Bài tập Ứng dụng trên môi trường số. Nghĩa vụ tôn trọng bản quyền có đáp án
Bài tập Ứng dụng trên môi trường số. Nghĩa vụ tôn trọng bản quyền có đáp án
-
107 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
13/07/2024Trong cuộc sống, ai cũng có thể có những xung đột lợi ích với cộng đồng và đôi khi có những hành vi đi ngược lại lợi ích chung. Pháp luật quy định rõ những hành vi nào là vi phạm pháp luật mà Nhà nước sẽ cưỡng chế. Những hành vi khác không phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng hay xã hội sẽ được coi là thuộc hành vi vi phạm đạo đức.
Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà con người phải tự giác thực hiện cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội. Dư luận xã hội và giáo dục là các biện pháp điều chỉnh đạo đức.
Theo em, những vấn đề về đạo đức và pháp luật nảy sinh khi giao tiếp trên mạng đã và đang trở thành phổ biến là gì?
Những vấn đề về đạo đức và pháp luật nảy sinh khi giao tiếp trên mạng đã và đang trở thành phổ biến là:
- Trên mạng tràn lan thông tin xấu, độc hại, ảnh hưởng tới nếp sống văn hoá
- Có xu hướng nghiện mạng xã hội, mất quá nhiều thời gian cho việc lên mạng xã hội
- Bị cận thị, trầm cảm, ảnh hưởng đến sức khỏe
- Chạy theo lối sống ảo, làm giảm tương tác trực tiếp giữa người với người
- Có nguy cơ bị lộ thông tin cá nhân, bị lừa đảo về kinh tế
Câu 2:
13/07/2024Hành vi vi phạm pháp luật hay đạo đức?
Xem xét tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Do mâu thuẫn ở một diễn đàn trên mạng, một nhóm nữ sinh đánh một bạn nữ khác. Các bạn xung quanh đã không can ngăn mà còn quay phim rồi đưa lên mạng xã hội. Do có nhiều bình luận thiếu thiện ý trên mạng xã hội dẫn đến xấu hổ với bạn bè, nạn nhân đã bỏ nhà ra đi không để lại lời nhắn.
Câu hỏi:
1. Trong tình huống trên, hành vi nào vi phạm pháp luật, hành vi nào vi phạm đạo đức?
2. Theo em, yếu tố nào của Internet đã khiến sự việc trở nên trầm trọng?
1.
- Hành vi vi phạm đạo đức: Đánh bạn, đưa video lên mạng gián tiếp cổ vũ bạo lực học đường, bình luận thiếu thiện ý
- Hành vi vi phạm pháp luật: Đánh bạn nếu đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (16 tuổi trở nên) và gây thương tích nặng.
2. Yếu tố khiến sự việc trầm trọng: đưa video lên mạng và những lời bình luận thiếu thiện ý.
Câu 3:
19/07/2024Em hãy lấy ví dụ về các vấn đề tiêu cực có thể nảy sinh khi tham gia các hoạt động sau trên mạng.
a) Tranh luận trên facebook
b) Gửi thư điện tử
a) Tranh luận trên facebook: thiếu văn hoá, không tôn trọng người đối thoại, chửi tục, công kích, sỉ nhục lẫn nhau.
b) Gửi thư điện tử: những tin nhắn nhằm mục đích quảng cáo hoặc tin nhắn sai sự thật mà người nhận không muốn nhận gây phiền nhiễu cho người nhận.
Câu 4:
13/07/2024Hành vi đưa tin lên mạng
1. Em hãy đưa ra một số ví dụ đưa tin lên mạng không đúng đắn.
2. Theo em, hành vi chia sẻ lại một tin không phù hợp với pháp luật có là sai không?
1. Một số ví dụ đưa tin lên mạng không đúng đắn:
- Đưa thông tin sai sự thật: về dịch bệnh covid-19, chủ trương, đường lối, chính sách của nhà nước,…
- Phát tán, like, share văn hoá phẩm đồi truỵ, chống lại nhà nước,…
2. Theo em, hành vi chia sẻ lại một tin không phù hợp với pháp luật là sai vì đây là hành vi tiếp tay cho tung tin không phù hợp.
Câu 5:
13/07/2024Trong đợt bùng phát dịch Covid-19 vào đầu năm 2021, một cá nhân đăng tin sai sự thật về hành trình đi lại của một bệnh nhân bị dương tính với virus Covid-19. Sự việc này đã gây hoang mang cho cả một khu dân cư.
Theo em, cá nhân trên đã vi phạm điều nào trong các bộ Luật liên quan đến Công nghệ thông tin?
Vi phạm Điều 101, khoản 1 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP: Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Câu 6:
21/07/2024Trên mạng hiện nay có rất nhiều quảng cáo sai sự thật. Quảng cáo sai về tác dụng của một loại thuốc sẽ bị xử lí theo mục nào của điều 101 khoản 1 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP?
Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hoá, dịch vụ bị cấm.
Câu 7:
17/07/2024Tìm hiểu về quyền tác giả
Em hiểu thế nào là quyền tác giả? Tác giả của một tác phẩm (bức tranh, chương trình máy tính) có những quyền gì đối với tác phẩm của mình?
- Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
- Tác giả của một tác phẩm (bức tranh, chương trình máy tính) có những quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm của mình.
Câu 8:
20/07/2024Tìm hiểu về vi phạm bản quyền
Ai vi phạm bản quyền trong những tình huống sau?
1. Hoàng mua với giá rất rẻ một thẻ nhớ USB chứa các video âm nhạc mà người bán đã sưu tầm từ trên Internet không có thoả thuận gì với tác giả hay ca sĩ biểu diễn.
2. Lan mua một phần mềm có bản quyền đĩa CD. Sau khi cài đặt lên máy tính của mình, Lan cài thêm trên máy của một bạn thân
Cả hai vi phạm bản quyền:
- Hoàng: sử dụng các video âm nhạc mà không có thoả thuận gì với tác giả hay ca sĩ biểu diễn.
- Lan: sao chép phần mềm cho bạn mà không hỏi ý kiến tác giả.
Câu 9:
17/07/2024Trong các hành vi sau, những hành vi nào là vi phạm bản quyền?
A. Sao chép các đĩa cài đặt phần mềm
B. Một người bạn của em mua tài khoản học một khoá học tiếng Anh trực tuyến. Em mượn tài khoản để cùng học.
C. Phá khoá phần mềm chỉ để thử khả năng phá khoá chứ không dùng.
D. Em dùng nhờ một phần mềm trên máy tính của bạn
Phá khoá phần mềm dù với mục đích gì hay sao chép để cài đặt nó đều coi là vi phạm bản quyền.
Câu 10:
21/07/2024Em hãy nêu ví dụ về một hành vi vi phạm bản quyền đối với sản phẩm tin học.
- Sao chép, cài đặt phần mềm lậu không hỏi ý kiến tác giả
- Phá khoá phần mềm trái phép
- Sử dụng phần mềm lậu không mua bản quyền
Câu 11:
13/07/2024Trong các ý kiến sau, em đồng ý, không đồng ý hay chỉ đồng ý một phần với các ý kiến nào? Tại sao?
a) Chúng ta có quyền đưa lên mạng xã hội tất cả các tin không phải là tin giả.
b) Chúng ta có quyền đưa lên mạng xã hội tất cả các tin miễn là không có hại đến cá nhân ai.
c) Chúng ta có quyền đưa lên mạng xã hội tất cả các tin miễn là không vi phạm pháp luật.
Đồng ý một phần với cả 3 ý kiến trên:
Tin không giả, hay không có hại đến cá nhân hoặc không vi phạm pháp luật chưa thể đủ điều kiện để đưa lên mạng xã hội, chúng cần thêm một số yếu tố khác, chẳng hạn như không ảnh hưởng tới uy tín của tổ chức, tập thể, danh dự và lợi ích của cá nhân và phải được sự cho phép của những người tham gia vào tin đó.Câu 12:
22/07/2024Trong đại dịch Covid-19, một người dùng Facebook đã chia sẻ : “Bắt đầu từ ngày 28/3/2020, toàn thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị phong toả trong 14 ngày…”. Khi bị triệu tập xử phạt, người này đã chứng minh rằng anh ta chỉ đưa lại một tin chứ không bịa.
Người này có sai không? Sai ở đâu?
Người này sai vì chia sẻ thông tin sai sự thật, tiếp tay cho hành vi đưa tin giả.
Câu 13:
13/07/2024Nếu đăng tin trên mạng xã hội có tính xúc phạm đến người khác thì hành vi này là:
A. Vi phạm pháp luật.
B. Vi phạm đạo đức.
C. Tuỳ theo mức độ, có thể vi phạm đạo đức hay pháp luật
D. Không vi phạm gì.
Đáp án C
Tuỳ theo mức độ xem xét để đánh giá vi phạm đạo đức hay pháp luật nhưng đã vi phạm pháp luật chắc chắn hành vi đó vi phạm đạo đức.
Câu 14:
13/07/2024An nhắc Bình về việc dùng phần mềm lậu và giảng giải cho Bình các quy định về quyền tác giả. Nghe xong Bình bảo: “trước đây mình không biết, mà không biết là không có lỗi”. Quan niệm của Bình như vậy có đúng không?
Quan niệm này không đúng, hành vi của Bình vẫn có thể bị xử lí về mặt pháp luật nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng theo quy định, tuy nhiên nếu không biết có thể được xem xét giảm nhẹ hình phạt.