Bài tập Rèn luyện sự kiên trì và chăm chỉ có đáp án
Bài tập Rèn luyện sự kiên trì và chăm chỉ có đáp án
-
1744 lượt thi
-
17 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Chỉ ra những biểu hiện của tính kiên trì và sự chăm chỉ trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1: H. dành 30 phút mỗi ngày học từ mới và rèn luyện nghe tiếng Anh để có thể tự tin giao tiếp.
Trường hợp 2: Để có sức khỏe tốt. M. duy trì thói quen tập thể dục mỗi buổi sáng.
Trường hợp 3: Hằng ngày, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký rèn luyện từng nét chữ bằng đôi chân của mình.
Trường hợp 4: Thomas Edison đã tìm ra cách tạo bóng đèn tròn sau 10000 lần nghiên cứu, thử nghiệm thất bại.
Tình huống |
Biểu hiện của tính kiên trì, chăm chỉ |
1 |
30 phút mỗi ngày học từ mới và rèn luyện nghe tiếng Anh |
2 |
duy trì thói quen tập thể dục mỗi buổi sáng |
3 |
rèn luyện từng nét chữ bằng đôi chân của mình |
4 |
10000 lần nghiên cứu, thử nghiệm thất bại |
Câu 2:
19/07/2024Em có những biểu hiện nào của tính kiên trì và sự chăm chỉ trong những biểu hiện sau:
- Theo đuổi mục tiêu trong thời gian dài.
- Nỗ lực tìm cách để đạt mục tiêu.
- Cố gắng vượt qua khó khăn để đi đến đích.
- Làm/thử nghiệm nhiều lần không nản chí.
- Học sinh đưa ra những biểu hiện của tính kiên trì và sự chăm chỉ đã có.
Ví dụ:
- Nỗ lực tìm cách để đạt mục tiêu.
- Cố gắng vượt qua khó khăn để đi đến đích.
- Làm/thử nghiệm nhiều lần không nản chí.
Cố gắng duy trì và phát huy, thảo luận tìm thêm những biểu hiện trong học tập.
Câu 3:
19/07/2024Chia sẻ ý nghĩa của tính kiên trì, sự chăm chỉ thông qua tình huống trong học tập, cuộc sống mà em đã trải qua.
Gợi ý:
Ý nghĩa của tính kiên trì, sự chăm chỉ trong học tập và cuộc sống:
- Tạo nên sự thành thục của kĩ năng.
- Đảm bảo sự thành công cho mục tiêu đặt ra.
- Sẵn sàng đáp ứng yêu cầu, cơ hội mới của cuộc sống.
- Tạo nên sự tự tin, lạc quan.
- Học sinh chia sẻ ý nghĩa của tính kiên trì, sự chăm chỉ thông qua tình huống trong học tập, cuộc sống mà em đã trải qua.
- GV chia học sinh theo nhóm cùng thảo luận và đưa ra ý kiến. Ví dụ: Tạo sự tự tin trong cuộc sống, nâng cao kết quả học tập, đạt được các mục tiêu…
Câu 4:
17/07/2024Thực hiện những việc làm sau để rèn luyện sự chăm chỉ và chia sẻ kết quả rèn luyện của em.
1. Lập kế hoạch cho học tập và các hoạt động khác.
2. Cam kết thực hiện đúng theo kế hoạch đã đặt ra,
3. Tìm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn để kế hoạch được thực hiện theo đúng tiến độ thời gian và chất lượng.
4. Tự thưởng cho bản thân khi hoàn thành được mỗi phần việc trong kế hoạch.
5. Thực hiện liên tục các công việc theo kế hoạch đến khi trở thành thói quen làm việc chăm chỉ.
- GV cho học sinh đọc các việc làm và hướng dẫn thực hiện.
- Học sinh thực hiện theo các bước 1,2,3,4,5 đã được hướng dẫn và chia sẻ kết quả với cả lớp.
- Rèn luyện sự chăm chỉ thường xuyên để tạo kết quả tốt trong các hoạt động học tập và cuộc sống.
Câu 5:
20/07/2024Nhận xét về hành động của mỗi bạn trong các tình huống sau và chỉ ra những điều chưa đúng khi rèn luyện sự chăm chỉ.
Tình huống 1: Quyết tâm rèn luyện trở thành người chăm chỉ trong học tập, M. lập thời gian biểu cho các môn học, hoạt động ở trường và cố gắng thực hiện theo kế hoạch đề ra. Tuần đầu tuân thủ tốt, M. vui lắm. Tuy nhiên, bước sang tuần thứ 2, M. không ngồi vào bàn học đúng giờ vì còn cố xem hết phim, đọc hết phần truyện hoặc đôi lúc mải nói chuyện với bạn qua điện thoại,...Vì vậy, M. chưa hoàn thành bài đầy đủ trước khi đến lớp.
Tình huống 2: Đi học về, T. lấy chổi quét nhà và lau nhà. Mẹ thấy vậy liền nói: “Thôi con nghỉ đi, vừa đi học về mệt, để mẹ làm cho”. T. cảm ơn mẹ và đi vào trong phòng. Tối ăn cơm xong, T. dọn mâm bát đi rửa, bố lại bảo : “Thôi, có mấy cái bát, để bố rửa cho, con nghỉ ngơi rồi chuẩn bị học bài đi”. T. cảm ơn bố và ra phòng khách và xem ti vi.
- Học sinh nhận xét về hành động của các bạn trong tình huống.
- Hai tình huống đưa ra những biểu hiện chưa chăm chỉ của M và T.
- Tình huống 1: Bước sang tuần thứ 2, M. không ngồi vào bàn học đúng giờ vì còn cố xem hết phim, đọc hết phần truyện hoặc đôi lúc mải nói chuyện với bạn qua điện thoại,...Vì vậy, M. chưa hoàn thành bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Tình huống 2: Khi được bố mẹ nói nghỉ ngơi khi làm việc nhà, T đã không làm nữa dù những việc đó phù hợp với năng lực của T để rèn luyện sự chăm chỉ.
Câu 6:
17/07/2024Đóng vai các bạn trong những tình huống trên và thể hiện sự chăm chỉ trong học tập, cuộc sống.
- GV chia học sinh thành các nhóm để phân vai và đóng kịch lại tình huống trên thể hiện sự chăm chỉ trong học tập và cuộc sống.
Lưu ý: Sự chăm chỉ cần được rèn luyện và duy trì đều đặn để tạo hiệu quả cao, luôn cố gắng làm những công việc đã đề ra và phù hợp năng lực.
Câu 7:
20/07/2024Chia sẻ một số việc làm khác của em để rèn luyện sự chăm chỉ và cảm nhận của em sau khi rèn luyện.
- Học sinh thảo luận và đưa ra các việc làm khác nhau để rèn luyện tính chăm chỉ như: hoàn thành thời gian biểu, chăm chỉ giúp đỡ gia đình hằng ngày, duy trì thói quen tập thể dục.
- Chia sẻ cảm nhận sau khi rèn luyên: Cảm thấy vui vẻ/tự hào/ phấn khích khi đạt được những mục tiêu rèn luyện đã đề ra.
Câu 8:
21/07/2024Thực hiện những việc làm sau để rèn luyện tính kiên trì và chia sẻ kết quả rèn luyện của em.
1. Xác định rõ mục tiêu của bản thân.
2. Xác định rõ việc cần làm, cách thức thực hiện từng công việc để đạt được mục tiêu.
3. Sắp xếp thời gian hoàn thành các công việc đặt ra với tinh thần quyết tâm cao.
4. Tìm cách đứng lên khi thất bại.
5. Luôn đặt ra mục tiêu cao hơn để hoàn thiện bản thân.
- Học sinh thực hiện việc làm 1,2,3,4,5 để rèn luyện tính kiên trì và chia sẻ kết quả rèn luyện.
- Khi rèn luyện tính kiên trì sẽ mang lại những kết quả cao trong học tập và cuộc sống. Kiên trì là một đức tính đáng quý và cần thiết.
Câu 9:
17/07/2024Đóng vai các bạn trong mỗi tình huống sau và thể hiện tính kiên trì trong học tập.
Tình huống 1: Tối nay, T. có kế hoạch xem đá bóng cùng bố. Chỉ 10 phút nữa là trận bóng bắt đầu nhưng T. vẫn còn một bài toán chưa giải được, T. phân vân không biết nên làm thế nào vì cô giáo yêu cầu sáng hôm sau phải nộp đủ bài tập.
Tình huống 2: Có lần, B. Sang nhà A. học cùng thì thấy A. cứ đọc đề bài xong là mở phần lời giải, B. bảo bạn: “Cậu phải nghĩ đã chứ”. A, nói: “Tại mình thấy khó nên xem lời giải để hiểu cho nhanh”.
- Học sinh thực hành theo nhóm để đóng vai các bạn trong mỗi tình huống và thể hiện tính kiên trì trong học tập. Mỗi tình huống có cách ứng xử khác nhau để thể hiện tính kiên trì.
Tình huống 1: T cần tiếp tục hoàn thành bài toán trước khi xem bóng đá cùng bố.
Tình huống 2: A cần suy nghĩ trước khi xem phần lời giải bài tập.
- Mỗi học sinh cần rèn luyện tính kiên trì để nâng cao chất lượng học tập.
Câu 10:
22/07/2024Rèn luyện tính kiên trì trong cuộc sống thông qua hình thành/từ bỏ thói quen theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Lựa chọn một thói quen tốt em muốn hình thành/một thói quen chưa tốt em muốn từ bỏ.
Bước 2: Dự kiến những khó khăn trong quá trình rèn luyện và đề xuất cách khắc phục.
Bước 3: Rèn luyện để hình thành thói quen tốt/từ bỏ thói quen chưa tốt và chia sẻ kết quả thực hiện.
- GV phân công và hướng dẫn học sinh làm theo các bước 1,2,3.
Bước 1: Lựa chọn một thói quen tốt em muốn hình thành/một thói quen chưa tốt em muốn từ bỏ
Thói quen tốt muốn hình thành: Hoàn thành bài tập về nhà hằng ngày, tập thể dục buổi sáng…
Thói quen chưa tốt muốn từ bỏ: Chơi game online quá nhiều…
Bước 2: Dự kiến những khó khăn trong quá trình rèn luyện và đề xuất cách khắc phục.
Hình thành thói quen mới tích cực và từ bỏ thói quen xấu là điều khó khăn, quan trọng nhất mỗi học sinh cần có ý thức và ý chí vượt qua.
Bước 3: Rèn luyện để hình thành thói quen tốt/từ bỏ thói quen chưa tốt và chia sẻ kết quả thực hiện.
Học sinh thực hành rèn luyện theo kế hoạch đề ra và chia sẻ kết quả: Hoàn thành/ chưa hoàn thành.
Câu 11:
19/07/2024Chỉ ra những tình huống nguy hiểm em có thể gặp và đề xuất các biện pháp tự bảo vệ trong những tình huống đó.
Gợi ý:
Tình huống |
Nguy hiểm có thể xảy ra |
Biện pháp tự bảo vệ |
- Đi học về muộn, đường tối, vắng vẻ |
- Bị bắt cóc - Bị bắt nạt - Bị lạ đường - ... |
- Luôn đu cùng người lớn hoặc đi theo nhóm bạn. - Tìm kiếm sự hỗ trợ của những người đáng tin cậy -.. |
- Học sinh thảo luận và cùng đưa ra những tình huống nguy hiểm em có thể gawoj và đề xuất biện pháp tự bảo vệ.
- Gv phân chia theo nhóm và yêu cầu mỗi bạn cần đưa ra một tình huống khác nhau, có thể kẻ bảng và cho các học sinh điền vào.
Tình huống |
Nguy hiểm có thể xảy ra |
Biện pháp tự bảo vệ |
- Đi bơi một mình không có áo phao và người giám sát. |
- Bị đuổi nước |
- Chú ý không đi vào vùng nước sâu và không chơi lâu. - Cần mang theo áo phao… |
- Học sinh thảo luận tích cực và đưa ra nhiều tình huống nguy hiểm dễ gặp trong cuộc sống.
- GV nhận xét và tổng kết những điều cần làm khi gặp tình huống nguy hiểm.
Câu 12:
19/07/2024Thảo luận về các biện pháp tự bảo vệ trong các tình huống sau:
Tình huống 1: Là học sinh ở vùng cao, A. phải rất vất vả vượt qua những đoạn đường cheo leo, trơn trượt để đến trường nhằm đạt được ước mơ chinh phục con chữ. A, nên làm gì để giữ an toàn cho mình trên đường đi học?
Tình huống 2: Hôm nay, trường N. tổ chức sự kiện đến tối muộn. Vì có việc đột xuất, bố không đón N. được nên N. phải tự về. Tuy nhiên, đường về nhà N. khá vắng vẻ. N. nên làm gì để về nhà an toàn?
- Học sinh cùng thảo luận để đưa ra các biện pháp tự bảo vệ trong các tình huống 1,2 .
Tình huống 1: A nên lựa chọn những đoạn suối nông, ít trơn trượt và thật cẩn thận khi đi qua, có thể cùng đi với bạn. Tránh đi những ngày nước suối quá nhiều và sâu.
Tình huống 2: N nên đi về cùng bạn qua đoạn đường vắng, tránh đi một mình vì như vật rất nguy hiểm.
Câu 13:
18/07/2024Chia sẻ cảm nhận của em về những biện pháp tự bảo vệ đã đưa ra trong các tình huống trên.
- Những biện pháp tự bảo vệ đã đưa ra trong tình huống trên là phù hợp, linh hoạt và cần thiết để bảo vệ bản thân.
- Học sinh lưu ý nắm những biện pháp cơ bản để ứng dụng bảo vệ bản thân.
Câu 14:
23/07/2024Xây dựng bài thuyết minh về một tấm gương vượt khó thành công.
Gợi ý:
- Xác định những khó khăn người đó đã gặp phải trong cuộc sống.
- Nêu những cách người đó vượt qua khó khăn.
- Chỉ ra lợi ích của việc chăm chỉ, kiên trì theo đuổi mục tiêu đối với cuộc sống của người đó và gia đình.
- Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về ý nghĩa của tính kiên trì, sự chăm chỉ để sử dụng trong bài thuyết trình.
- Học sinh xây dựng dàn ý thuyết minh về một tấm gương vượt khó thành công theo gợi ý đã nêu ra.
- Trường hợp khó khăn có thể ở trường học hay gia đình, học sinh chú ý quan sát và lập dàn ý bằng cách phỏng vấn trực tiếp hoàn cảnh của người gặp khó khăn.
Câu 15:
17/07/2024Thuyết minh để lan tỏa giá trị của tính kiên trì và sự chăm chỉ.
- Học sinh thực hiện bài thuyết mình theo dàn ý đã thực hiện.
Bài làm
Có những con người được may mắn sống trong một gia đình giàu có, với điều kiện tốt, họ học tốt là điều đương nhiên. Những con người sống trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng có ý chí vươn lên học tập tốt với là những con người đáng ca ngợi và tự hào. Tấm gương đó không ai xa lạ, chính là bạn Lan, học cùng lớp với tôi.
Lan là một cô con gái lớn trong một gia đình nghèo có tới 5 chị em. Mẹ Lan là người ốm yếu bệnh tật, người trụ cột trong gia đình là cha cũng chỉ kiếm được vài chục nghìn một ngày để nuôi sống cả gia đình. Là chị lớn trong gia đình nên lan cũng phải lo toan mọi việc trong gia đình. Tan trường về nhà, Lan dọn dẹp mọi việc cho cha mẹ rồi đi bán vé số để tăng thu nhập cho gia đình.
Cuộc sống của gia đình Lan vốn dĩ đã khó khăn, nay càng khó khăn hơn. Vào một ngày giá rét, ba của Lan đã đột ngột ra đi, gánh nặng gia đình đổ hết lên đôi vai nhỏ bé của mẹ quanh năm đau yếu. Khó khăn là thế nhưng Lan không hề quỵ ngã trước sự nghiệt ngã của số phận. Tan học, Lan đào khoai về luộc và đi bán khắp các con hẻm. Khách mua khoai rất đông và phần lớn toàn lao động nghèo quanh khu ga xe lửa. Vừa học, vừa lao động kiếm sống nhưng Lan học rất giỏi, có thể xếp vào hàng nhất nhì của lớp. Cuộc sống của Lan luôn gắn liền với nỗi lo cơm áo gạo tiền, vậy mà không hề ảnh hưởng tới kết quả học tập của bạn. Từ lớp 6 cho tới tận bây giờ bạn luôn là học sinh xuất sắc nhất của lớp tôi. Tôi đã tự hỏi lòng mình, tai sao trong hoàn cảnh thiếu thốn như vậy, mà Lan vẫn làm được điều phi thường. Phải chăng ông trời đã cho bạn một trí tuệ hơn người, hay nhờ ý chí nghị lực phi thường mà bạn được kết quả học tập như vậy.
Đó là môt tấm gương sáng vượt khó trong muôn vàn tấm gương về học tập, chúng ta phải biết trân trọng và noi theo những tấm gương đó, phải kiên trì vươt lên hoàn cảnh, bất chấp số phận nghiệt ngã, không ngừng cố gắng học tập để đưa gia đình qua khỏi cảnh nghèo khổ, cực nhọc.
Câu 16:
17/07/2024Đánh giá về những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các hoạt động trong chủ đề này.
- GV hướng dẫn học sinh đánh giá thuận lợi và khó khăn trong hoạt động của chủ đề.
- Đưa ra cách khắc phục khó khăn để hoàn thành chủ đề tốt hơn.
Câu 17:
21/07/2024Với mỗi dung đánh giá sau đây, hãy xác định mức độ phù hợp nhất với em.
A. Rất đúng
B. Gần đúng
C. Chưa đúng
TT |
Nội dung đánh giá |
1 |
Em xác định được những biểu hiện về thái độ và hành vi của người có tính kiên trì, sự chăm chỉ để rèn luyện theo. |
2 |
Em xác định được cách rèn luyện tính kiên trì, sự chăm chỉ cho bản thân và nghiêm túc thực hiện. |
3 |
Em xác định được một số khó khăn trong học tập và cuộc sống. |
4 |
Em vượt qua được khó khăn để rèn luyện thói quen tốt và từ bỏ thói quen chưa tốt. |
5 |
Em xác định được một số nguy hiểm có thể gặp trong tình huống cụ thể. |
6 |
Em biết cách tự vệ bản thân khi gặp nguy hiểm trong tình huống cụ thể. |
7 |
Em lan tỏa được giá trị tốt đẹp: sức mạnh của tính kiên trì, sự chăm chỉ. |
- Học sinh đánh giá theo mức độ đã hoàn thành nhiệm vụ.
- GV nhận xét dựa trên kết quả tổng hợp.