Bài tập Câu lệnh rẽ nhánh có đáp án
-
248 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
18/07/2024Ngôn ngữ lập trình nào cũng cần loại câu lệnh để yêu cầu thực hiện một việc nhưng chỉ thực hiện trong một điều kiện cụ thể nào đó. Nếu em là người sáng tạo ra một ngôn ngữ lập trình thì em sẽ quy định viết câu lệnh đó như thế nào?
Nếu em là người sáng tạo ra một ngôn ngữ lập trình thì em sẽ quy định viết câu lệnh đó là If <điều kiện>…..Else ...
Câu 3:
22/07/2024Hoàn thiện câu lệnh if trong chương trình ở Hình 8a để có được chương trình nhập từ bàn phím ba số thực a, b, c và đưa ra màn hình thông báo “Cả ba số đều dương” nếu ba số nhập vào đều dương. Hình 8b minh hoạ một kết quả chạy của chương trình.
Câu lệnh:
if (a > 0 and b > 0 and c > 0):
Câu 4:
19/07/2024Viết chương trình để nhập từ bàn phím hai số nguyên a và b, đưa ra màn hình thông báo “Positive” nếu a + b > 0, “Negative” nếu a + b < 0 và “Zero” nếu a + b = 0.
Ví dụ:
INPUT |
OUTPUT |
a = 4 b = -10 |
Negative |
Chương trình:
a = int(input("Nhập a: "))
b = int(input("Nhập b: "))
if a + b > 0:
print("Positive")
elif a + b < 0:
print("Negative")
else:
print("Zero")
Câu 5:
20/07/2024Năm nhuận là những năm chia hết cho 400 hoặc là những năm chia hết cho 4 nhưng không chia hết cho 100 và 400. Đặc biệt, những năm chia hết cho 3328 được đề xuất là năm nhuận kép. Với số nguyên dương n nhập từ bàn phím, em hãy đưa ra màn hình thông báo “Không là năm nhuận” nếu n không phải là năm nhuận; “Năm nhuận” nếu n là năm nhuận và “Năm nhuận kép nếu n là năm nhuận kép”.
n = int(input("Nhập n: "))
if (n % 400 == 0) or (n % 4 ==0 and n % 100 != 0 and n % 400 != 0):
if n % 3328 == 0:
print("Năm nhuận kép")
else:
print("Năm nhuận")
else:
print("Không là năm nhuận")
Câu 6:
18/07/2024Trong các câu sau đây, những câu nào đúng?
1) Trong câu lệnh rẽ nhánh của ngôn ngữ lập trình bậc cao phải có một biểu thức logic thể hiện điều kiện rẽ nhánh.
2) Biểu thức logic chỉ được lấy làm điều kiện rẽ nhánh nếu chưa chạy chương trình đã xác định được giá trị của biểu thức đó đúng hay sai.
3) Có thể kết nối các biểu thức logic với nhau bằng các phép tính logic để được một điều kiện rẽ nhánh.
4) Trong Python câu lệnh rẽ nhánh có dạng: if <điều kiện> else <các câu lệnh>.
Những câu đúng: 1, 3
2) Biểu thức logic chỉ được lấy làm điều kiện rẽ nhánh nếu biểu thức điều kiện xác định được giá trị của biểu thức đó đúng hay sai.
4) Trong Python có 2 câu lệnh rẽ nhánh có dạng: if <điều kiện> else <các câu lệnh> và if <điều kiện>: Câu lệnh hoặc nhóm câu lệnh
Có thể bạn quan tâm
- Thi Online Trắc nghiệm Bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh có đáp án (2772 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Thi Online Trắc nghiệm Bài 1. Làm quen với ngôn ngữ lập trình bậc cao có đáp án (2798 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Bài 2: Biến, phép gán và biểu thức số học có đáp án (1868 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Bài 4. Các kiểu dữ liệu số và câu lệnh vào-ra đơn giản có đáp án (1750 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Bài 8: Câu lệnh lặp có đáp án (825 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Bài 12: Kiểu dữ liệu, xâu kí tự- xử lí xâu kí tự có đáp án (821 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Bài 10: Chương trình con và thư viện các chương trình con có sẵn có đáp án (754 lượt thi)
- Thi Online Trắc nghiệm Bài 14: Kiểu dữ liệu danh sách-xử lí danh sách có đáp án (532 lượt thi)