Trang chủ Lớp 7 Toán Bài tập Bài 2. Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện. Bất đẳng thức tam giác có đáp án

Bài tập Bài 2. Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện. Bất đẳng thức tam giác có đáp án

Bài tập Bài 2. Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện. Bất đẳng thức tam giác có đáp án

  • 256 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

17/07/2024

Hình 15 minh hoạ vị trí của ba khu du lịch Yên Tử, Tuần Châu và Vân Đồn (ở tỉnh Quảng Ninh).

Media VietJack

Trong hai vị trí Yên Tử và Tuần Châu, vị trí nào gần Vân Đồn hơn?

Xem đáp án

Media VietJack

Gọi vị trí của Yên Tử, Tuần Châu, Vân Đồn là A, B, C.

Ba vị trí này tạo thành ba đỉnh của tam giác ABC.

Tam giác ABC có góc B là góc tù nên góc B là góc lớn nhất trong tam giác.

Do đó AC là cạnh lớn nhất trong tam giác nên AC > BC.

Vậy Tuần Châu gần Vân Đồn hơn so với Yên Tử.


Câu 2:

17/07/2024

Quan sát tam giác ABC ở Hình 17.

Media VietJack

a) So sánh hai cạnh AB và AC.

b) So sánh góc B (đối diện với cạnh AC) và góc C (đối diện với cạnh AB).

Xem đáp án

 a) Dựa vào hình trên ta thấy AB = 3 cm, AC = 5 cm.

Do 3 cm < 5 cm nên AB < AC.

Vậy AB < AC.

b) Tam giác ABC vuông ở B nên B^=90°, C^ là góc nhọn nên C^<90° hay C^<B^.

Vậy C^<B^.


Câu 3:

23/07/2024

Cho tam giác MNP có MN = 4 cm, NP = 5 cm, MP = 6 cm. Tìm góc nhỏ nhất, góc lớn nhất của tam giác MNP.

Xem đáp án

Media VietJack

Trong tam giác MNP có: 4 cm < 5 cm < 6 cm nên MN < NP < MP.

Do đó P^<M^<N^.

Vậy P^ là góc nhỏ nhất của tam giác MNP, N^ là góc lớn nhất của tam giác MNP.


Câu 4:

23/07/2024

Quan sát tam giác ABC ở Hình 19.

Media VietJack

a) So sánh hai góc B và C.

b) So sánh cạnh AB (đối diện với góc C) và cạnh AC (đối diện với góc B).

Xem đáp án

a) Dựa vào hình trên, ta thấy tam giác ABC vuông tại B nên B^=90°,  là góc nhọn nên C^<90° hay C^<B^.

b) Dựa vào hình trên, ta thấy AB < AC.


Câu 5:

17/07/2024

a) Cho tam giác DEG có góc E là góc tù. So sánh DE và DG.

b) Cho tam giác MNP có M^=56°,N^=65°. Tìm cạnh nhỏ nhất, cạnh lớn nhất của tam giác MNP.

Xem đáp án

a)

Media VietJack

Tam giác DEG có góc E là góc tù nên góc E là góc lớn nhất trong tam giác.

Do đó cạnh DG đối diện với góc E là cạnh lớn nhất trong tam giác.

Vậy DG > DE.

b)

Media VietJack

Xét ΔMNP M^+N^+P^=180°.

Suy ra P^=180°M^N^=180°56°65°=59°.

Ta có 56° < 59° < 65° nên M^<P^<N^.

Do đó NP < MN < MP.

Vậy NP là cạnh nhỏ nhất trong tam giác MNP, MP là cạnh lớn nhất trong tam giác MNP.


Câu 7:

23/07/2024

Bạn Thảo cho rằng tam giác ABC trong Hình 21 có AB = 3 cm, BC = 2 cm, AC = 4 cm.

Media VietJack

a) Hãy sử dụng thước thẳng (có chia đơn vị) để kiểm tra lại các số đo độ dài ba cạnh của tam giác ABC mà bạn Thảo đã nói.

b) So sánh AB + BC và AC.

Xem đáp án

a) Dùng thước thẳng có chia đơn vị ta đo được AB = 3cm, BC = 2cm, AC = 4 cm.

Vậy độ dài ba cạnh của tam giác ABC bạn Thảo đã nói đúng.

b) Ta có AB = 3 cm, BC = 2 cm, AC = 4 cm và AB + BC = 5 cm > 4 cm nên AB + BC > AC.

Vậy AB + BC > AC.


Câu 8:

23/07/2024

Cho tam giác ABC có AB = 2 cm, BC = 4cm. So sánh hai cạnh AC và AB.

Xem đáp án

Media VietJack

Ta có AB - AB < AC (bất đẳng thức tam giác).

Suy ra 4 - 2 < AC hay 2 < AC.

Mà AB = 2 cm nên AB < AC.

Vậy AB < AC.


Câu 9:

19/07/2024

Cho tam giác MNP có MN = 6 cm, NP = 8 cm, PM = 7 cm. Tìm góc nhỏ nhất, góc lớn nhất của tam giác MNP.

Xem đáp án

Media VietJack

Trong tam giác MNP: 6 cm < 7 cm < 8 cm nên MN < MP < NP.

Do đó P^<N^<M^.

Vậy P^ là góc nhỏ nhất trong tam giác MNP, M^ là góc lớn nhất trong tam giác MNP.


Câu 12:

17/07/2024

Bộ ba số đo độ dài nào trong mỗi trường hợp sau không thể là độ dài ba cạnh của một tam giác?

a) 8 cm, 5 cm, 3 cm;

b) 8 cm, 5 cm, 4 cm;

c) 8 cm, 5 cm, 2 cm.

Xem đáp án

a) Ta thấy 8 = 5 + 3 nên bộ ba số đo độ dài 8 cm, 5 cm, 3 cm không thể là độ dài ba cạnh của tam giác.

b) Ta thấy 8 < 5 + 4 nên bộ ba số đo độ dài 8 cm, 5 cm, 4 cm là độ dài ba cạnh của tam giác.

c) Ta thấy 8 > 5 + 2 nên bộ ba số đo độ dài 8 cm, 5 cm, 2 cm không thể là độ dài ba cạnh của tam giác.


Câu 14:

23/07/2024

Người ta cần làm đường dây điện từ một trong hai trạm biến áp A, B đến trạm biến áp C trên đảo (Hình 25).

Media VietJack

a) Đường dây điện xuất phát từ trạm biến áp nào đến trạm biến áp C sẽ ngắn hơn?

b) Bạn Bình ước lượng: Nếu làm cả hai đường dây điện từ A và từ B đến C thì tổng độ dài đường dây khoảng 6 200 m. Bạn Bình ước lượng có đúng không?

Xem đáp án

a) Trong tam giác ABC có 45° < 60° nên B^<A^.

Do đó AC < BC.

Vậy đường dây điện xuất phát từ trạm biến áp A đến trạm biến áp C sẽ ngắn hơn.

b) Trong tam giác ABC có AB < AC + BC (bất đẳng thức tam giác).

Do đó 6 230 < AC + BC.

Mà 6 200 < 6 230 nên bạn Bình ước lượng không đúng.


Câu 15:

23/07/2024

Cho tam giác ABC có góc A tù. Trên cạnh AC lần lượt lấy các điểm D, E, G sao cho D nằm giữa A và E; E nằm giữa D và G; G nằm giữa E và C (Hình 26).

Media VietJack

Sắp xếp các đoạn thẳng BA, BD, BE, BG, BC theo thứ tự độ dài tăng dần. Giải thích vì sao.

Xem đáp án

Tam giác ABD có góc A tù nên góc A là góc lớn nhất trong tam giác ABD.

Do đó BD là cạnh lớn nhất trong tam giác ABD nên BA < BD (1).

BDE^ là góc ngoài tại đỉnh D của tam giác ABD nên BEG^=BDE^+EBD^>BDE^>90°.

Do đó BDE^ là góc tù.

Tam giác BDE có BDE^ là góc tù nên BDE^ là góc lớn nhất trong tam giác BDE.

Do đó BE là cạnh lớn nhất trong tam giác BDE nên BD < BE (2).

BEG^BDE^ là góc ngoài tại đỉnh E của tam giác BDE nên BDE^=DAB^+DBA^>DAB^>90°.

Do đó BEG^ là góc tù.

Tam giác BEG có BEG^ là góc tù nên BEG^ là góc lớn nhất trong tam giác BEG.

Do đó BG là cạnh lớn nhất trong tam giác BDE nên BE < BG (3).

BGC^ là góc ngoài tại đỉnh G của tam giác BEG nên BGC^=BEG^+EBG^>BEG^>90°.

Do đó BGC^ là góc tù.

Tam giác BGC có BGC^ là góc tù nên BGC^ là góc lớn nhất trong tam giác BGC.

Do đó BC là cạnh lớn nhất trong tam giác BGC nên BG < BC (4).

Từ (1), (2), (3) và (4) ta có BA < BD < BE < BG < BC.

Vậy các đoạn thẳng sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: BA; BD; BE; BG; BC.


Bắt đầu thi ngay