku: Mặc dù Plâyku là một căn cứ quan trọng, việc tăng cường lực lượng tại đây không phải là điểm mấu chốt của sự thay đổi chiến lược trong kế hoạch Nava.
vậy C sai
Tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương :Khi kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản, Nava đã tập trung mọi nỗ lực xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Như vậy từ chỗ không nằm trong kế hoạch Nava, Điện Biên Phủ trở thành trung tâm của kế hoạch.
vậy D đúng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 21:
21/07/2024Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 là
Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 là làm đảo lộn kế hoạch Nava (muốn tập trung nhưng phải phân tán, muốn tiến công nhưng lại bị tiến công), khiến nó bước đầu bị phá sản.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 22:
21/07/2024Đâu không phải là ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954?
Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 không phải làm phá sản bước đầu kế hoạch Nava mà là làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 23:
23/07/2024Từ cuối 1953 đến đầu 1954, khối cơ động chiến lược của quân Pháp đã bị phân tán ra những vị trí nào?
Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 khiến cho khối cơ động chiến lược của Nava bị phân tán ra 5 vị trí: đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông-pha-băng, Plâyku.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 24:
23/07/2024Nơi tập trung lực lượng mạnh nhất của thực dân Pháp theo dự tính ban đầu trong kế hoạch Nava là
Để thực hiện kế hoạch tiến công chiến lược, từ thu- đông 1953, Nava tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn quân cơ động trong tổng số 84 tiểu đoàn trên toàn Đông Dương.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 25:
21/07/2024Tháng 9 - 1953, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp và xác định phương hướng chiến lược của ta trong đông xuân 1953 - 1954 là
Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp và xác định phương hướng chiến lược của ta trong đông xuân 1953-1954 là “tập trung lực lượng, mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ, do phải phân tán lực lượng mà tạo ra cho ta những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng”.
Đáp án cần chọn là: C
Có thể bạn quan tâm
- Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 (33294 lượt thi)
- Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947-Chiến dịch Biên giới năm 1950 (736 lượt thi)
- Bài tập phân tích sự kiện lịch sử Việt Nam (419 lượt thi)
- Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 (420 lượt thi)
- Phong trào cách mạng 1930 - 1935 (485 lượt thi)
- Phong trào cách mạng 1936 - 1939 (673 lượt thi)
- Phong trào cách mạng 1939 - 1945 (521 lượt thi)
- Cách mạng tháng Tám năm 1945 (1945 lượt thi)
- Tình hình Việt Nam sau cách mạng tháng Tám (452 lượt thi)
- Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 (6223 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 (3847 lượt thi)
- Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (503 lượt thi)
- Liên minh châu Âu (EU) (492 lượt thi)
- Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến (479 lượt thi)
- Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (454 lượt thi)
- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) (419 lượt thi)
- Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh (414 lượt thi)
- Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh (406 lượt thi)
- Nước Mĩ (402 lượt thi)
- Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991 – 2000) (386 lượt thi)