Trang chủ Lớp 7 Toán Bài tập Bài 11. Tính chất ba đường phân giác của tam giác có đáp án

Bài tập Bài 11. Tính chất ba đường phân giác của tam giác có đáp án

Bài tập Bài 11. Tính chất ba đường phân giác của tam giác có đáp án

  • 127 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 5:

23/07/2024

Tìm số đo x trong Hình 115.

Media VietJack

Xem đáp án

Ta thấy đường phân giác của góc B và góc C cắt nhau tại I nên I là giao điểm ba đường phân giác của tam giác ABC.

Do đó AI là đường phân giác của BAC^.

Suy ra x = 30o.


Câu 7:

23/07/2024

Cho tam giác ABC có I là giao điểm của ba đường phân giác. M, N, P lần lượt là hình chiếu của I trên các cạnh BC, CA, AB. Chứng minh rằng: IA, IB, IC lần lượt là đường trung trực của các đoạn thẳng NP, PM, MN.

Xem đáp án

Media VietJack

+) Chứng minh IA là đường trung trực của NP.

Do IP = IN nên I thuộc đường trung trực của NP.

Xét ΔAIP vuông tại P và ΔAIN vuông tại N có:

AI chung.

IP = IN (theo giả thiết).

Do đó ΔAIP=ΔAIN (cạnh huyền - cạnh góc vuông).

Suy ra AP = AN (2 cạnh tương ứng).

Do AP = AN nên A thuộc đường trung trực của NP.

Do đó IA là đường trung trực của NP.

+) Chứng minh IB là đường trung trực của PM.

Do IP = IM nên I thuộc đường trung trực của PM.

Xét ΔBIP vuông tại P và ΔBIM vuông tại M có:

BI chung.

IP = IM (theo giả thiết).

Do đó ΔBIP=ΔBIM (cạnh huyền - cạnh góc vuông).

Suy ra BP = BM (2 cạnh tương ứng).

Do BP = BM nên B thuộc đường trung trực của PM.

Do đó IB là đường trung trực của PM.

+) Chứng minh IC là đường trung trực của MN.

Do IM = IN nên I thuộc đường trung trực của MN.

Xét ΔCIM vuông tại M và ΔCIN vuông tại N có:

CI chung.

IM = IN (theo giả thiết).

Do đó ΔCIM=ΔCIN (cạnh huyền - cạnh góc vuông).

Suy ra CM = CN (2 cạnh tương ứng).

Do CM = CN nên C thuộc đường trung trực của MN.

Do đó IC là đường trung trực của MN.


Câu 8:

18/07/2024

Tam giác ABC có ba đường phân giác cắt nhau tại I. Gọi M, N, P lần lượt là hình chiếu của I trên các cạnh BC, CA, AB.

a) Các tam giác IMN, INP, IPM có là tam giác cân không? Vì sao?

b) Các tam giác ANP, BPM, CMN có là tam giác cân không? Vì sao?

Xem đáp án

Media VietJack

a) Tam giác ABC có I là giao điểm ba đường phân giác nên I cách đều 3 cạnh của tam giác ABC.

Do đó IM = IN = IP.

Do IM = IN nên tam giác IMN cân tại I.

Do IN = IP nên tam giác INP cân tại I.

Do IP = IM nên tam giác IPM cân tại I.

b) Xét ΔAIP vuông tại P và ΔAIN vuông tại N có:

AI chung.

IP = IN (theo giả thiết).

Do đó ΔAIP=ΔAIN (cạnh huyền - cạnh góc vuông).

Suy ra AP = AN (2 cạnh tương ứng).

Tam giác ANP có AP = AN nên tam giác ANP cân tại A.

Xét ΔBIP vuông tại P và ΔBIM vuông tại M có:

BI chung.

IP = IM (theo giả thiết).

Do đó ΔBIP=ΔBIM (cạnh huyền - cạnh góc vuông).

Suy ra BP = BM (2 cạnh tương ứng).

Tam giác BPM có BP = BM nên tam giác BPM cân tại B.

Xét ΔCIM vuông tại M và ΔCIN vuông tại N có:

CI chung.

IM = IN (theo giả thiết).

Do đó ΔCIM=ΔCIN (cạnh huyền - cạnh góc vuông).

Suy ra CM = CN (2 cạnh tương ứng).

Tam giác CMN có CM = CN nên tam giác CMN cân tại C.


Bắt đầu thi ngay