Trang chủ Lớp 10 Lịch sử Bài tập Bài 8 Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại có đáp án

Bài tập Bài 8 Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại có đáp án

Bài tập Bài 8 Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại có đáp án

  • 86 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

13/07/2024

Em có biết lần đầu tiên trên thế giới một rô-bốt được cấp quyền công dân? Đó là “cô gái” rô-bốt Xô-phi-a đã được Chính phủ A-rập Xê-út cấp quyền Công dân vào ngày 25-10-2017. Ngoài hình dạng giống con người, rô-bốt Xô-phi-a được tích hợp trí tuệ nhân tạo nên có thể giao tiếp, thể hiện cảm xúc, diễn thuyết và thực hiện nhiều hoạt động khác giống như con người với độ chính xác rất cao. Rô-bốt Xô-phi-a là một trong những thành tựu tiêu biểu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra hiện nay. Vậy trong thời kì hiện đại, nhân loại đã trải qua những cuộc cách mạng công nghiệp nào? Những thành tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp ấy có ý nghĩa gì đối với cuộc sống trong từng giai đoạn lịch sử?

Em có biết lần đầu tiên trên thế giới một rô-bốt được cấp quyền công dân (ảnh 1)
Xem đáp án

- Trong thời kì hiện đại, nhân loại đã trải qua 2 cuộc cách mạng công nghiệp, là:

+ Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (còn được gọi là Cách mạng kĩ thuật số), diễn ra trong khoảng nửa sau thế kỉ XX.

+ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn gọi là Cách mạng 4.0) bắt đầu từ những năm đầu tiên của thế kỉ XXI và vẫn đang tiếp diễn.

- Ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp

+ Giúp cho việc mở rộng và đa dạng hoá các hình thức sản xuất và quản lí.

+ Con người có thể tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và đầy đủ,... do đó có thể hỗ trợ việc ra quyết định nhanh hơn và chính xác hơn.

+ Giúp tăng năng suất lao động gấp nhiều lần, rút ngắn thời gian và tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm,...

+ Thương mại điện tử ra đời đã giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn, mua sắm hàng hoá, dịch vụ bằng hình thức trực tuyến. Thông qua thương mại điện tử, người tiêu dùng tiếp cận gần hơn với thương mại toàn cầu.

+ Thúc đẩy quá trình khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới,...


Câu 2:

16/07/2024

Hãy trình bày nét chính về bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba.

Xem đáp án

- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (còn được gọi là Cách mạng kĩ thuật số), diễn ra trong khoảng nửa sau thế kỉ XX.

- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba ra đời trên cơ sở:

+ Kế thừa những bước tiến của khoa học, kĩ thuật vào đầu thế kỉ XX.

+ Sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là Thuyết tương đối của An-be Anh-xtanh (Đức)

+ Nhu cầu phục vụ chiến tranh và chạy đua vũ trang đã thúc đẩy chính phủ các nước đầu tư vào nghiên cứu khoa học, hoạt động sáng chế để chế tạo ra nhiều loại vũ khí và phương tiện chiến tranh tối tân, hiện đại.

+ Sự vơi cạn các nguồn tài nguyên hoá thạch (dầu mỏ, than đá,...), thách thức về bùng nổ và già hoá dân số, nhu cầu lớn về nguyên vật liệu cho sản xuất đã đặt ra yêu cầu phải tìm ra những nguồn năng lượng mới, vật liệu mới thay thế, cũng như phát triển các ngành sử dụng ít năng lượng.


Câu 3:

13/07/2024

Quan sát cách hình 3-11 (tr. 70 - 71), hãy kể tên một số thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba. Em ấn tượng với thành tựu nào? Vì sao?

Xem đáp án

- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba tạo ra nhiều phát minh lớn về công cụ sản xuất như: máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động, người máy; internet, công nghệ thông tin; những vật liệu mới, nguồn năng lượng mới,...

- Em ấn tượng nhất với việc phát minh ra các nguồn năng lượng tái tạo, như: Năng lượng Mặt trời; Năng lượng gió, Năng lượng thủy triều; năng lượng sóng… Vì: các nguồn năng lượng này là năng lượng sạch và vô hạn (có khả năng tái tạo, không giống như  năng lượng hóa thạch). Đặc biệt, khi sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, chúng ta sẽ không thải ra môi trường các loại khí độc hại, từ đó, góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo

Câu 4:

17/07/2024

Hãy trình bày khái quát bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Xem đáp án

- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn gọi là Cách mạng 4.0) bắt đầu từ những năm đầu tiên của thế kỉ XXI và vẫn đang tiếp diễn. Cuộc Cách mạng 4.0 diễn ra trong bối cảnh:

+ Nhân loại đã trải qua nhiều cuộc cách mạng công nghiệp với những tiến bộ lớn về khoa học, kĩ thuật và công nghệ.

+ Thừa hưởng thành tựu của Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba, trong đó quan trọng nhất là thành tựu trong lĩnh vực công nghệ kĩ thuật số, khi internet ngày càng phổ biến, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng rộng rãi hơn trong nhiều lĩnh vực.


Câu 5:

13/07/2024

Quan sát các hình 12 -14 (tr.72 -73) và khai thác thông tin trong mục 2, em hãy nêu một số thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Hãy giới thiệu về một thành tựu tiêu biểu mà em thích nhất.

Xem đáp án

- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn liền với những đột phá công nghệ trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây, dữ liệu lớn (Big Data), công nghệ in 3D, tự động hoá, vật liệu mới, Công nghệ gen, công nghệ na-nô,...

- Giới thiệu về Rô-bốt Xô-phi-a:

- Rô-bốt Xô-phi-a được kích hoạt vào ngày 19/4/2015 bởi kỹ sư David Hanson và cộng sự từ công ty Hanson Robotics tại Hong Kong. Và lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng vào tháng 3/2016 tại Lễ hội South by Southwest ở Austin, Taxas, Mỹ. Đây là sản phẩm robot được cho là giống con người nhất với trí thông minh vượt trội.

- Rô-bốt Xô-phi-a được thiết kế theo hình ảnh của nữ diễn viên Audrey Hepburn. Các bộ phận bên trong cơ cấu máy móc của Xô-phi-a cho phép rô-bốt này có khả năng biểu cảm trên gương mặt và “bộc lộ cảm xúc”. Xô-phi-a được trang bị phần mềm để lưu trữ các đoạn hội thoại trong bộ nhớ và đưa ra các câu trả lời trực tiếp theo thời gian thực.

- Xô-phi-a được chế tạo để bắt chước năng lực của con người về tình yêu, sự đồng cảm, tức giận, ghen tị, và cảm giác sống, có thể mô phỏng hơn 62 biểu cảm khuôn mặt nhờ camera cực nhạy gắn trong mắt. Nó có thể nhíu mày và cau mày để biểu hiện nỗi buồn, nở nụ cười biểu cảm sự hạnh phúc và cả sự tức giận.

- Ngày 25/7/2017 đã đi vào lịch sử thế giới khi A-rập Xê-út trở thành quốc gia đầu tiên công nhận quyền công dân cho Rô-bốt Xô-phi-a.


Câu 6:

14/07/2024

Hằng ngày, gia đình, bạn bè và bản thân em thường sử dụng thiết bị điện tử nào? Theo em, sự ra đời của các thiết bị điện tử, hệ thống internet,... có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hiện nay?

Xem đáp án

- Các thiết bị điện tử thường được gia đình, bạn bè và bản thân em sử dụng là: máy tính điện tử; rô-bôt hút bụi; tivi thông minh (smart tivi); điện thoại thông minh (smart phone)…

- Theo em, sự ra đời của các thiết bị điện tử, hệ thống internet đã:

+ Giúp giải phóng sức lao động của con người;

+ Giúp cuộc sống của con người trở nên thuận tiện hơn; chất lượng cuộc sống của con người được cải thiện

+ Việc kết nối giữa các khu vực trên thế giới, chia sẻ thông tin được thực hiện một cách dễ dàng và hiệu quả hơn

+ Tuy nhiên, việc lệ thuộc quá nhiều vào các thiết bị điện tử sẽ khiến chúng ta ít quan tâm đến các mối quan hệ gia đình, xã hội.


Câu 7:

13/07/2024

Hãy phân tích ý nghĩa và tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại. Lấy ví dụ minh họa.

Xem đáp án

* Ý nghĩa của cách mạng công nghiệp hiện đại

- Giúp cho việc mở rộng và đa dạng hoá các hình thức sản xuất và quản lí.

- Con người có thể tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và đầy đủ,... do đó có thể hỗ trợ việc ra quyết định nhanh hơn và chính xác hơn.

- Giúp tăng năng suất lao động gấp nhiều lần, rút ngắn thời gian và tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm,...

- Thương mại điện tử ra đời đã giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn, mua sắm hàng hoá, dịch vụ bằng hình thức trực tuyến. Thông qua thương mại điện tử, người tiêu dùng tiếp cận gần hơn với thương mại toàn cầu.

- Thúc đẩy quá trình khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới,...

* Tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại

+/ Tác động về xã hội

- Tác động tích cực:

+ Giải phóng sức lao động của con người, đặc beietj là trong những công việc nguy hiểm, môi trường độc hại.

+ Đưa đến sự phân hóa trong lực lượng lao động, số lượng người có kĩ năng và trình độ chuyên môn hóa ngày càng tăng

+ Con người có thể làm nhiều loại công việc bằng hình thức từ xa, tiết kiệm thời gian…

- Tác động tiêu cực:

+ Khiến nhiều người lao động phải đối diện với nguy cơ mất việc làm

+ Gây ra sự phân hóa trong xã hội, nới rộng khoảng cách giàu - nghèo

+ Con người bị lệ thuộc nhiều hơn vào các thiết bị thông minh; ít quan tâm đến các mối quan hệ gia đình, xã hội

+/ Tác động về văn hóa

- Tác động tích cực:

+ Việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin trở nên thuận tiện và nhanh chóng

+ Con người có thể trao đổi, giao tiếp thông qua các ứng dụng trên Internet, rất thuận tiện, nhanh chóng

+ Quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu vực diễn ra dễ dàng và thuận tiện

- Tác động tiêu cực:

+ Phát sinh các vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin cá nhân, tính chính xác của các thông tin được chia sẻ

+ Làm gia tăng sự xung đột giữa nhiều yếu tố, giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại; xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

 

* Ví dụ minh họa

- Hiện nay , chúng ta có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch thương mại thông qua các sàn thương mại điện tử như: Ti-ki, Shoppe; Lazada; Taobao…

- Nhiều loại ro-bot được chế tạo ra để thay thế con người làm việc trong những môi trường nguy hiểm, độc hại, như: nhà máy điện hạt nhân…

- Thông qua chiệc điện thoại thông minh có kết nối Internet, chúng ta có thể dễ dàng nắm bắt tin tức; giải trí hoặc tương tác với bạn bè, người thân (qua các mạng xã hội như: Facebook; Instagram; Wechat…)

- Tuy nhiên, việc lệ thuộc quá nhiều vào các thiết bị điện tử đã khiến chúng ta ít quan tâm đến các mối quan hệ gia đình, xã hội.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo


Câu 8:

13/07/2024

Theo em, bối cảnh lịch sử của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại có điểm gì khác biệt so với bối cảnh diễn ra các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại?

Xem đáp án

- Điểm khác biệt về bối cảnh của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại so với các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại là:

+ Nhiều thành tựu về khoa học – công nghệ đã ra đời

+ Nhân loại đang đứng trước những thách thức về: vơi cạn tài nguyên hóa thạch; bùng nổ và già hóa dân số; ô nhiễm môi trường – biến đổi khí hậu…

+ Mạng Internet xuất hiện

+ Mối quan hệ tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực trên thế giới ngày càng được tăng cường


Câu 10:

13/07/2024

Clau-xơ Sơ-goát, người sáng lập và là Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới có nhận định: “Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, Cách mạng công nghiệp thứ tư đang nảy nở từ Cách mạng lần thứ ba, nó kết hợp với các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa Vật lí, kĩ thuật số và Sinh học.”

Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

Xem đáp án

* Phát biểu ý kiến: đồng ý với ý kiến của Clau-xơ Sơ-goát

* Chứng minh:

- Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất

+ Trước khi cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra, con người chủ yếu lao động dựa vào sức mạnh của cơ bắp (lao động thủ công); hoặc sử dụng một số loại máy móc chạy bằng năng lượng gió (cối xay gió…) và nước. Tuy vậy, do còn nhiều hạn chế, nên năng suất lao động của con người chưa cao; khối lượng sản phẩm sản xuất ra chưa nhiều và các loại nặng lượng gió, nước ở thời điểm này vẫn chưa thể tạo ra sự chuyển biến căn bản trong đời sống sản xuất.

+ Cuối thế kỉ XVIII, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi địa điểm… sau đó, máy hơi nước nhanh chóng được ứng dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, như: sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải… Lúc này, các loại máy móc đã thay thế sức lao động chân tay của con người, giúp nền sản xuất có sự chuyển biến mạnh mẽ từ: sản xuất thủ công sang cơ khí hóa

- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt

+ Những khám phá về điện là cơ sở cho sự ra đời và phát triển của động cơ điện, điện thoại, vô tuyến điện và thúc đẩy việc ứng dụng nguồn năng lượng điện vào cuộc sống.

+ Điện năng đã được ứng rộng rãi trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đưa nền của con người từ cơ giới hóa chuyển sang điện khí hóa.

- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất

+ Năm 1946, máy tính điện tử ra đời đầu tiên ở Mỹ, chạy bằng điện tử chân không, Sự ra đời của máy tính điện tử đã dẫn đến tự động hoá trong quá trình sản xuất. Máy tự động và hệ thống máy tự động không chỉ làm việc” thay con người, mà còn có thể “nghĩ” thay con người. Đển những năm 90 của thế kỉ XX, nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề đã được điều khiển bằng máy tính.

+ Cùng với sự ra đời và phát triển của internet, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như một sự bùng nổ trên phạm vi toàn cầu. Từ đây, máy vi tính được sử dụng ở khắp mọi nơi và có khả năng liên kết với nhau bởi các mạng truyền dữ liệu, hình thành mạng thông tin máy tính toàn cầu.

+ Các thiết bị điện tử (thiết bị có chứa linh kiện bán dẫn và mạch điện tử) được chế tạo… đã trực tiếp làm tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm…

- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm mờ ranh giới giữa vật lí, kĩ thuật số và sinh học

+ Thành tựu cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là: kĩ thuật số (với 3 yếu tố cốt lõi là: trí tuệ nhân tạo; Internet kết nối vạn vật; dữ liệu lớn); công nghệ sinh học và sự phát triển công nghệ liên ngành, đa ngành… Tuy vậy, ranh giới giới giữa các lĩnh vực này ngày càng bị xóa mờ. Ví dụ:

+ Xe tự lái là thành tựu trên lĩnh vực vật lí nhưng cũng đồng thời được ứng dụng trí tuệ thông minh (AI).

+ Trí tuệ nhân tạo (AI) cũng được ứng dụng trong việc giải mã gen (thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học).

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo


Câu 11:

16/07/2024
Trong kỉ nguyên số hiện nay, rất nhiều thông tin được chia sẻ tràn lan trên mạng internet nhưng chưa được kiểm chứng. Nếu là một trong những người nhận được thông tin ấy, em sẽ làm gì?
Xem đáp án

- Nếu là một trong những người nhận được thông tin ấy, em sẽ:

+ Không chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng

+ Cảnh báo cho bạn bè, người thân về tác hại của các tin giả

+ Khi tiếp nhận bất kì thông tin nào, cũng cần có sự thẩm định: Thông tin ấy phục vụ ai? Phương thức thu thập và xử lý thông tin ấy như thế nào: có xác minh độc lập, có công bằng khách quan, có trả tiền để được thông tin hay không? Ai là người thực hiện thông tin ấy? Nguồn tin là ai, cơ quan tổ chức nào? Tác động, kết quả của thông tin ấy ra sao?

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo


Bắt đầu thi ngay