Bài tập Bài 9: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại có đáp án
Bài tập Bài 9: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại có đáp án
-
87 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
13/07/2024“Tàu Thanh Niên Đông Nam Á – Nhật Bản”, hoạt động thường niên của đại diện thanh niên các nước Đông Nam Á và Nhật Bản, bắt đầu từ năm 1974 đến nay, là chuyến hải trình mà các bạn trẻ đều mong muốn được tham dự. Một trong những hoạt động thu hút các bạn trẻ là tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm về lịch sử, văn hóa Đông Nam Á. Tất cả đều tự hào về nền văn minh lâu đời trong khu vực và mong muốn được chia sẻ với bạn bè quốc tế về các giá trị trường tồn của nó. Vì sao văn minh Đông Nam Á lại là chủ đề thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ? Nền văn minh này đã được hình thành trên những cơ sở nào?
- Nền văn minh Đông Nam Á được hình thành trên 3 cơ sở:
+ Cơ sở về điều kiện tự nhiên
+ Cơ sở về xã hội
+ Cơ sở từ những ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ và Trung HoaCâu 2:
13/07/2024Xác định trên lược đồ (Hình 1, tr.77) các nước Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. Xác định và nêu nhận xét của em về vị trí địa lí khu vực Đông Nam Á.
- Các nước Đông Nam Á lục địa, gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma
- Các nước Đông Nam Á hải đảo: Malaixia, Philippin, Brunay, Đông Timo, Singapo, Inđônêxia.
- Vị trí của Đông Nam Á:
+ Ở phía Đông Nam Á của châu Á
+ Nằm trên con đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, khu vực Đông Nam Á được xem như một “ngã tư đường”, cầu nối của những nền văn minh lớn trên thế giới.
=> Nhận xét: khu vực Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng, thuận lợi cho sự giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các quốc gia và khu vực trên thế giới
Câu 3:
13/07/2024Xác định trên lược đồ Hình 1 (tr.77) một số sông lớn ở Đông Nam Á.
- Một số sông lớn ở Đông Nam Á:
+ Sông I-ra-oa-đi
+ Sông Mê Công
+ Sông Hồng
+ Sông Mê Nam
Câu 4:
14/07/2024Nêu một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á.
- Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á:
+ Hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn, như: sông Hồng, sông Mê Công, sông Mê Nam, sông I-ra-oa-đi…
+ Có nhiều đồng bằng châu thổ, đất đai màu mỡ
+ Đa số các quốc gia chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
+ Hầu hết các quốc gia trong khu vực này đều giáp biển (trừ Lào).
Câu 5:
13/07/2024- Tác động của cơ sở tự nhiên đến sự hình thành văn minh Đông Nam Á:
+ Vị trí địa lí thuận lợi cho sự giao lưu giữa Đông Nam Á với các nền văn minh khác
+ Nguồn nước dồi dào; đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm ở Đông Nam Á thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa nước và nhiều loại cây gia vị. Trên cơ sở của điều kiện tự nhiên, ở khu vực Đông Nam Á đã hình thành nền văn minh bản địa - văn minh nông nghiệp lúa nước trước khi tiếp xúc với văn minh Trung Hoa, Ấn Độ.
+ Biển tạo ra nguồn tài nguyền và là đường giao thương cho các nước trong khu vực, cũng như nối Đông Nam Á với các tuyến đường biển quốc tế. Vì vậy, cư dân Đông Nam Á sớm phát triển các hoạt động khai thác biển và buôn bán bằng đường biểnCâu 6:
20/07/2024Theo em, sự đa dạng về cư dân, tộc người có tác động như thế nào đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.
- Sự đa dạng về cư dân, tộc người, đã giúp cư dân Đông Nam Á sáng tạo nên nền văn minh bản địa với những sắc thái địa phương phong phú, độc đáo.
Câu 7:
13/07/2024Các tư liệu 3, 4 cho em biết những thông tin gì về cơ sở xã hội hình thành văn minh Đông Nam Á?
- Đoạn tư liệu 3 cho biết: tổ chức xã hội cơ bản của cư dân Đông Nam Á cổ đại là làng. Đây là một tổ chức xã hội mang tính đồng tộc, khép kín, tự cung tự cấp và tính phòng thủ. Sự xuất hiện phổ biến của các làng đã đặt nền tảng cho sự ra đời của các nhà nước (đoạn tư liệu 3)
+ Đoạn tư liệu 4 cho biết: trước khi tiếp xúc với văn minh Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á đã xây dựng được cho mình một nền văn minh mang đậm tính bản địa
Câu 8:
13/07/2024Hãy phân tích cơ sở xã hội hình thành văn minh Đông Nam Á.
- Cơ sở xã hội hình thành văn minh Đông Nam Á:
+ Cư dân Đông Nam Á quần tụ với nhau trên một địa bàn nhất định, hình thành những tổ chức xã hội đầu tiên. Trong đó, làng là tổ chức xã hội phổ biến ở Đông Nam Á (với tên gọi khác nhau ở các vùng).
+ Sự phát triển nội tại của các tổ chức xã hội đó đã tạo cơ sở cho sự ra đời các quốc gia đầu tiên, tạo nền tảng cho sự hình thành văn minh Đông Nam Á.
Câu 9:
17/07/2024Tư liệu 5 và các hình 7, 8, 9 (tr.82) cho em biết những thông tin gì về ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đối với Đông Nam Á.
- Đông Nam Á tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ thông qua quá trình tiếp xúc, giao thương, chủ yếu là qua con đường buôn bán bằng đường biển.
- Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ được thể hiện trên các lĩnh vực tiêu biểu như chính trị, tư tưởng, tôn giáo, văn hoá, nghệ thuật,... Ví dụ:
+ Phật giáo và Hin-đu giáo du nhập vào và được đông đảo cư dân Đông Nam Á sùng mộ
+ Nhiều nhóm cư dân ở các quốc gia Đông Nam Á đã tiếp thu chữ Phạn của Ấn Độ, và trên cơ sở hệ thống chữ viết của Ấn Độ để sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình
+ Cư dân Đông Nam Á tiếp thu các phong cách kiến trúc, nghệ thuật tạo hình (gắn với một tôn giáo) của Ấn Độ…
Câu 10:
23/07/2024Em hãy cho biết ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa đối với Đông Nam Á thể hiện những lĩnh vực nào?
- Việc tiếp xúc, giao thương giữa Trung Quốc với Đông Nam Á diễn ra từ rất sớm, đặc biệt là thông qua quá trình các triều đại phong kiến Trung Quốc xâm lược, thống trị các nước láng giềng.
- Văn minh Trung Hoa ảnh hưởng đến một số quốc gia Đông Nam Á trên nhiều lĩnh vực (tư tưởng chính trị, văn hoá, giáo dục, văn học - nghệ thuật,...), ở những mức độ khác nhau, trong đó Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều hơn.
Câu 11:
18/07/2024Nêu một số ví dụ cho thấy ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa ở Việt Nam mà em biết.
- Một số ví dụ cho thấy ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa ở Việt Nam:
+ Ví dụ 1: Nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ những thế kỉ đầu Công nguyên, trong nhiều thế kỉ, Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng chính thống của lực lượng phong kiến thống trị. Cho đến hiện nay, nhiều nội dung tư tưởng của Nho giáo vẫn có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội của nhân dân Việt Nam, như: quan điểm “Tiên học lễ, hậu học văn”; tư tưởng gia trưởng phụ quyền…
+ Ví dụ 2: Trên cơ sở tiếp thu chữ Hán của Trung Quốc, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm. Dưới thời kì trị vì của vua Quang Trung, chữ Nôm trở thành văn tự chính thức của nhà nước
+ Ví dụ 3: Kinh đô Huế của nhà Nguyễn có sự tiếp thu, học hỏi phong cách kiến trúc cung đình của Trung Hoa
+ Ví dụ 4: người Việt có sự tiếp thu hệ thống thể loại và chất liệu văn học của Trung Hoa. Chẳng hạn như: các thể loại: cáo, hịch, chiếu, biểu, phú…. ; các điển tích, điển cố văn học…
Câu 13:
22/07/2024Quan sát hình lá cờ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), em hãy giải thích vì sao hình ảnh bó lúa vàng được đặt ở vị trí trung tâm của lá cờ?
- Hình ảnh bó lúa vàng được đặt ở vị trí trung tâm của lá cờ, vì: bó lúa vàng mang ý nghĩa tượng trưng cho nền văn minh lúa nước – đó là nền văn minh bản địa của cư dân Đông Nam Á, được hình thành trước khi tiếp xúc với các nền văn minh khác.
Câu 14:
13/07/2024Sưu tầm tư liệu và viết bài giới thiệu (khoảng 500 từ) về ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến một nước Đông Nam Á (tự chọn).
(*) Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến Việt Nam
- Nền văn minh Ấn Độ cổ - trung đại có ảnh hưởng khá toàn diện và sâu sắc đến Việt Nam (trên các phương diện như: tổ chức bộ máy nhà nước; tư tưởng – tôn giáo; chữ viết; văn học; nghệ thuật kiến trúc cung đình…). Ví dụ như:
+ Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ sớm và có ảnh hưởng lớn đời sống văn hóa – xã hội của cư dân Việt Nam
+ Nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ (gắn với hai tôn giáo chính là Phật giáo và Ấn Độ giáo) đã được truyền bá vào Việt Nam ngay từ những thế kỉ đầu công nguyên và liên tục phát huy ảnh hưởng trong thời gian dài. Nhiều công trình kiến trúc tôn giáo tiêu biểu ở Việt Nam là: Thánh địa Mỹ Sơn; Phật viện Đồng Dương; chùa Một Cột…
+ Người Chăm đã sáng tại ra chữ Chăm cổ dựa trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ
+ Trên cơ sở sử thi Ra-ma-ya-na của Ấn Độ, người Việt sáng tạo ra truyện Dạ Thoa vương…
+ Trong hệ thống các lễ tết của nhân dân Việt Nam tồn tại nhiều nghi lễ có nguồn gốc từ Ấn Độ, như: lễ Phật Đản (rằm tháng 4 âm lịch hằng năm); lễ Vu Lan báo hiếu (ngày rằm tháng 7 hằng năm).
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Sử 10 Bài 9: Cơ sở hình thành văn minh đông nam á thời kì cổ - trung đại có đáp án (177 lượt thi)