Bài tập Bài 25: Một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus có đáp án
Bài tập Bài 25: Một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus có đáp án
-
89 lượt thi
-
19 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
02/07/2024Năm 2019, một dịch bệnh mới gây bệnh viêm phổi cấp xuất hiện do một loại virus hoàn toàn mới lạ và được đặt tên là SARS-CoV-2 (hình bên). Virus gây bệnh theo cơ chế nào và có các biện pháp nào để phòng chống virus?
- Các cơ chế gây bệnh của virus:
+ Virus gây bệnh theo cơ chế nhân lên kiểu sinh tan phá hủy các tế bào của cơ thể và các mô. Vì vậy, tình trạng bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc vào số tế bào bị phá hủy nhiều hay ít cũng như khả năng tái sinh của các tế bào cơ thể nhanh tới mới nào.
+ Một số loại virus khi xâm nhập vào tế bào có thể sản sinh ra các độc tố làm biểu hiện triệu chứng bệnh.
+ Virus nhân lên theo kiểu tiềm tan, ngoài việc phá hủy các tế bào cơ thể, một số còn có thể gây ra đột biến gene ở tế bào chủ dẫn đến ung thư.
- Biện pháp để phòng chống virus SARS-CoV-2: Tiêm vaccine để kích hoạt hệ thống miễn dịch để tạo ra kháng thể chống lại virus. Ngoài ra, cần thực hiện biện pháp 5k để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Câu 2:
16/07/2024Virus gây bệnh theo các cơ chế là:
- Virus gây bệnh theo cơ chế nhân lên kiểu sinh tan phá hủy các tế bào của cơ thể và các mô. Vì vậy, tình trạng bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc vào số tế bào bị phá hủy nhiều hay ít cũng như khả năng tái sinh của các tế bào cơ thể nhanh tới mới nào.
- Một số loại virus khi xâm nhập vào tế bào có thể sản sinh ra các độc tố làm biểu hiện triệu chứng bệnh.
- Virus nhân lên theo kiểu tiềm tan, ngoài việc phá hủy các tế bào cơ thể, một số còn có thể gây ra đột biến gene ở tế bào chủ dẫn đến ung thư.
Câu 3:
26/06/2024- Loại virus có vật chất di truyền là RNA sẽ dễ phát sinh các chủng đột biến mới.
- Giải thích: Các enzyme nhân bản RNA để tạo ra các virus mới thường sao chép không chính xác và ít hoặc không có khả năng sữa chữa các sai sót nên để lại nhiều đột biến, làm phát sinh các chủng virus mới.
Câu 4:
11/07/2024Tại sao HIV chỉ xâm nhập vào được một số loại tế bào miễn dịch ở người?
Virus HIV chỉ xâm nhập vào được một số loại tế bào miễn dịch ở người, bởi vì: Muốn xâm nhập được vào tế bào thì virus phải có thụ thể tương thích với thụ thể của tế bào. Ở virus HIV, gai glycoprotein của nó chỉ tương thích và liên kết được với các thụ thể đặc hiệu trên tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch ở người nên chỉ có thể xâm nhập vào những tế bào chủ này.
Câu 5:
19/07/2024Hiện nay, người ta đã sản xuất ra các loại thuốc là những chất ức chế các enzyme và protein của HIV. Quan sát hình 25.3, hãy cho biết các loại thuốc này có thể ức chế những giai đoạn nào trong quá trình nhân lên của HIV.
Các loại thuốc này gây ức chế giai đoạn của quá trình nhân lên HIV đó là giai đoạn phiên mã ngược và tổng hợp DNA sợi kép bằng cách tác động gây ức chế các enzyme và protein của HIV.
Câu 6:
26/06/2024HIV có thể lây truyền từ người này sang người khác bằng những con đường nào?
HIV lây truyền từ người này sang người khác theo 3 con đường:
- Qua đường máu: Người có vết thương hở, khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết của người bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao. Sử dụng chung bơm kim tiêm, dung cụ xăm mình,… với người nhiễm HIV cũng khiến bệnh lây lan trong cộng đồng.
- Qua đường tình dục: Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV sẽ có nguy cơ lây bệnh cao, đặc biệt trong trường hợp không sử dụng các biện pháp bảo vệ (bao cao su).
- Mẹ truyền sang con: Những người mẹ nhiễm HIV có thể truyền virus cho con qua nhau thai và qua sữa mẹ.
Câu 7:
06/07/2024Quan sát hình 25.2 và hình 25.4, cho biết điểm giống và khác nhau giữa virus cúm và HIV.
• Giống nhau:
- Đều được cấu tạo gồm 3 thành phần chính là: lõi nucleic acid, vỏ protein và vỏ ngoài.
- Lõi nucleic acid đều là RNA.
- Vỏ ngoài đều được cấu tạo từ phospholipid kép có các gai glycoprotein.
• Khác nhau:
Virus cúm A |
HIV |
- Có vật chất di truyền gồm 7 đến 8 đoạn phân tử RNA ngắn. |
- Chỉ chứa 2 phân tử RNA. |
- Có 2 nhóm gai glycoprotein được kí hiệu là H và N: + H có chức năng nhận biết và liên kết với các thụ thể đặc hiệu trên màng tế bào. + N là một loại enzyme có chức năng phá hủy tế bào chủ, giải phóng virus ra khỏi tế bào khi chúng được nhân lên. |
- Chỉ có 1 nhóm gai glycoprotein giúp HIV liên kết được với các thụ thể đặc hiệu trên các tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch ở người để xâm nhập vào các tế bào. |
- Không có enzyme phiên mã ngược: RNA của virus cúm khi vào trong tế bào được sử dụng như mRNA để dịch mã tạo ra các protein và làm khuôn để tổng hợp nên RNA làm vật liệu di truyền của các hạt virus mới. |
- Có enzyme phiên mã ngược: RNA của virus HIV sử dụng RNA sợi đơn của virus được phiên mã thành DNA sợi đôi. Sau đó DNA này hợp nhất vào nhiễm sắc thể người. |
Câu 8:
15/07/2024Một số virus cúm bị đột biến không còn khả năng tiếp cận tế bào đường hô hấp của người. Hãy cho biết các bộ phận nào của virus đột biến này bị hỏng.
Câu 9:
18/07/2024Dựa vào hình 25.3, hãy vẽ sơ đồ mô tả quá trình nhân lên của virus cúm trong tế bào người (lưu ý virus cúm không thích hợp vào hệ gene của tế bào người như HIV).
Vẽ sơ đồ mô tả quá trình nhân lên của virus cúm trong tế bào người: Tiếp cận tế bào niêm mạc đường hô hấp bằng một loại gai glycoprotein H → Xâm nhập → Cởi vỏ → Sử dụng RNA để tổng hợp các bộ phận cấu thành của virus → Lắp ráp → Giải phóng virus mới bằng con đường xuất bào.
Câu 10:
26/06/2024Virus lây bệnh ở các loài thực vật được truyền theo hai cách truyền theo hàng ngang và theo hàng dọc.
- Truyền bệnh theo hàng ngang: Là sự lây nhiễm từ cây này sang cây khác. Do tế bào thực vật có thành tế bào nên virus không thể xâm nhập vào trong tế bào qua con đường thực bào hoặc dung hợp màng tế bào. Virus truyền từ cây này sang cây khác khi thành tế bào thực vật bị tổn thương (do côn trùng chích hoặc do tổn thương trong quá trình chăm sóc cây), sau đó virus được nhân lên và lây nhiễm từ tế bào này sang tế bào khác qua cầu sinh chất.
- Truyền bệnh theo hàng dọc: Là virus được di truyền từ cây mẹ sang cây con qua con đường sinh sản hữu tính hoặc sinh sản vô tính.
Câu 11:
17/07/2024Quét vôi quanh gốc cây không phải trang trí, mà là một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ cây trồng trước sự tấn công của nhiều loài côn trùng, nấm mốc, sâu bọ (sâu đục thân, đục gốc) và một số loại virus, vi khuẩn gây hại đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Câu 12:
18/07/2024Việc sử dụng virus làm thuốc trừ sâu có ưu việt gì hơn so với việc dùng thuốc trừ sâu hóa học?
Việc sử dụng virus làm thuốc trừ sâu có tính ưu việt hơn so với việc dùng thuốc trừ sâu hóa học là:
- Loại thuốc trừ sâu virus có tác dụng đặc hiệu lên loài côn trùng gây hại mà không tiêu diệt các loài côn trùng có lợi. Do đó, hạn chế sự mất cân bằng sinh thái khi sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.
- Không gây ô nhiễm môi trường.
- Không để lại tồn dư hóa chất trong nông sản.
Câu 13:
21/07/2024Tại sao việc tạo ra vaccine chống lại một số virus gây bệnh thường gặp rất nhiều khó khăn?
Việc tạo ra vaccine chống lại một số virus gây bệnh thường gặp rất nhiều khó khăn là bởi vì:
- Virus dễ phát sinh chủng mới.
- Trong quá trình tạo vaccine phải trải qua bước thử nghiệm nghiêm ngặt và được thẩm định qua các cơ quan trước khi sản xuất ra vaccine.
Câu 14:
21/07/2024Ở người cần tiêm chủng vaccine phòng chống bệnh cúm mùa mỗi năm trong khi chỉ cần tiêm vaccine phòng bệnh quai bị hoặc một số bệnh khác chỉ một lần trong đời. Tại sao?
Mỗi loại vaccine chỉ có tác dụng tạo ra hàng rào bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của một hoặc một số chủng virus. Bởi vậy:
- Cần tiêm chủng vaccine phòng chống bệnh cúm mùa mỗi năm vì virus gây bệnh cúm mùa dễ biến chủng tạo ra các chủng mới nhanh chóng. Do đó, nếu không tiêm vaccine phòng chống bệnh cúm mùa mỗi năm thì người đó vẫn có nguy cơ mắc bệnh cúm do chủng mới gây ra.
- Ngược lại, virus gây bệnh quai bị ít biến chủng hơn. Do đó, chỉ cần tiêm một lần là có tác dụng phòng tránh nguy cơ mắc bệnh hiệu quả.
Câu 15:
21/07/2024Dưới góc độ phòng bệnh, tại sao nên tránh tiếp xúc với các động vật hoang dã?
Không tiếp xúc trực tiếp với động vật hoang dã bởi vì chúng có thể là các ổ chứa virus gây bệnh nguy hiểm cho con người. Do vậy, cần tiêm phòng định kì cho vật nuôi như các loài gia cầm, lợn, chó, mèo giúp ngăn chặn dịch bệnh phát sinh.
Câu 16:
13/07/2024Khi điều trị AIDS, các bác sĩ thường cho bệnh nhân sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau bởi vì: Virus HIV biến đổi rất nhanh trên cùng một người bệnh nên cần phối hợp các loại thuốc để phòng tránh được sự nhân lên và gây hại của tối đa của các chủng. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và tử vong liên quan tới AIDS.
Câu 17:
14/07/2024Có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh để chữa trị bệnh cúm hay không? Giải thích.
Không thể sử dụng kháng sinh để chữa trị bệnh cúm bởi vì kháng sinh dùng để tiêu diệt vi khuẩn hoặc nấm gây ra, trong khi đó cúm là một loại bệnh do nhiễm virus cúm. Do vậy, kháng sinh không hề có tác dụng đối với bệnh cúm.
Câu 18:
19/07/2024Các nhà khoa học cho biết họ đã phân lập được virus khảm thuốc lá từ tất cả các loại thuốc lá thương phẩm. Hãy cho biết những người hút thuốc lá có nguy cơ bị nhiễm virus này không. Giải thích.
Những người hút thuốc lá không có nguy cơ lây nhiễm từ virus này, bởi vì virus này chỉ lây nhiễm virus từ cây này sang cây khác, hoặc từ cây mẹ sang cây con qua đường sinh sản, chứ không có khả năng lây nhiễm sang người.
Câu 19:
30/06/2024Em đã được tiêm vaccine phòng những bệnh virus nào?
Một số bệnh do virus gây ra thường được tiêm phòng phổ biến là:
- Bệnh lao – chứng bệnh do vi trùng gây ra.
- Viêm gan B – chứng bệnh truyền nhiễm do một loại siêu vi khuẩn lây lan qua đường máu và tình dục.
- Bại liệt – chứng bệnh nhiễm virus cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa.
- Uốn ván – chứng bệnh làm co giật căng cứng các bắp thịt.
- Ho gà – chứng bệnh gây những cơn ho kéo dài hàng tuần.
- Bệnh sởi – chứng bệnh có tính lây nhiễm nhanh với các triệu chứng như sốt, chảy nước mũi.
- Quai bị – chứng bệnh có thể gây đau đầu, khó chịu, sốt và viêm tuyến nước bọt.
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Sinh học 10 KNTT Bài 25: Một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus có đáp án (Mới nhất) (310 lượt thi)