Trang chủ Lớp 7 Giáo dục công dân Bài tập Bảo tồn di sản văn hóa có đáp án

Bài tập Bảo tồn di sản văn hóa có đáp án

Bài tập Bảo tồn di sản văn hóa có đáp án

  • 631 lượt thi

  • 18 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

13/07/2024

Di sản văn hoá là tài sản của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau, là nguồn tài nguyên quý báu tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững cho con người và xã hội.

Hãy chia sẻ hiểu biết của em về những làn điệu dân ca ấy.

Xem đáp án

Dân ca Việt Nam là một thể loại âm nhạc cổ truyền của Việt Nam, được lưu truyền trong dân gian. Dân ca có nhiều làn điệu từ khắp các miền cộng đồng người, thể hiện qua có nhạc hoặc không có nhạc của các dân tộc Việt Nam. ... Các làn điệu dân ca thể hiện phong cách bình dân, sát với cuộc sống lao động mọi người.


Câu 2:

23/07/2024

Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

a) Em hãy cho biết tên của di sản gắn với từng hình ảnh trên và những đặc điểm chung của các hình (ảnh 1)

Em hãy cho biết tên của di sản gắn với từng hình ảnh trên và những đặc điểm chung của các hình ảnh đó.

Xem đáp án

- Hình 1: Chùa một cột.

- Hình 2: Phố Cổ Hội An.

- Hình 3: Thánh địa Mỹ Sơn.

- Hình 4: Đờn ca Tài tử Nam Bộ

- Hình 5: Hát then

- Hình 6: Hát văn.

Các hình ảnh trên đều là các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam có từ xa xưa và được lưu truyền đến ngày nay.


Câu 3:

23/07/2024
Theo em, di sản văn hoá là gì?
Xem đáp án
Di sản văn hoá là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Câu 4:

13/07/2024

Em hãy chỉ ra sự khác biệt giữa các di sản văn hoá trong các sự kiện trên (ảnh 1)

Em hãy chỉ ra sự khác biệt giữa các di sản văn hoá trong các sự kiện trên.
Xem đáp án

Sự khác biệt giữa các di sản văn hoá trong các sự kiện trên là có những loại di sản là sản phẩm vật chất và có những loại di sản mang tính chất tinh thần.


Câu 5:

22/07/2024

Theo em, di sản văn hoá có thể được chia thành những loại nào?

Em hãy chia sẻ hiểu biết của em về các loại di sản văn hoá đó.

Xem đáp án

Theo em, di sản văn hoá có thể được chia thành hai loại: di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

- Di sản văn hoá vật thể: là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

- Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.


Câu 6:

22/07/2024

Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học,

Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học có từ một trăm năm tuổi trở lên.

Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học.

(Theo Luật Di sản văn hoá năm 2013)

Dựa vào thông tin trên, em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết di sản văn hoá nào là: Di tích lịch sử, Danh lam thắng cảnh, Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; Di sản văn hoá phi vật thể. Giải thích vì sao.

Dựa vào thông tin trên, em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết di sản văn hoá nào là (ảnh 1)

Xem đáp án

- Di sản văn hóa vật thể:

+ Hình 1: Văn Miếu Quốc Tử Giám.

+ Hình 2: Trống đồng Đông Sơn.

+ Hình 3: Vịnh Hạ Long

Những hình ảnh trên là di sản văn hóa vật thể vì đều là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

- Di sản văn hóa phi vật thể:

+ Hình 4: Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Vì di sản văn hóa trên là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.


Câu 7:

14/07/2024

Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ VIỆT NAM

VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Những năm qua, các di sản văn hoá được nhận diện giá trị, bảo tồn và phát huy, đã góp phần quan trọng vào việc giáo dục lịch sử, vun đắp truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần xây dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia, truyền bá các giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học và thẩm mĩ quan trọng của di sản văn hoá Việt Nam ra thế giới, thông qua hoạt động du lịch, giao lưu văn hoá và hợp tác phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Di sản văn hoá Việt Nam đã và đang thể hiện ngày càng rõ hơn vai trò quan trọng trong việc giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, hình thành nên nguồn nhân lực đóng góp trực tiếp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trên phương diện kinh tế - xã hội, nhiều di sản văn hoá đã trở thành những sản phẩm văn hoá- du lịch hoàn chỉnh, vừa là động lực vừa là mục tiêu cho sự phát triển ngành kinh tế mũi nhọn du lịch, đồng thời, từng bước làm thay đổi cơ cấu kinh tế của địa phương nơi có di sản, mang tới cho cộng đồng và địa phương những lợi ích thiết thực và bền vững.

Theo em, thông tin trên đã cho thấy di sản văn hoá có ý nghĩa như thế nào với con người và xã hội?

Xem đáp án

Theo em, thông tin trên đã cho thấy di sản văn hoá có ý nghĩa:

- Góp phần quan trọng vào việc giáo dục lịch sử, vun đắp truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần xây dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia, truyền bá các giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học và thẩm mĩ quan trọng của di sản văn hoá Việt Nam ra thế giới, thông qua hoạt động du lịch, giao lưu văn hoá và hợp tác phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

- Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, hình thành nên nguồn nhân lực đóng góp trực tiếp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Vừa là động lực vừa là mục tiêu cho sự phát triển ngành kinh tế mũi nhọn du lịch, đồng thời, từng bước làm thay đổi cơ cấu kinh tế của địa phương nơi có di sản, mang tới cho cộng đồng và địa phương những lợi ích thiết thực và bền vững.


Câu 8:

13/07/2024

Em hãy chia sẻ thêm những hiểu biết của mình về ý nghĩa của di sản văn hoá.

Xem đáp án

Ý nghĩa của di sản văn hoá:

- Là tài sản, niềm tự hào của dân tộc, thể hiện lịch sử, sự sáng tạo và bản sắc dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển, đồng thời

- Di sản văn hoá góp phần phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm phong phú kho tàng di sản văn hoá nhân loại.


Câu 9:

19/07/2024

Em hãy đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

Luật Di sản văn hoá năm 2001

Điều 14. Tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá,

2. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá,

3. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá,

4. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất,

5. Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá,

Điều 16 (trích). Tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp di sản văn hoá có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1 Bảo vệ, giữ gìn di sản văn hoá,

2. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di sản văn hoá,

Căn cứ vào những quy định của pháp luật trong thông tin, em hãy nhận xét việc làm, hành động (ảnh 1)

Căn cứ vào những quy định của pháp luật trong thông tin, em hãy nhận xét việc làm, hành động của các tổ chức, cá nhân trong các hình ảnh trên.

Xem đáp án

- Việc làm, hành động của các tổ chức, cá nhân trong hình 1, hình 2 đã góp phần duy trì và phát huy văn hóa của dân tộc.

- Việc làm, hành động của các tổ chức, cá nhân trong hình 3, hình 4, hình 5 là vi phạm quy định của nhà nước về việc bảo tồn, giữ gìn và phát triển di sản văn hóa.


Câu 10:

13/07/2024

Trước những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa, em cần thể hiện thái độ và hành động như thế nào?

Xem đáp án

Trước những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa, em cần thể hiện thái độ kịch liệt phản đối và hành động lên án, ngăn chặn những hành vi vi phạm, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để có biện phạm kịp thời..


Câu 12:

13/07/2024

Cho các di sản: Khu du lịch Tràng An Ninh Binh), Nhã nhạc cung đình Huế, Bàu Trắng (Bình Thuận), Lễ hội đua thuyền định Bình Thuỷ (An Giang), Địa đạo Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), Động Phong Nha (Quảng Bình), Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội), Dân ca Quan Họ Bắc Ninh, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Nghề gốm Thanh Hà (Quảng Nam), Lễ cấp sắc của người Dao Tiền (Phú Thọ), Lễ hội Ada Koonh (Mừng lúa mới) của người Pa Cô.

Em hãy phân loại các di sản theo bảng gợi ý dưới đây:

Di tích lịch sử, văn hoá

Danh lam

thắng cảnh

 

Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

 

Di sản văn hoá

phi vật thể

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án

Di tích lịch sử, văn hoá

Danh lam

thắng cảnh

 

Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

 

Di sản văn hoá

phi vật thể

Địa đạo Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh)

Khu du lịch Tràng An Ninh Binh)

Truyện Kiều (Nguyễn Du)

Nhã nhạc cung đình Huế

Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội),

Bàu Trắng (Bình Thuận)

 

Lễ hội đua thuyền định Bình Thuỷ (An Giang)

Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang)

Động Phong Nha (Quảng Bình)

 

Dân ca Quan Họ Bắc Ninh

 

 

 

Nghề gốm Thanh Hà (Quảng Nam)

 

 

 

Lễ cấp sắc của người Dao Tiền (Phú Thọ)

 

 

 

Lễ hội Ada Koonh (Mừng lúa mới) của người Pa Cô.


Câu 14:

13/07/2024
Nếu gặp những người đang viết, vẽ như vậy, em có thể nói gì với họ?
Xem đáp án

Nếu gặp những người đang viết, vẽ như vậy, em sẽ nói: “Mọi người không nên viết, vẽ bậy sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan của di tích, mọi người nên giữ gìn và bảo vệ những di sản của dân tộc”


Câu 15:

22/07/2024

Giả sử trong quá trình đào móng xây nhà, bố em phát hiện có vật cổ không rõ nguồn gốc từ đầu. Em sẽ khuyên bố làm gì? Vì sao?

Xem đáp án

Giả sử trong quá trình đào móng xây nhà, bố em phát hiện có vật cổ không rõ nguồn gốc từ đầu. Em sẽ khuyên bố nên mang đến cơ quan chính quyền để khai báo và giao nộp, vì đây là sản vật cổ thì nên được cơ quan nhà nước lưu giữ và bảo vệ.


Câu 16:

13/07/2024

Em hãy kể tên một số di sản văn hoá ở địa phương. Em đã làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ và phát huy những di sản văn hoá đó?

Xem đáp án

- Tên một số di sản văn hóa quê em: chùa Keo(Thái Bình), Hát chèo (Thái Bình)

- Em đã giới thiệu với bạn bè khắp nơi về di sản văn hóa của quê hương mình.

Câu 18:

21/07/2024

Em hãy cùng bạn xây dựng kế hoạch chăm sóc di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương và thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng.

Xem đáp án

Liệt kê những kế hoạch cụ thể:

- Tuyên truyền với mọi người cùng chung tay giữ gìn và phát triển những di tích văn hóa.

- Thường xuyên có những bài viết nhằm giới thiệu đến bạn bè khắp mọi nơi biết về di sản đó.


Bắt đầu thi ngay