Trang chủ Lớp 7 Toán Bài tập Bài 30. Làm quen với xác suất của biến cố có đáp án

Bài tập Bài 30. Làm quen với xác suất của biến cố có đáp án

Bài tập Bài 30. Làm quen với xác suất của biến cố có đáp án

  • 179 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 6:

22/07/2024

Gieo đồng thời hai con xúc xắc. Tìm xác suất của các biến cố sau:

- Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc nhỏ hơn 13.

- Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 1.

Xem đáp án

Lời giải:

Số chấm cao nhất xuất hiện trong các mặt của con xúc xắc là 6, do đó tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc cao nhất là 12.

Do đó biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc nhỏ hơn 13” là biến cố chắc chắn nên xác suất của biến cố này bằng 1.

Số chấm thấp nhất xuất hiện trong các mặt của con xúc xắc là 1, do đó tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc luôn lớn hơn 1.

Do đó biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 1” là biến cố không thể nên xác suất của biến cố này bằng 0.


Câu 8:

21/07/2024

Gieo một con xúc xắc được chế tạo cân đối.

Tìm xác suất để số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là 2.

Xem đáp án

Lời giải:

Một con xúc xắc có 6 mặt có số chấm từ 1 đến 6.

Do đó xác suất để xuất hiện mặt 2 chấm là 1/6.


Câu 9:

21/07/2024

Mai và Việt mỗi người gieo một con xúc xắc. Tìm xác suất của các biến cố sau:

a) Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 1;

Xem đáp án

Lời giải:

a) Số chấm thấp nhất xuất hiện trong các mặt của con xúc xắc là 1, do đó tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc luôn lớn hơn 1.

Do đó biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 1” là biến cố chắc chắn nên xác suất của biến cố này bằng 1.


Câu 10:

19/07/2024
Mai và Việt mỗi người gieo một con xúc xắc. Tìm xác suất của các biến cố sau:
b) Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 36.
Xem đáp án

b) Số chấm cao nhất xuất hiện trong các mặt của con xúc xắc là 6, do đó tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc cao nhất là 36.

Do đó biến cố “Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 36” là biến cố không thể nên xác suất của biến cố này bằng 0.


Câu 14:

20/07/2024

Gieo một con xúc xắc được chế tạo cân đối. Tìm xác suất của các biến cố sau:

A: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc nhỏ hơn 7”;

B: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là 0”;

C: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là 6”.

Xem đáp án

Lời giải:

Số chấm cao nhất xuất hiện trong các mặt của con xúc xắc là 6, do đó biến cố A là biến cố chắc chắn nên xác suất của biến cố A bằng 1.

Số chấm thấp nhất xuất hiện trong các mặt của con xúc xắc là 1, do đó biến cố B là biến cố không thể nên xác suất của biến cố B bằng 0.

Một con xúc xắc có 6 mặt có số chấm từ 1 đến 6.

Do đó xác suất để xuất hiện mặt 6 chấm là 1/6 hay xác suất của biến cố C bằng 1/6.


Câu 15:

22/07/2024
Mai và Việt mỗi người gieo một con xúc xắc. Tìm xác suất của các biến cố sau:
b) Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 36.
Xem đáp án

b) Số chấm cao nhất xuất hiện trong các mặt của con xúc xắc là 6, do đó tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc cao nhất là 36.

Do đó biến cố “Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 36” là biến cố không thể nên xác suất của biến cố này bằng 0.


Bắt đầu thi ngay