Trang chủ Lớp 7 Hoạt động trải nghiệm Bài tập Bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh có đáp án

Bài tập Bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh có đáp án

Bài tập Bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh có đáp án

  • 164 lượt thi

  • 4 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

17/07/2024

Giới thiệu về các di tích, danh lam thắng cảnh ở các vùng, miền của đất nước mà em biết.

Gợi ý:

+ Tên di tích, danh lam thắng cảnh;

+ Nét đặc trưng của di tích, danh lam thắng cảnh;

+ Những hành động, viẹc làm của du khách khi đến thăm các di tích, danh lam thắng cảnh này.

Xem đáp án

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh - Thành cổ Quảng Trị

“Cỏ non Thành Cổ một màu xanh non tơ

Bình minh Thành Cổ cỏ mềm theo gió đung đưa.

Cỏ non Thành Cổ một màu xanh non tơ

Nào có ai ngờ nơi đây một thời máu đổ…”

Nói đến Quảng Trị ta không thể không nhắc đến thành cổ Quảng Trị, danh lam thắng cảnh cũng như di tích lịch sử và là nơi tưởng niệm về những anh hùng liệt sĩ của “một thời máu đổ”.

Thành cổ Quảng Trị tọa lạc ở trung tâm thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, là di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam. Thành được xây dựng bằng đất dưới triều vua Gia Long, ban đầu thành cổ Quảng Trị nằm ở phường Tiền Kiên (Triệu Thành – Triệu Phong), đến năm 1809, vua Gia Long cho dời đến xã Thạch Hãn (tức vị trí ngày nay, thuộc phường 2, thị xã Quảng Trị).

Không chỉ ghi lại dấu tích về một sự kiện đẫm máu mà bi thương của dân tộc, mà thành Cổ Quảng Trị còn mang đậm dấu ấn kiến trúc thời Nguyễn. Thành có dạng hình vuông, chu vi tường thành là hơn 2.000 m, cao hơn 4 m, dưới chân dày hơn 12 m, bao quanh có hệ thống hào, bốn góc thành là 4 pháo đài nhô hẳn ra ngoài. Thành được xây theo lối kiến trúc thành trì Việt Nam với tường thành bao quanh hình vuông được làm từ gạch nung cỡ lớn; kết dính bằng vôi, mật mía và một số phụ gia khác trong dân gian.

Thành trổ bốn cửa chính ở các phía Đông, Tây, Nam, Bắc. Kiến trúc của mỗi cổng thành xây bằng gạch, gồm hai tầng: tầng dưới là phần nền với bộ phận chính là cổng thành xây vòm cuốn theo kỹ thuật “bốn viên kê dọc, nêm giữa, đội khuôn”; tầng trên là một vọng lâu có kiến trúc độc đáo theo lối vọng lâu xây bằng gạch, mái cong, lợp ngói âm dương.

Nội thành có nhiều công trình kiến trúc được xây dựng nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho việc ở và làm việc của các cơ quan công đường thuộc bộ máy hành chính của tỉnh Quảng Trị. Trong đó, Hành cung là công trình trọng yếu, là nơi để Vua ngự và thăng quan cho các quan cấp tỉnh ở Quảng Trị hay tổ chức các lễ tiết trong năm.

Như vậy, thành cổ Quảng Trị đã và đang chiếm giữ một vị trí quan trọng với người dân đất Quảng nói chung và người Việt Nam nói riêng. Những giá trị của nơi đây cần được bảo tồn, duy trì và phát huy, lưu truyền lại cho thế hệ nay và mai sau để những thế hệ ấy có cơ hội tìm hiểu, tiếp thu kiến thức về lịch sử nước nhà từ đó thêm trân trọng nền hòa bình của đất nước bởi nó đã được đánh đổi bằng mồ hôi, xương máu của ông cha ta và để có thêm động lực, có thêm lý do mục tiêu cố gắng học tập để cống hiến cho quê hương, đất nước.

Qua bao thăng trầm lịch sử, thành cổ Quảng Trị vẫn ở đó, nhưng người đã mãi ra đi không thể quay về. Là nhân chứng cho những tội ác của chủ nghĩa thực dân và đế quốc, cũng là nhân chứng cho những nỗi đau bi thương của cả dân tộc, mẹ mất con, con mất cha, vợ mất chồng. Nơi những người anh hùng đã nằm xuống vì sự tàn bạo của chiến tranh.


Câu 2:

21/07/2024

Nêu những hành vi nên và không nên khi tham quan di tích, danh lam thắng cảnh.

Gợi ý:

Nêu những hành vi nên và không nên khi tham quan di tích, danh lam thắng cảnh (ảnh 1)

Xem đáp án

Những việc nên làm

Những việc không nên làm

- Không vứt rác bừa bãi

- Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa

- Không thực hiện hành vi chống phá với di tích, danh lam thắng cảnh

- Tự ý đào bới, tìm kiếm di vật, bảo vật trong các di tích

- Tuyên truyền giá trị tốt đẹp của cảnh quan

- Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật – văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật.

- Tìm hiểu lịch sử, giá trị của các cảnh quan

- Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để mê tín dị đoan và thực hiện hành vi trái pháp luật khác.


Câu 3:

18/07/2024

Tổ chức phiên họp bàn tròn với chủ đề Chung tay bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương.

Phiên họp bàn tròn:

- Thành viên cuộc họp ngồi xung quanh một chiếc bàn, không phân biệt vị trí, chức danh, tuổi tác…

- Tạo điều kiện cho sự trao đổi ý kiến bình đẳng, cởi mở giữa những người tham gia. Mọi quan điểm đều được tôn trọng và xem xét.

Tổ chức phiên họp bàn tròn với chủ đề Chung tay bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương (ảnh 1)

Gợi ý đóng vai các thành phần tham gia phiên họp:

+ Nhà trường;

+ Gia đình;

+ Các đoàn thể ở địa phương (Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên,...);

+ Cơ quan văn hóa phụ trách về di tích (Phòng Văn hóa – Thông tin của quận/huyện);

+ Các nhóm tình nguyện trong cộng đồng.

Gợi ý cách tổ chức phiên họp:

Phân công người đóng vai các thành phần tham gia, người chủ trì, thư kí phiên họp

Các thành viên trình bày, trao đổi về những việc mình có thể làm để bảo vệ, giữ gìn di tích, danh làm thắng cảnh ở địa phương

Người chủ trì điều khiển quá trình thảo luận, tổng kết nội dung, đưa ra thông điệp của phiên họp

- Cùng cam kết thực hiện các hành vi, việc làm bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh mà em đến tham quan.

Xem đáp án

- Học sinh tổ chức phiên họp bàn tròn theo hướng dẫn.

- Phiên họp được tổ chức theo cách quy trình

Phân công người đóng vai các thành phần tham gia, người chủ trì, thư kí phiên họp

Các thành viên trình bày, trao đổi về những việc mình có thể làm để bảo vệ, giữ gìn di tích, danh làm thắng cảnh ở địa phương

Người chủ trì điều khiển quá trình thảo luận, tổng kết nội dung, đưa ra thông điệp của phiên họp

- Học sinh phân công những thành phần tham dự

- Chuẩn bị các tài liệu để trình bày

- Đề xuất người chủ trì điều khiển cuộc họp

- Thực hiện cam kết thực hiện hành vi, việc làm bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh mà em đến tham quan: Tôn trọng nội quy, nâng cao ý thức bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh.


Câu 4:

22/07/2024

Bảo vệ, giữ gìn và tôn vinh giá trị của các di tích, danh lam thắng cảnh là trách nhiệm của mỗi học sinh.

Bảo vệ, giữ gìn và tôn vinh giá trị của các di tích, danh lam thắng cảnh là trách nhiệm của mỗi học sinh (ảnh 1)

Xem đáp án

- Em đánh giá bản thân sau chủ đề theo các tiêu chí 01, 02.

- Phát huy những điều tích cực và khắc phục những hạn chế.

- Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề: Hoàn thành tốt/ Hoàn thành/ Cần cố gắng.


Bắt đầu thi ngay