Trang chủ Lớp 3 Tiếng Việt Bài tập Luyện tập có đáp án

Bài tập Luyện tập có đáp án

Bài tập Luyện tập có đáp án kntt7

  • 180 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

23/07/2024

Ghép mỗi câu sau với kiểu câu thích hợp:

- Chị xoá dòng “Nấu ăn không ngon” đi chị!

- A, bố rất đẹp trai nữa ạ!

- Chị cắm cúi viết thêm vào tấm thiệp.

Ghép mỗi câu sau với kiểu câu thích hợp: - Chị xoá dòng “Nấu ăn không ngon” (ảnh 1)

Xem đáp án

Câu kể

Chị cắm cúi viết thêm vào tấm thiệp.

Câu cảm

A, bố rất đẹp trai nữa ạ!

Câu khiến

Chị xoá dòng “Nấu ăn không ngon” đi chị!


Câu 3:

14/11/2024

Nêu dấu hiệu nhận biết câu khiến.

Xem đáp án

* Dấu hiệu nhận biết một câu là câu khiến gồm:

+ Trong câu chứa các từ: thôi, hãy, đi, quá, lắm, …

+ Câu kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm

+ Câu có ý nghĩa mang tính chất ra lệnh, khuyên bảo, đề nghị.

Ví dụ 1: “Hãy bật điện lên cho sáng nào!” => Từ “hãy” ở đây là từ cầu khiến muốn yêu cầu một ai đó thực hiện một việc nào đó.

Ví dụ 2: “Thôi không phải khóc, mạnh mẽ lên nhé.” => Từ “ thôi” là từ câu khiến có ý khuyên bảo ai đó.

*Kiến thức mở rộng về câu cầu khiến

1. Câu cầu khiến là gì?

Câu cầu khiến là các câu sử dụng các từ ngữ cầu khiến như các từ hãy, đừng, chớ,...đi, thôi, nào... hay ngữ điệu cầu khiến, dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,...

2. Đặc điểm của câu cầu khiến

- Câu cầu khiến được sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày, vì đây là loại câu có thể dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị hoặc khuyên nhủ. Tùy theo mục đích mà người dùng có thể lựa chọn những từ ngữ khác nhau để đặt cho phù hợp. 

- Không phải trong trường hợp nào thì câu cầu khiến cũng được kết thúc bằng dấu chấm than, trong một số trường hợp có thể dùng dấu chấm để kết thúc câu cầu khiến nếu không mang hàm ý nhấn mạnh.

- Câu cầu khiến thường ngắn gọn, súc tích, ít từ và sử dụng nhiều trong văn nói và đôi khi câu cầu khiến còn được tối giản chủ ngữ để nhấn mạnh ý muốn nói.

- Vì vậy có thể kết luận rằng: để nhận biết một câu bất kỳ là câu cầu khiến hay không thì có thể dựa vào một số dấu hiệu như sau:

  • Nếu trong câu tồn tại các từ ngữ mang ngữ điệu cầu khiến (thôi, đừng, thôi nào, hãy, đi, đừng,...) thì chắc chắn đó là một câu cầu khiến. Ví dụ: Hãy im lặng đi!, Đừng có đi vào vùng cấm!,...

  • Nếu kết thúc câu bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm và ngữ điệu, ý nghĩa câu mang tính chất ra lệnh, khuyên bảo hoặc đề nghị. Ví dụ: Hãy mở sách giáo khoa ra, Đừng có dậy muộn nữa, Hãy đi làm đúng giờ,...

3. Tác dụng của câu cầu khiến

Câu cầu khiến có thể tùy ngữ điệu, vai vế, mục đích cuộc hội thoại mà có những tác dụng khác nhau, thông thường câu cầu khiến có các tác dụng:

- Câu cầu khiến có tác dụng ra lệnh: dùng trong trường hợp để ra lệnh cho người nhỏ tuổi hơn mình, có chức vụ địa vị thấp hơn.

Một số ví dụ minh họa:

  • Nhiệm vụ của bạn là hoàn thành công việc này trước cuộc họp tuần sau!

  • Em hãy mang bài đã làm lên bàn của tôi!

  • Hãy mở cửa khi khách bước vào!

- Câu cầu khiến có tác dụng đưa ra các yêu cầu, đề nghị: bạn có thể yêu cầu, đề nghị ai đó thực hiện theo ý mình, tác dụng yêu cầu có mức độ nhẹ hơn đề nghị và có thể áp dụng với bạn bè đồng nghiệp.

Một số ví dụ minh họa:

  • Cậu hãy trả vở cho tớ vào ngày mai nhé!

  • Chị lấy hộ em tập hồ sơ với ạ!

  • Cậu cất hộ tớ hộp bút vào cặp với nhé!

- Câu cầu khiến có tác dụng như một lời khuyên: nếu đó là những mối quan hệ thân thiết như anh em trong gia đình, bạn bè thì chúng ta có thể dùng câu cầu khiến để khuyên bảo người khác.

Một số ví dụ minh họa:

  • Đừng tự trách bản thân nữa! Con đã làm hết sức rồi mà.

  • Hãy nhớ ăn cơm đúng giờ nhé bạn!

  • Em đọc lại công thức bài làm đi!


Câu 5:

21/07/2024

Quan sát một đồ vật trong tranh, ghi lại những điều đã quan sát được về đặc điểm của đồ vật.

Quan sát một đồ vật trong tranh, ghi lại những điều đã quan sát được về (ảnh 1)

Xem đáp án

- Chiếc xe đạp:

(1) Màu sắc: xanh dương nước biển, màu đen, màu trắng

(2) Đặc điểm hình dạng, kích thước: bánh xe hình tròn và kích thước lớn, giỏ xe hình vuông, thân xe thuôn dài, xe đứng vững được nhờ chân chống.

(3) Đặc điểm hoạt động, công dụng: xe chạy bằng sức đạp của người, có tác dụng làm phương tiện di chuyển, chở người và đồ.

- Đèn bàn học:

(1) Màu sắc: màu đỏ, màu trắng

(2) Đặc điểm hình dạng, kích thước: đèn có bề ngang nhỏ hơn bề dọc, đế đèn lớn để giữ đèn không bị đổ, chụp đèn bao quanh bóng đèn.

(3) Đặc điểm hoạt động, công dụng: Đèn chạy bằng điện và có núm bật/tắt, dùng để chiếu sáng học tập,…


Câu 7:

18/07/2024

Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ, … về người thân.

Ví dụ:

Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ, … về người thân. Ví dụ:  (ảnh 1)

Xem đáp án

- Bài thơ: Tình mẹ

Cuộc đời mẹ làm sao kể hết

Những tháng ngày mỏi mệt buồn trông

Mẹ yêu vất vả trên đồng

Mồ hôi đổ xuống để bông lúa vàng

 

Quê nhà ấy nặng mang tình nghĩa

Nỗi nhớ mong về phía con khờ

Một lời ru tiếng ầu ơ

Thương người mẹ đã mong chờ đợi con

 

Trời giữa hạ lối mòn vai gánh

Tiết thu vàng cũng chạnh lòng thương

Gầy vai tóc bạc trăm đường

Lập đông còn đó giọt sương trắng màu

 

Tình mẹ đó ngàn sau nhớ mãi

Gió xuân về ấm lại đời con

Dù cho biển cạn núi mòn

Nghĩa ân của mẹ mãi son cuộc đời.


Bắt đầu thi ngay