Bài tập Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà có đáp án
Bài tập Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà có đáp án
-
252 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
17/07/2024Hãy nói về những gì bạn thấy trong hình dưới đây.
Những gì nhìn thấy trong bức tranh: hỏa hoạn: lửa cháy rất lớn, khói đen bốc lên nghi ngút.
Câu 2:
23/07/2024Nguyên nhân nào có thể dẫn đến cháy nhà trong các hình dưới đây?
Nguyên nhân có thể dẫn đến cháy nhà trong các hình:
- Hình 1: Bén lửa từ bếp ga.
- Hình 2: Bàn là chưa tắt.
- Hình 3: Chập điện từ ổ cắm.
- Hình 4: Trẻ con nghịch lửa trong nhà.
Câu 3:
23/07/2024Hãy kể một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến cháy nhà mà em biết.
Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến cháy nhà mà em biết:
- Cháy nhà do hút thuốc.
- Cháy nhà cho đốt nến, diêm, hương.
- Cháy nhà do các hóa chất như xăng, dầu, gas,…
-…..
Câu 4:
20/07/2024Nêu những thiệt hại có thể xảy ra do cháy nhà.
Những thiệt hại có thể xảy ra do cháy nhà:
- Nhà cửa bị cháy hết.
- Tổn thất về tài sản.
- Thiệt hại về tính mạng.
- Nguy hiểm đến những người xung quanh.
-….
Câu 5:
21/07/2024Điều tra, phát hiện về cách phòng cháy nhà theo gợi ý dưới đây:
STT |
Những thứ có thể gây cháy trong nhà em |
Một số thông tin về cách phòng cháy |
1 |
Bếp ga |
- Tránh đặt bếp ga gần các thiết bị điện, các vật, chất dễ bắt lửa. - Trông coi bếp suốt quá trình đun nấu. - Nấu xong, khóa bình ga và tắt bếp. - Không để trẻ nhỏ sử dụng bếp ga. |
2 |
Bàn là |
- Tránh đặt bàn là gần các thiết bị điện, các vật, chất dễ bắt lửa. - Sử dụng bàn là cẩn thận trong suốt quá trình là quần áo. - Sử dụng xong, cất bàn là. - Không để trẻ nhỏ sử dụng bàn là. |
3 |
Máy sấy tóc |
- Tránh đặt máy sấy tóc gần các thiết bị điện, các vật, chất dễ bắt lửa. - Sử dụng máy sấy cẩn thận trong suốt quá trình sấy tóc. - Sử dụng xong, tắt và cất máy sấy. - Không để trẻ nhỏ sử dụng máy sấy. |
… |
…. |
…. |
Câu 6:
17/07/2024Nói với người lớn thông tin em đã tìm hiểu đề phòng cháy nhà.
Học sinh nói với người lớn thông tin em đã tìm hiểu đề phòng cháy nhà.
Câu 7:
17/07/2024Hãy nói những việc phải làm và những việc không được làm khi phát hiện có cháy trong các tình huống dưới đây.
- Tình huống 1:
Những việc phải làm |
Những việc không được làm |
- Kêu cứu, có cháy. - Gọi 114. - Dùng khăn ướt bịt mồm và mũi. - Phải thoát khỏi đám cháy càng sớm càng tốt. - Tìm lối thoát hiểm và thoát ra bằng lối đó. |
- Trốn trong nhà tắm. |
- Tình huống 2:
Những việc phải làm |
Những việc không được làm |
- Kêu cứu, có cháy. - Chạy ra khỏi nhà ngay. - Gọi 114. |
- Vào lấy cặp sách và đồ chơi. |
Câu 8:
17/07/2024Chia sẻ với bạn bè và những người xung quanh về những việc phải làm khi có cháy.
- Những việc phải làm khi có cháy:
+ Bình tĩnh
+ Nhanh chóng thoát ra khỏi đám cháy.
+ Gọi tự giúp đỡ từ 114, những người xung quanh.
+….
Câu 9:
21/07/2024Em và người thân sẽ làm gì nếu gặp các tình huống dưới đây?
- Tình huống 1: Em sẽ dừng việc học để xem nhà hàng xóm có vấn đề gì. Khi biết nhà hàng xóm bị cháy, ngay lập tức thông báo và tìm sự giúp đỡ từ 114, người lớn, những người xung quanh. Giúp đỡ mọi người dập lửa và cứu người bị thương ra ngoài (nếu có).
- Tình huống 2: Em và người thân sẽ dừng việc xem phim và ra ngoài xem mùi khét bắt nguồn từ đâu. Nếu phát hiện nhà hàng xóm bị cháy, ngay lập tức thông báo và tìm sự giúp đỡ từ 114, người lớn, những người xung quanh. Giúp đỡ mọi người dập lửa và cứu người bị thương ra ngoài (nếu có).
Câu 10:
17/07/2024Chọn một trong hai tình huống để thực hành ứng xử theo phương án mà em và các bạn đã đưa ra.
Học sinh thực hành ứng xử theo phương án mà em và các bạn đã đưa ra.