Trang chủ Lớp 7 Toán Bài tập Bài 3. Phép cộng, phép trừ đa thức một biến có đáp án

Bài tập Bài 3. Phép cộng, phép trừ đa thức một biến có đáp án

Bài tập Bài 3. Phép cộng, phép trừ đa thức một biến có đáp án

  • 184 lượt thi

  • 16 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

19/07/2024

Phép cộng, phép trừ hai đa thức một biến được thực hiện như thế nào?

Xem đáp án

Để cộng hoặc trừ hai đa thức một biến ta làm một trong hai cách sau:

Cách 1. Cộng, trừ đa thức theo hàng ngang:

- Thu gọn mỗi đa thức và sắp xếp hai đa thức đó cùng theo số mũ giảm dần (hoặc tăng dần) của biến;

- Viết tổng (hiệu) hai đa thức theo hàng ngang;

- Nhóm các đơn thức có cùng số mũ của biến với nhau;

- Thực hiện phép tính trong từng nhóm, ta được tổng cần tìm.

Cách 2. Cộng, trừ đa thức theo cột dọc:

- Thu gọn mỗi đa thức và sắp xếp hai đa thức đó cùng theo số mũ giảm dần (hoặc tăng dần) của biến;

- Đặt phép tính cộng, trừ hai đơn thức có cùng số mũ của biến ở cùng cột dọc tương ứng như cộng, trừ các số.


Câu 2:

19/07/2024

a) Thực hiện phép cộng trong mỗi trường hợp sau: 5x2 + 7x2; axk + bxk (k *).

b) Nêu quy tắc cộng hai đơn thức có cùng số mũ của biến.

Xem đáp án

a) Ta có:

5x2 + 7x2 = (5 + 7)x2 = 12x2.

axk + bxk = (a + b)xk (k *).

b) Quy tắc cộng hai đơn thức có cùng số mũ của biến:

Để cộng hai đơn thức có cùng số mũ của biến, ta cộng hai hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.


Câu 3:

17/07/2024

Cho hai đa thức: P(x) = 5x2 + 4 + 2x và Q(x) = 8x + x2 + 1.

a) Sắp xếp các đa thức P(x), Q(x) theo số mũ giảm dần của biến.

b) Tìm đơn thức thích hợp trong dạng thu gọn của P(x) và Q(x) cho  ở bảng sau rồi cộng hai đơn thức theo từng cột và thể hiện kết quả ở dòng cuối cùng của mỗi cột:

Media VietJack

c) Dựa vào kết quả cộng hai đơn thức theo từng cột, xác định đa thức R(x).

Xem đáp án

a) P(x) = 5x2 + 4 + 2x = 5x2 + 2x + 4.

Q(x) = 8x + x2 + 1 = x2 + 8x + 1.

b)

Đa thức

Đơn thức có số mũ 2 của biến

(Đơn thức chứa x2)

Đơn thức có số mũ 1 của biến

(Đơn thức chứa x)

Số hạng tự do

(Đơn thức không chứa x)

P(x)

5x2

2x

4

Q(x)

x2

8x

1

R(x)

6x2

10x

5

c) Đa thức R(x) = 6x2 + 10x + 5.


Câu 4:

17/07/2024

Để cộng hai đa thức P(x), Q(x), bạn Dũng viết như dưới đây có đúng không? Vì sao? Nếu chưa đúng, em hãy sửa lại cho đúng.

+                       Px=6x2+3x1                   Qx=8x2+6   +2x   ¯       Px+Qx=14x2+9x+1

Xem đáp án

Bạn Dũng viết như trên là không đúng do hai đơn thức có cùng số mũ của biến chưa ở cùng cột.

Sửa lại như sau:

+                       Px=6x2+3x1                   Qx=8x2+2x +6   ¯       Px+Qx=14x2+5x+5 


Câu 5:

17/07/2024

Cho hai đa thức: P(x) = -2x2 + 1 + 3x và Q(x) = -5x + 3x2 + 4.

a) Sắp xếp các đa thức P(x) và Q(x) theo số mũ giảm dần của biến.

b) Viết tổng P(x) + Q(x) theo hàng ngang.

c) Nhóm các đơn thức có cùng số mũ của biến với nhau.

d) Tính tổng P(x) + Q(x) bằng cách thực hiện phép tính trong từng nhóm.

Xem đáp án

a) P(x) = -2x2 + 1 + 3x = -2x2 + 3x + 1.

Q(x) = -5x + 3x2 + 4 = 3x2 + (-5x) + 4 = 3x2 - 5x + 4.

b) P(x) + Q(x) = (-2x2 + 3x + 1) + (3x2 - 5x + 4)

= -2x2 + 3x + 1 + 3x2 - 5x + 4.

c) P(x) + Q(x) = (-2x2 + 3x2) + (3x - 5x) + (1 + 4).

d) P(x) + Q(x) = (-2x2 + 3x2) + (3x - 5x) + (1 + 4)

= x2 - 2x + 5.


Câu 6:

17/07/2024

Tính tổng của hai đa thức sau bằng hai cách:

P(x) = 2x3 + 32x2 + 5x - 2;

Q(x) = -8x3 + 4x2 + 6 + 3x.

Xem đáp án

Cách 1. Tính tổng theo hàng ngang:

P(x) + Q(x) = (2x3 + 32x2 + 5x - 2) + (-8x3 + 4x2 + 6 + 3x)

= 2x3 + 32x2 + 5x - 2 - 8x3 + 4x2 + 6 + 3x

= (2x3 - 8x3) + (32x2 + 4x2) + (5x + 3x) + (-2 + 6)

= -6x3 + 112x2 + 8x + 4.

Vậy P(x) + Q(x) = -6x3 + 112x2 + 8x + 4.

Cách 2. Tính tổng theo cột dọc:

                  +Px=    2x3+32x2+5x2Qx=8x3+4x2+3x+6¯Px+Qx=6x3+112x2+8x+4

 

Vậy P(x) + Q(x) = -6x3 + 112x2 + 8x + 4.


Câu 7:

17/07/2024

a) Thực hiện phép trừ trong mỗi trường hợp sau: 2x2 - 6x2; axk - bxk (k ).

b) Nêu quy tắc trừ hai đơn thức có cùng số mũ của biến.

Xem đáp án

a) Ta có:

2x2 - 6x2 = (2 - 6)x2 = -4x2.

axk - bxk = (a - b)xk (k *).

b) Quy tắc trừ hai đơn thức có cùng số mũ của biến:

Để trừ hai đơn thức có cùng số mũ của biến, ta trừ hai hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.


Câu 8:

19/07/2024

Cho hai đa thức: P(x) = 4x2 + 1 + 3x và Q(x) = 5x + 2x2 + 3.

a) Sắp xếp các đa thức P(x), Q(x) theo số mũ giảm dần của biến.

b) Tìm đơn thức thích hợp trong dạng thu gọn của đa thức P(x) và Q(x) cho ? ở bảng sau rồi trừ hai đơn thức theo từng cột và thể hiện kết quả ở dòng cuối cùng của mỗi cột:

Media VietJack

c) Dựa vào kết quả trừ hai đơn thức theo từng cột, xác định đa thức S(x).

Xem đáp án

a) Ta có:

P(x) = 4x2 + 1 + 3x = 4x2 + 3x + 1.

Q(x) = 5x + 2x2 + 3 = 2x2 + 5x + 3.

b)

Đa thức

Đơn thức có số mũ 2 của biến

(Đơn thức chứa x2)

Đơn thức có số mũ 1 của biến

(Đơn thức chứa x)

Số hạng tự do

(Đơn thức không chứa x)

P(x)

4x2

3x

1

Q(x)

2x2

5x

3

S(x)

2x2

-2x

-2

c) Đa thức S(x) = 2x2 - 2x - 2.


Câu 9:

21/07/2024

Cho hai đa thức: P(x) = 2x2 - 5x - 13 và Q(x) = -6x4 + 5x2 + 23 + 3x.

Tính hiệu P(x) - Q(x).

Xem đáp án

Sắp xếp đa thức theo thứ tự giảm dần số mũ của biến và đặt phép tính ta được:

                  2x25x136x4+5x2+3x+23¯   6x4     3x28x   1

 

Vậy P(x) - Q(x) = 6x4 - 3x2 - 8x - 1.


Câu 10:

23/07/2024

Cho hai đa thức: P(x) = -3x2 + 2 + 7x và Q(x) = -4x + 5x2 + 1.

a) Sắp xếp các đa thức P(x) và Q(x) theo số mũ giảm dần của biến.

b) Viết hiệu P(x) - Q(x) theo hàng ngang, trong đó đa thức Q(x) được đặt trong dấu ngoặc.

c) Sau khi bỏ dấu ngoặc và đổi dấu mỗi đơn thức của đa thức Q(x), nhóm các đơn thức có cùng số mũ của biến với nhau.

d) Tính hiệu của P(x) - Q(x) bằng cách thực hiện phép tính trong từng nhóm.

Xem đáp án

a) Ta có:

P(x) = -3x2 + 2 + 7x = -3x2 + 7x + 2.

Q(x) = -4x + 5x2 + 1 = 5x2 + (-4x) + 1 = 5x2 - 4x + 1.

b) P(x) - Q(x) = -3x2 + 7x + 2 - (5x2 - 4x + 1)

c) P(x) - Q(x) = -3x2 + 7x + 2 - (5x2 - 4x + 1)

= -3x2 + 7x + 2 - 5x2 + 4x - 1

= (-3x2 - 5x2) + (7x + 4x) + (2 - 1)

d) P(x) - Q(x) = (-3x2 - 5x2) + (7x + 4x) + (2 - 1)

= -8x2 + 11x + 1.

Vậy P(x) - Q(x) = -8x2 + 11x + 1.


Câu 11:

23/07/2024

Tính hiệu P(x) - Q(x) bằng hai cách, trong đó:

P(x) = 6x3 + 8x2 + 5x - 2; Q(x) = -9x3 + 6x2 + 3 + 2x.

Xem đáp án

Cách 1. Tính hiệu theo hàng ngang:

P(x) - Q(x) = 6x3 + 8x2 + 5x - 2 - (-9x3 + 6x2 + 3 + 2x)

= 6x3 + 8x2 + 5x - 2 + 9x3 - 6x2 - 3 - 2x

= (6x3 + 9x3) + (8x2 - 6x2) + (5x - 2x) + (-2 - 3)

= 15x3 + 2x2 + 3x - 5.

Vậy P(x) - Q(x) = 15x3 + 2x2 + 3x - 5.

Cách 2. Tính hiệu theo cột dọc:

Q(x) = -9x3 + 6x2 + 3 + 2x = -9x3 + 6x2 + 2x + 3.

6x39x3++8x26x2++5x2x+23¯   15x3+2x2+3x5

 

Vậy P(x) - Q(x) = 15x3 + 2x2 + 3x - 5.


Câu 12:

21/07/2024

Cho hai đa thức: R(x) = -8x4 + 6x3 + 2x2 - 5x + 1 và S(x) = x4 - 8x3 + 2x + 3. Tính:

a) R(x) + S(x);     

b) R(x) - S(x).

Xem đáp án

a) R(x) + S(x) = (-8x4 + 6x3 + 2x2 - 5x + 1) + (x4 - 8x3 + 2x + 3)

= -8x4 + 6x3 + 2x2 - 5x + 1 + x4 - 8x3 + 2x + 3

= (-8x4 + x4) + (6x3 - 8x3) + 2x2 + (-5x + 2x) + (1 + 3)

= -7x4 - 2x3 + 2x2 - 3x + 4.

Vậy R(x) + S(x) = -7x4 - 2x3 + 2x2 - 3x + 4.

b) R(x) - S(x) = (-8x4 + 6x3 + 2x2 - 5x + 1) - (x4 - 8x3 + 2x + 3)

= -8x4 + 6x3 + 2x2 - 5x + 1 - x4 + 8x3 - 2x - 3

= (-8x4 - x4) + (6x3 + 8x3) + 2x2 + (-5x - 2x) + (1 - 3)

= -9x4 + 14x3 + 2x2 - 7x - 2

Vậy R(x) - S(x) = -9x4 + 14x3 + 2x2 - 7x - 2.


Câu 13:

17/07/2024

Xác định bậc của hai đa thức là tổng, hiệu của:

A(x) = -8x5 + 6x4 + 2x2 - 5x + 1 và B(x) = 8x5 + 8x3 + 2x - 3.

Xem đáp án

Ta có:

A(x) + B(x) = -8x5 + 6x4 + 2x2 - 5x + 1 + 8x5 + 8x3 + 2x - 3

= (-8x5 + 8x5) + 6x4 + 8x3 + 2x2 + (-5x + 2x) + (1 - 3)

= 6x4 + 8x3 + 2x2 - 3x - 2

Khi đó bậc của đa thức A(x) + B(x) bằng 4.

A(x) - B(x) = -8x5 + 6x4 + 2x2 - 5x + 1 - (8x5 + 8x3 + 2x - 3)

= -8x5 + 6x4 + 2x2 - 5x + 1 - 8x5 - 8x3 - 2x + 3

= (-8x5 - 8x5) + 6x4 - 8x3 + 2x2 + (-5x - 2x) + (1 + 3)

= -16x5 + 6x4 - 8x3 + 2x2 - 7x + 4

Khi đó bậc của đa thức A(x) - B(x) bằng 5.


Câu 14:

22/07/2024

Bác Ngọc gửi ngân hàng thứ nhất 90 triệu đồng với kì hạn 1 năm, lãi suất x%/năm. Bác Ngọc gửi ngân hàng thứ hai 80 triệu đồng với kì hạn 1 năm, lãi suất (x + 1,5)%/năm. Hết kì hạn 1 năm, bác Ngọc có được cả gốc và lãi là bao nhiêu:

a) Ở ngân hàng thứ hai?

b) Ở cả hai ngân hàng?

Xem đáp án

a) Tiền lãi bác Ngọc nhận được ở ngân hàng thứ hai là:

80 . (x + 1,5)% = 80.x+1,5100 = 45(x + 1,5) (triệu đồng).

Khi đó tổng cả gốc và lãi bác Ngọc nhận được ở ngân hàng thứ hai là:

80 + 45(x + 1,5) (triệu đồng).

b) Tiền lãi bác Ngọc nhận được ở ngân hàng thứ nhất là:

90 . x% = 90 . x100 = 910x (triệu đồng).

Tiền lãi bác Ngọc nhận được ở cả hai ngân hàng là:

45(x + 1,5) + 910x (triệu đồng).

Tiền gốc bác Ngọc gửi ở hai ngân hàng là:

90 + 80 = 170 (triệu đồng).

Khi đó tổng cả gốc và lãi bác Ngọc nhận được ở hai ngân hàng là:

170 + 45(x + 1,5) + 910x (triệu đồng).


Câu 15:

23/07/2024

Người ta rót nước từ một can đựng 10 lít nước sang một bể rỗng có dạng hình lập phương với độ dài cạnh 20 cm. Khi mực nước trong bể cao h (cm) thì thể tích nước trong can còn lại là bao nhiêu? Biết rằng 1 lít = 1 dm3.

Media VietJack

Xem đáp án

Thể tích nước trong can ban đầu là 10 lít = 10 dm3.

Thể tích nước trong bể khi mực nước có chiều cao h (cm) là:

20 . 20 . h = 400h (cm3).

Đổi 400h cm3 = 0,4h dm3.

Thể tích nước trong bể bằng thể tích nước trong can rót ra nên thể tích nước còn lại trong can là: 10 - 0,4h (dm3).


Câu 16:

21/07/2024

Bạn Minh cho rằng “Tổng của hai đa thức bậc bốn luôn luôn là đa thức bậc bốn”. Bạn Quân cho rằng “Hiệu của hai đa thức bậc bốn luôn luôn là đa thức bậc bốn”. Hai bạn Minh và Quân nói như vậy có đúng không? Giải thích vì sao.

Xem đáp án

Minh và Quân nói như vậy là không đúng do tổng hoặc hiệu của hai đa thức bậc bốn có thể không phải là đa thức bậc bốn.

Chẳng hạn:

A(x) = x4 + 1; B(x) = -x4 + x3; C(x) = x4.

Khi đó A(x) + B(x) = x4 + 1 + (-x4 + x3) = x4 + 1 - x4 + x3 = (x4 - x4) + x3 + 1 = x3 + 1 là đa thức bậc ba.

A(x) - C(x) = x4 + 1 - x4 = (x4 - x4) + 1 = 1 là đa thức bậc không.


Bắt đầu thi ngay