Bài tập Tuần 16: Tiếng sáo diều có đáp án
Bài tập Tuần 16: Tiếng sáo diều có đáp án
-
484 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Em hãy đọc bài “Kéo co” trong SGK Tiếng Việt 4 tập 1, trang 155 và trả lời các câu hỏi
Bài văn nói về trò chơi nào?
Đáp án D
Câu 2:
22/07/2024Kéo co là trò chơi có ý nghĩa như thế nào đối với nhân dân ta?
Đáp án A
Câu 5:
22/07/2024Điền vào chỗ trống các âm, vần thích hợp (thêm dấu thanh khi cần):
Điền r, d hoặc gi:
Trong vòm lá nới chồi non
Chùm cam bà ….ữ vẫn còn đung đưa
Quả ngon ….ành tận cuối mùa
Chờ con phần cháu bà chưa trảy vào.
….iêng, hai ….ét cứa như ….ao
Nghe tiếng chào mào chống gậy ….a trông
Nom Đoài ….ồi lại ngắm Đông
Bề lo sương táp, đề phòng chim ăn
Quả vàng năm ….ữ cành xuân
Mải mê góp mặt, chuyên cần tỏa hươngĐiền theo thứ tự: giữ, dành, Giêng, rét, dao, ra, rồi, giữ.
Câu 6:
23/07/2024Điền ât hoặc âc:
Điền theo thứ tự: thật, đất, chất ngất, mật, bật, cất, nhất.
Câu 7:
22/07/2024Khoanh tròn từ ngữ không thuộc nhóm nghĩa với các từ ngữ còn lại trong mỗi dãy từ sau:
(1) đèn ống ao, nhảy dây, quân cờ, diều, cờ tướng, dây thừng, bộ xếp hình, khăn bịt mắt, que chuyền, các viên sỏi.
(2) kéo co, chơi ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, cờ tướng, chơi chuyền, chồng nụ chồng hoa, lắp ghép hình, rước đèn, nhảy dây, thả diều.
(1) nhảy dây
(2) cờ tướng
Câu 8:
22/07/2024Đặt tên cho mỗi nhóm từ (bài 2a):
(1) ………………….
(2) ………………….
(1) Từ ngữ chỉ các đồ chơi
(2) Từ ngữ chỉ các trò chơi
Câu 9:
23/07/2024Chia các câu kể (đã được đánh số) trong đoạn văn sau thành hai nhóm:
(1) Gà của anh Bốn Linh nhón chân bước từng bước oai vệ, ức ưỡn ra đằng trước. (2) Bị chó vện đuổi, nó bỏ chạy. (3) Con gà của ông Bảy Hóa hay bới bậy. (4) Nó có bộ mào khá đẹp, lông trắng, mỏ như búp chuối, mào cờ, hai cánh như hai vỏ trai úp nhưng lại hay tán tỉnh láo khoét. (5) Sau gà ông Bảy Hóa, gà bà Kiên nổi gáy theo. (6) Gà bà Kiên là gà trống ta, lông đen, chân chì, có bộ giò cao, cổ ngắn.
Câu kể về sự vật |
Câu tả về sự vật |
Các câu: |
Các câu: |
Chú ý: ghi số thứ tự câu vào hai cột.
Câu kể về sự vật: Câu (2), (3), (5).
Câu tả về sự vật: Câu (1), (4), (6).
Câu 10:
22/07/2024Mỗi câu trên kể hoặc tả sự việc gì?
Câu (1): Tả cách đi đứng của gà anh Bốn Linh.
Câu (2):
Câu (3):
Câu (4):
Câu (5):
Câu (6):
Câu (1): Tả cách đi đứng của gà anh Bốn Linh.
Câu (2): Kể về việc gà của anh Bốn Linh bỏ chạy khi bị chó vện đuổi.
Câu (3): Kể về việc gà của ông Bảy Hóa hay bới bậy.
Câu (4): Tả con gà của ông Bảy Hóa.
Câu (5): Kể về việc gà bà Kiên nổi gáy theo gà ông Bảy Hóa.
Câu (6): tả con gà của bà Kiên.
Câu 11:
22/07/2024Dựa vào gợi ý, em hãy viết đoạn văn (khoảng 8 câu) giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em.
- Quê em ở đâu? Nơi đó có trò chơi (lễ hội) gì làm em thích thú, muốn giới thiệu cho các bạn biết?
- Trò chơi (lễ hội) thường diễn ra ở vị trí nào? Hình thức tổ chức trò chơi (lễ hội) ra sao?
- Trò chơi (lễ hội) được diễn ra như thế nào? Có những nét gì độc đáo, thú vị làm em và mọi người thích thú?
Những vùng có sông nước rộng như Sóc Trăng, Mỹ Xuyên (Hậu Giang), Cà Mau, Kiên Giang, An Giang thường có lễ hội đua ghe ngo thật độc đáo và thú vị. Hội đua ghe ngo được tổ chức ngay chiều ngày rằm tháng mười hoặc tổ chức vào sáng hôm sau buổi lễ thả đèn. Ghe ngo là một chiếc thuyền độc mộc làm từ thân cây sao to, khoét rỗng làm lòng thuyền, dài từ 25 đến 30 mét, có khoảng 20 đến 24 khoang đủ chứa được từ 43 đến 52 người. Đầu và đuôi ghe có vẽ đầu rồng, đuôi phượng hoặc vẽ cá sấu, hổ, báo,... Ghe được chà cho nhẵn bóng, trôi nhanh gọi là ghe ngo. Ghe chỉ dùng trong cuộc đua một lần trong năm và được cất giữ ở chùa. Mỗi ghe có một ông già giỏi tay chèo chỉ huy hiệu lệnh và động viên đội chèo. Trước ngày đua, người ta ngồi trên ghe tập chèo thuần thục theo nhịp trên cạn cho quen. Những cuộc đua thường có từ 20 đến 40 ghe ngo. Cả vùng sông nước tưng bừng cờ hoa, trống hội, tiếng hét hò vang khắp mặt sông.
Câu 12:
22/07/2024Dựa vào dàn ý phần thân bài đã viết ở bài tập 4 (Tuần 15), hãy viết một đoại văn
(khoảng 5 câu) tả vài nét nổi bật của một đồ chơi em thích.
Chú ý: Cần nêu một vài đặc điểm nổi bật về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu hay điểm nổi bật về cấu tạo,.. của đồ chơi; dùng từ ngữ gợi tả, cách so sánh, nhân hóa để làm cho đoạn văn sinh động, hấp dẫn.
Ôi chao! Chú lính chì mới đẹp làm sao! Chú làm bằng bột gạo pha phẩm màu. Bộ quần áo của chú màu xanh. Cả người chủ được cắm vào một cái que dài. Chú đội chiếc mũ màu xanh ở giữa có một ngôi sao màu đỏ. Chú cũng bị mất chân phải như trong truyện của tác giả An-đéc-xen. Tay phải chú cầm cây súng dài quá mang tai, có lưỡi dao ở sống mũi. Tay trái chú giơ lên chào thật trang nghiệm. Chú đứng thẳng như đang ở trong đội danh dự. Cả người chú toát lên vẻ dũng cảm, không ngại khó khăn trước kẻ thù. Tôi chơi với chú rất cẩn thận không để rụng hay để gãy chân tay.
Có thể bạn quan tâm
- Bài tập Tuần 1: Thương người như thể thương thân có đáp án (267 lượt thi)
- Bài tập Tuần 2: Thương người như thể thương thân có đáp án (336 lượt thi)
- Bài tập Tuần 3: Thương người như thể thương thân có đáp án (262 lượt thi)
- Bài tập Tuần 4: Măng mọc thẳng (318 lượt thi)
- Bài tập Tuần 5: Măng mọc thẳng (289 lượt thi)
- Bài tập Tuần 6: Măng mọc thẳng (314 lượt thi)
- Bài tập Tuần 7: Trên đôi cánh ước mơ (235 lượt thi)
- Bài tập Tuần 8: Trên đôi cánh ước mơ (265 lượt thi)
- Bài tập Tuần 9: Trên đôi cánh ước mơ có đáp án (300 lượt thi)
- Bài tập Tuần 10: Ôn tập giữa học kì 1 có đáp án (335 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Bài tập Tuần 20: Người ta là hoa đất có đáp án (553 lượt thi)
- Bài tập Tuần 35: Ôn tập cuối kì 2 có đáp án (382 lượt thi)
- Bài tập Tuần 24: Vẻ đẹp muôn màu có đáp án (381 lượt thi)
- Bài tập Tuần 32: Tình yêu cuộc sống có đáp án (371 lượt thi)
- Bài tập Tuần 21: Người ta là hoa đất có đáp án (366 lượt thi)
- Bài tập Tuần 22: Vẻ đẹp muôn màu có đáp án (353 lượt thi)
- Bài tập Tuần 30: Khám phá thế giới có đáp án (351 lượt thi)
- Bài tập Tuần 23: Vẻ đẹp muôn màu có đáp án (345 lượt thi)
- Bài tập Tuần 25: Những người quả cảm (341 lượt thi)
- Bài tập Tuần 28: Ôn tập giữa kì 2 (334 lượt thi)