Trang chủ Lớp 7 Toán Bài tập Biểu đồ đoạn thẳng có đáp án

Bài tập Biểu đồ đoạn thẳng có đáp án

Bài tập Biểu đồ đoạn thẳng có đáp án

  • 95 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

17/07/2024

Hãy nêu nhận xét của em về sự tăng hoặc giảm của số liệu theo thời gian trong bảng dữ liệu sau.

Hãy nêu nhận xét của em về sự tăng hoặc giảm của số liệu theo (ảnh 1)
Xem đáp án

Trong bảng số liệu, điểm Toán của bạn Tú trong 5 tuần liên tiếp có sự thay đổi:

- Từ tuần 1 đến tuần 2: giảm 2 điểm (từ 8 điểm xuống 6 điểm).

- Từ tuần 2 đến tuần 3: số điểm không thay đổi.

- Từ tuần 3 đến tuần 5: tăng 4 điểm (từ 6 điểm đến 10 điểm).


Câu 3:

17/07/2024

Bảng dữ liệu sau cho biết số cá bắt được cất vó trong mỗi giờ từ 7 giờ đến 12 giờ của bạn Cát. Em hãy vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn bảng dữ liệu này.

Bảng dữ liệu sau cho biết số cá bắt được cất vó trong mỗi giờ từ 7 giờ (ảnh 1)
Xem đáp án

Ta thực hiện các bước sau:

Bước 1: Vẽ hai trục ngang và dọc vuông góc với nhau.

- Trục ngang: Biểu diễn giờ cất vó.

- Trục dọc: Biểu diễn số cá với khoảng cách mỗi vạch chia là 2.

Bước 2:

- Tại mỗi giờ cất vó trên trục ngang, đánh dấu một điểm cách mốc tời gian theo chiều thẳng đứng một khoảng bằng số liệu tại mốc thời gian đó, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc (dựa vào bảng số liệu).

- Vẽ các đoạn thẳng nối từng cặp điểm tương ứng với cặp mốc thời gian liên tiếp, ta được một đường gấp khúc biểu diễn sự thay đổi của số liệu theo thời gian.

Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ.

- Ghi tên biểu đồ: Số cá bắt được từ khi cất vó từ 7 giờ đến 12 giờ của bạn Cát.

- Ghi chú các số liệu tại các đầu đoạn thẳng.

- Ghi tên hai trục:

+ Trục ngang: Giờ.

+ Trục dọc: Số con cá.

Vậy ta có biểu đồ đoạn thẳng như sau:

Bảng dữ liệu sau cho biết số cá bắt được cất vó trong mỗi giờ từ 7 giờ (ảnh 2)

Câu 4:

17/07/2024

Trong các đoạn thẳng tạo thành đường gấp khúc trong biểu đồ ở Ví dụ 2, em hãy cho biết:

a) Đoạn nào dốc lên? Đoạn nào dốc xuống?

b) Ngày nào lớp 7A thu gom được trên 100 chai nhựa?

Trong các đoạn thẳng tạo thành đường gấp khúc trong biểu đồ ở Ví  (ảnh 1)
Xem đáp án

a) Trong các đoạn thẳng tạo thành đường gấp khúc trong biểu đồ ở Ví dụ 2:

- Đoạn dốc lên là từ thứ Hai đến thứ Tư và từ thứ Sáu đến Chủ nhật.

- Đoạn dốc xuống là từ thứ Tư đến thứ Sáu.

b) Ngày thứ Bảy và Chủ nhật lớp 7A thu gom được trên 100 chai nhựa.


Câu 5:

17/07/2024

Hãy phân tích biểu đồ đoạn thẳng sau:

Hãy phân tích biểu đồ đoạn thẳng sau: (ảnh 1)
Xem đáp án

Phân tích biểu đồ đoạn thẳng trên như sau:

- Biểu đồ biểu diễn thông tin về lượng mưa trung bình các tháng năm 2019 tại Thành phố Hồ Chí Minh (mm).

- Đơn vị thời gian là tháng, đơn vị số liệu là mm.

- Tháng 9 có lượng mưa cao nhất (342 mm).

- Tháng 2 có lượng mưa thấp nhất (4 mm).

- Lượng mưa tăng giữa các tháng: 2 – 6; 8 – 9.

- Lượng mưa giảm giữa các tháng: 1 – 2; 6 – 8; 9 – 12.


Câu 6:

17/07/2024

Nếu quy ước rằng lượng mưa của mỗi tháng trong mùa mưa trên 100 mm, em hãy cho biết mùa mưa tại Thành phố Hồ Chí Minh thường bắt đầu từ tháng nào và đến tháng nào thì kết thúc.

Xem đáp án

Các tháng có lượng mưa trên 100 mm là tháng 5 đến tháng 11.

Vậy mùa mưa tại Thành phố Hồ Chí Minh thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11.


Câu 7:

17/07/2024

Vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn dữ liệu của bảng thống kê sau:

Vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn dữ liệu của bảng thống kê sau: (ảnh 1)
Xem đáp án

Ta thực hiện các bước sau:

Bước 1: Vẽ hai trục ngang và dọc vuông góc với nhau.

- Trục ngang: Biểu diễn tháng đạt điểm tốt.

- Trục dọc: Biểu diễn số học sinh đạt điểm tốt của tháng đó với khoảng cách mỗi vạch chia là 2.

Bước 2:

- Tại mỗi tháng (tháng 9, 10, 11, 12) trên trục ngang, đánh dấu một điểm cách mốc tời gian theo chiều thẳng đứng một khoảng bằng số liệu tại mốc thời gian đó, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc (dựa vào bảng số liệu).

- Vẽ các đoạn thẳng nối từng cặp điểm tương ứng với cặp mốc thời gian liên tiếp, ta được một đường gấp khúc biểu diễn sự thay đổi của số liệu theo thời gian.

Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ.

- Ghi tên biểu đồ: Số học sinh lớp 7C đạt điểm tốt môn Toán trong 4 tháng.

- Ghi chú các số liệu tại các đầu đoạn thẳng.

- Ghi tên hai trục:

+ Trục ngang: Tháng.

+ Trục dọc: Số học sinh.

Vậy ta có biểu đồ đoạn thẳng như sau:

Vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn dữ liệu của bảng thống kê sau: (ảnh 2)

Câu 8:

21/07/2024

Quan sát biểu đồ dưới đây và trả lời câu hỏi.

Quan sát biểu đồ dưới đây và trả lời câu hỏi. (ảnh 1)

a) Biểu đồ biểu diễn các thông tin về vấn đề gì?

b) Đơn vị thời gian là gì?

c) Tháng nào cửa hàng có doanh thu cao nhất?

d) Tháng nào cửa hàng có doanh thu thấp nhất?

e) Doanh thu của cửa hàng tăng trong những khoảng thời gian nào?

f) Doanh thu của cửa hàng giảm trong những khoảng thời gian nào?

Xem đáp án

a) Biểu đồ biểu diễn thông tin về doanh thu trong 12 tháng của cửa hàng A (triệu đồng).

b) Đơn vị thời gian là tháng.

c) Tháng 12 cửa hàng có doanh thu cao nhất (85 triệu đồng).

d) Tháng 5 cửa hàng có doanh thu thấp nhất (50 triệu đồng).

e) Doanh thu của cửa hàng tăng giữa các tháng: 1 – 4; 5 – 6; 7 – 8; 10 – 12.

f) Doanh thu của cửa hàng giảm giữa các tháng: 4 – 5; 6 – 7; 8 – 10.


Câu 9:

17/07/2024

Hãy phân tích biểu đồ đoạn thẳng sau:

Hãy phân tích biểu đồ đoạn thẳng sau: (ảnh 1)
Xem đáp án

Phân tích biểu đồ đoạn thẳng trên như sau:

- Biểu đồ biểu diễn thông tin về nhiệt độ trung bình các tháng năm 2020 tại Thành phố Hồ Chí Minh (oC).

- Đơn vị thời gian là tháng, đơn vị số liệu là oC.

- Tháng 4 có nhiệt độ cao nhất (30,5oC).

- Tháng 12 có nhiệt độ thấp nhất (26oC).

- Nhiệt độ tăng giữa các tháng: 1 – 4.

- Nhiệt độ giảm giữa các tháng: 4 – 12.


Bắt đầu thi ngay