Trang chủ Lớp 10 Công nghệ Bài tập Công nghệ trồng cây không dùng đất có đáp án

Bài tập Công nghệ trồng cây không dùng đất có đáp án

Bài tập Công nghệ trồng cây không dùng đất có đáp án

  • 76 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

17/07/2024

Quan sát Hình 21.1, cho biết hình nào mô tả phương pháp trồng cây không dùng đất? Vì sao?

Quan sát Hình 21.1, cho biết hình nào mô tả phương pháp trồng cây không dùng đất? Vì sao (ảnh 1)

Xem đáp án

Hình mô tả phương pháp trồng cây không dùng đất:

- Hình A: trồng bằng giá thể

- Hình C: trồng bằng thủy canh

Câu 2:

22/07/2024

Quan sát Hình 21.2 và cho biết vì sao cây hồng môn có thể sống trong bình nước mà không cần đất.

Quan sát Hình 21.2 và cho biết vì sao cây hồng môn có thể sống trong bình nước mà không cần đất. (ảnh 1)

Xem đáp án

Cây hồng môn có thể sống trong bình nước mà không cần đất vì cây trồng trong bình nước có chứa dung dịch dinh dưỡng nên không cần đất.


Câu 3:

17/07/2024

Giá thể trồng cây cần có những đặc điểm gì?

Xem đáp án

Giá thể trồng cây cần có những đặc điểm:

- Có khả năng giữ ẩm, hút ẩm nhanh, thấm nước dễ dàng.

- Có khả năng giữ độ thoáng khí

- Có pH trung tính và khả năng ổn định pH.

- Có khả năng tái sử dụng hoặc phân hủy an toàn cho môi trường.

- Có khả năng tạo các lỗ gieo hạt, trồng cây.

- Giá thể phải nhẹ, rẻ và thông dụng.

- Sạch bệnh, không có nguồn nấm bệnh lây nhiễm (vì nó đóng vai trò như một hệ thống dẫn nước và dinh dưỡng đến bộ rễ)


Câu 4:

20/07/2024

Vì sao khi pha chế dung dịch dinh dưỡng cần phải có đủ 14 nguyên tố thiết yếu cho cây?

Xem đáp án

Khi pha chế dung dịch dinh dưỡng cần phải có đủ 14 nguyên tố thiết yếu cho cây vì:

Cây trồng cần chất dinh dưỡng đa lượng và cả các nguyên tố vi lượng để sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Với từng nguyên tố dinh dưỡng khác nhau cây trồng cần với liều lượng khác nhau. Mỗi nguyên tố đều đóng một vai trò quan trọng thiết yếu trong sự phát triển tốt của cây trồng:

- N (đạm):Là thành phần cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển bình thường.

- P (Lân): chất rất cần thiết cho việc trao đổi năng lượng, protein và phân chia tế bào ở cây.

- K (Kali): tăng khả năng hoạt động của khí khổng, chuyển hóa enzim để cây quang hợp và tổng hợp hydrat carbon.

- Mg (Magie): thành phần được dùng để tạo nên chất diệp lục.

- S (Lưu huỳnh): yếu tố dinh dưỡng thứ 4 của cây trồng sau đạm, lân và kali; là chất cần thiết cho sự hình thành chất diệp lục, thúc đẩy quá trình thành thục và chín của quả và hạt; tham gia vào hoạt động trao đổi chất, vitamin và các coenzim A.

- Cu (Đồng): cần thiết cho sự hình thành diệp lục và làm xúc tác cho một số phản ứng khác trong cây; Giúp xúc tiến quá trình hình thành vitamin A cho cây; tăng khả năng chịu hạn, chịu nóng, chịu lạnh.

- B (Bo): cần thiết cho sự nẩy mầm của hạt phấn, sự tăng trưởng của ống phấn, cần thiết cho sự hình thành của thành tế bào và hạt giống; đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành protein.

- Fe (Sắt): Là chất có tác dụng tổng hợp và duy trì diệp lục tố.

- Mn (Mangan): thành phần quan trọng cho quá trình hô hấp của cây.

- Kẽm (Zn): Có vai trò quan trọng với việc tổng hợp đạm và hình thành các chất dinh dưỡng trong cây.

- Mo (Modelipden): cần cho sự tổng hợp và hoạt động của men khử Nitrat; cần thiết cho việc chuyển hóa Lân từ dạng vô cơ sang hữu cơ trong cây.


Câu 5:

21/07/2024

Quan sát Hình 21.4 và nêu loại cây trồng ở địa phương em có thể ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt để trồng cây.

Quan sát Hình 21.4 và nêu loại cây trồng ở địa phương em có thể ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt để trồng cây (ảnh 1)

Xem đáp án

Loại cây trồng ở địa phương em có thể ứng dụng hệ thống lưới nhỏ giọt để trồng cây: dưa chuột, cây chuối, một số loại cây cảnh,..


Câu 7:

20/07/2024

Em hãy cho biết mối quan hệ giữa cá và cây trong Hình 21.6.

Em hãy cho biết mối quan hệ giữa cá và cây trong Hình 21.6 (ảnh 1)

Xem đáp án

Mối quan hệ giữa cá và cây trong hình:

Sử dụng chất thải từ cá nhờ sự chuyển hóa từ các loài vi sinh vật thành chất dinh dưỡng cần thiết và đầy đủ cho sự phát triển của cây. Ngược lại, thay vì xả nước ra môi trường, sử dụng cây trồng để làm sạch nước và trả lại cho bể cá. Nước này có thể được tái sử dụng vô thời hạn và chỉ cần thay thế khi nó bị mất do bay hơi. Đây là một hệ thống tuần hoàn khép kín hoàn hảo.


Câu 8:

17/07/2024

Loại giá thể nào có thể sử dụng để thay thế mút xúp trồng xà lách trong hệ thống thuỷ canh tĩnh trong Hình 21.7B.

Loại giá thể nào có thể sử dụng để thay thế mút xúp trồng xà lách trong hệ thống thuỷ canh tĩnh trong Hình 21.7B. (ảnh 1)

Xem đáp án

Có thể sử dụng mùn dừa, sỏi nhẹ, xơ dừa, trấu hun để thay thế mút xốp trồng xà lách trong hệ thống thủy canh tĩnh trong Hình 21.7B.


Câu 9:

17/07/2024

Hệ thống khí canh ở hình 21.8 có thể ứng dụng để nhân giống bằng phương pháp giâm cành được không? Vì sao?

Hệ thống khí canh ở hình 21.8 có thể ứng dụng để nhân giống bằng phương pháp giâm cành được không? Vì sao (ảnh 1)

Xem đáp án

- Theo em là không.

- Giải thích: Vì giâm cành là cắt 1 đoạn cành nào đó có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới; đặc điểm của của cây đem giâm cành là: cành phải có các mấu, trên cành có đủ mắt, chồi, có khả năng tạo rễ phụ nhanh. Mà cây trồng trong hệ thống khí canh Hình 21.8 không đảm bảo yêu cầu.


Bắt đầu thi ngay