Trang chủ Lớp 10 Tin học Bài tập Hệ nhị phân và ứng dụng có đáp án

Bài tập Hệ nhị phân và ứng dụng có đáp án

Bài tập Hệ nhị phân và ứng dụng có đáp án

  • 155 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

13/07/2024

Máy tính tính toán với các bit, các toán hạng là bit và kết quả cũng là bit.

a) Em sẽ chọn kết quả phép cộng hai bit 1+ 1 là 0, 1 hay 10? Tại sao?

b) Em sẽ chọn kết quả phép nhân hai bit 1*1 là 0, 1 hay 10? Tại sao?

Xem đáp án

a) Phép cộng 2 bit 1+ 1 là 10. Bởi hệ nhị phân chỉ gồm 2 số 0 và 1 và phép cộng giống như trong hệ thập phân. Khi đó 1+ 1 sẽ bằng 0 và nhớ 1. Vậy 1 + 1 = 10.

b) Phép nhân 1*1 sẽ bằng 1 vì phép nhân trong hệ nhị phân giống như hệ thập phân


Câu 2:

18/07/2024

Để đánh giá một món ăn, ta có thể dựa vào các tiêu chí ngon hay không, rẻ hay không. Em hãy phân biệt “ngon và rẻ” với “ngon hoặc rẻ” với “hoặc ngon hoặc rẻ”.

Xem đáp án

- Ngon và rẻ tức là món ăn đảm bảo cả hai tiêu chí là ngon và rẻ.

- Ngon hoặc rẻ tức là món ăn chỉ cần có một trong hai tính chất ngon, rẻ.

- Hoặc ngon hoặc rẻ tức là món ăn chỉ có thể ngon hoặc chỉ có thể rẻ, không thể không có 2 tính chất và không thể có đồng thời 2 tính chất.


Câu 3:

16/07/2024

Dãy bit 1101 biểu diễn số nào ở hệ thập phân? Em hãy quan sát hình sau và nêu nhận xét.

Dãy bit 1101 biểu diễn số nào ở hệ thập phân? Em hãy quan sát hình sau và nêu nhận xét (ảnh 1)

Xem đáp án

- Dãy bit 1101 biểu diễn số 13 ở hệ thập phân.

- Hình trên nói về cách chuyển đổi một số nguyên dương ở hệ thập phân sang hệ nhị phân.

Cách làm: chia số nguyên dương cho 2 được thương và số dư, sau đó tiếp tục lấy thương chia cho 2 được thương và số dư, làm lần lượt đến khi thương bẳng 0. Số dư đọc từ phép chia cuối lên đầu là dãy bit biểu thị số nguyên dương đó.


Câu 5:

20/07/2024

Chuyển hai số sau sang hệ nhị phân rồi thực hiện phép toán cộng (hoặc nhân) số nhị phân, kiểm tra lại kết quả qua số trong hệ thập phân.

1) 125 + 12

2) 125 × 6

Xem đáp án

Chuyển số qua hệ nhị phân: 12510 = 11111012; 1210 = 11002;610 = 1102.

1) 125 + 12 = 11111012 + 11002 = 100010012 = 13710. (đúng).

2) 125 × 6 = 11111012 × 1102 = 10111011102 = 75010. (đúng).


Câu 7:

18/07/2024
Trong hệ nhị phân khi nào thì phép toán AND có kết quả là 1? Khi nào thì phép toán OR có kết quả là 0?
Xem đáp án

- Trong hệ nhị phân phép toán AND có kết quả là 1 khi và chỉ khi hai bit toán hạng đều là 1.

- Trong hệ nhị phân phép toán OR có kết quả là 0 khi hai bit toán hạng đều là 0.


Câu 8:

23/07/2024

Điểm khác nhau giữa hai phép toán OR và XOR là gì?

Xem đáp án

Phép toán OR có kết quả là 0 khi hai bit toán hạng đều là 0, phép toán XOR có kết quả là 0 khi hai bit toán giống nhau, tức là hai bit toán đều là 0 hoặc đều là 1.


Câu 9:

21/07/2024

Tại sao phép toán NOT cũng được gọi là phép bù?

Xem đáp án

Phép toán NOT cũng được gọi là phép bù bởi vì bit chỉ nhận hai giá trị là 0 và 1. Nên phần bù của 0 chính là 1 và ngược lại.


Bắt đầu thi ngay