20 bài tập Bảng tuần hoàn nâng cao cực hay có lời giải chi tiết
20 bài tập Bảng tuần hoàn nâng cao cực hay có lời giải chi tiết
-
183 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
07/07/2024Hai nguyên tố X và Y thuộc hai nhóm chính kế tiếp nhau trong một chu kỳ có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 51. Số hiệu nguyên tử của X, Y lần lượt là
Đáp án B
TH1: X, Y đứng cạnh nhau trong bảng tuần hoàn
Giả sử số hiệu của nguyên tử X là Z → số hiệu của Y là Z + 1.
Tống số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 51 → Z + Z + 1 = 51 → Z = 25.
Vậy số hiệu nguyên tử của X, Y lần lượt là X (Z = 25), Y (Z = 26) → loại vì Z = 25, Z = 26 thuộc phân nhóm phụ.
• TH2: X, Y không đứng cạnh nhau trong bảng tuần hoàn
Giả sử số hiệu nguyên tử của X là Z → số hiệu nguyên tử của Y là Z + 11
Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 51 → Z + Z + 11 = 51 → Z = 20
Vậy số hiệu nguyên tử của X, Y lần lượt là X (Z = 20), Y (Z = 31) → thỏa mãn.
Câu 2:
21/07/2024Cho các thông tin sau:
Ion X2- có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p6.
Nguyên tố Y có tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử là 40. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12.
Ion Z2+ có tổng số hạt mang điện tích dương trong hạt nhân bằng 29.
Vị trí của X, Y, Z trong bảng tuần hoàn lần lượt là:
Đáp án A
•Ion X2- có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p6
X + 2e → X2-
Vậy cấu hình electron của X là 1s22s22p63s23p4
→ X thuộc ô thứ 16 (do có 16 electron); chu kì 3 (do có 3 lớp electron); nhóm VIA (do 6e hóa trị, nguyên tố p).
• Nguyên tố Y có tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử là 40. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12.
Giả sử số hiệu nguyên tử, số nơtron của Y lần lượt là Z, N
Ta có hpt:
Cấu hình electron của Y là 13Y: 1s22s22p63s23p1
→ Y thuộc ô thứ 13 (do có 13e); chu kỳ 3 (do có 3 lớp electron); nhóm IIIA (do có 3e hóa trị, nguyên tố p).
• Ion Z2+ có tổng số hạt mang điện tích dương trong hạt nhân bằng 29 → số hiệu nguyên tử Z là 29.
Cấu hình electron của Z là 29Z: 1s22s22p63s23p63d104s1
→ Z thuộc ô 29 (do Z = 29); chu kỳ 4 (do có 4 lớp e); nhóm IB (do 1 e hóa trị, nguyên tố d).
Câu 3:
08/07/2024Có các mệnh đề sau:
(a) Bảng hệ thống tuần hoàn gồm có 13 nguyên tố s.
(b) Bảng hệ thống tuần hoàn gồm có 30 nguyên tố p.
(c) Bảng tuần hoàn gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.
(d) Bảng hệ thống tuần hoàn có 7 hàng ngang, ứng với 7 chu kì.
(e) Bảng hệ thống tuần hoàn có 16 cột dọc, ứng với 8 nhóm A và 8 nhóm B.
(g) Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố có khối lượng nguyên tử luôn tăng dần.
(h) Mendeleev xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
Số mệnh đề đúng là:
Đáp án A
Chỉ có hai mệnh đề (c) và (d) đúng.
Câu 4:
12/07/2024Hợp chất A tạo bởi ion M2+ và ion X2-. Tổng số hạt cơ bản tạo nên trong hợp chất A là 241 trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47. Tổng số hạt mang điện của ion M2+ nhiều hơn của ion X2- là 76 hạt. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là
Đáp án C
Theo bài ra, ta có hệ phương trình:
Vậy M ở ô 56, chu kì 6, nhóm IIA
Câu 5:
15/07/2024Hai nguyên tử của nguyên tố X và Y có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 4pa và 4sb. Tổng số electron ở hai phân lớp ngoài cùng của X và Y là 7. Biết X không phải là khí hiếm. Vậy Y và X lần lượt là:
Đáp án B
X và Y có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 4pa và 4sb
Theo bài ra: a + b = 7.
Mà X không phải là khí hiếm → a = 5, b = 2.
Cấu hình electron của X là 1s22s22p63s23p63d104s24p5
→ X có số hiệu nguyên tử = số electron = 35 → X là Br.
Cấu hình electron của Y là 1s22s22p63s23p64s2
→ Y có số hiệu nguyên tử = số electron = 20 → Y là Ca.
Câu 6:
03/07/2024A, B ở hai phân nhóm chính liên tiếp trong bảng tuần hoàn. B thuộc nhóm V. Ở trạng thái đơn chất chúng không phản ứng với nhau.Tổng số p trong 2 hạt nhân nguyên tử bằng 23. Vị trí của A trong bảng tuần hoàn là
Đáp án A
Vì A và B ở hai phân nhóm chính kế tiếp nhau, B ở nhóm V → A ở nhóm IVA hoặc VIA.
- A và B không thể ở cùng chu kì (vì 2 nguyên tố kế tiếp nhau trong cùng chu kì chỉ hơn kém nhau 1 proton → A và B ở ô 11 và 12.
Cấu hình electron của A và B: 1s22s22p63s1 và 1s22s22p63s2
→ A và B thuộc nhóm IA và IIA → không thỏa mãn vì B thuộc nhóm V.
• Giả sử A,B đều ở chu kì nhỏ, các lớp e: C(2,4); N(2,5); O(2,6); Si(2,8,4); P(2,8,5); S(2,8,6)
Nhận thấy B là N (nitơ) và A là S (lưu huỳnh) hoặc B là P (photpho) và A là O (oxi)
Mà ở trạng thái đơn chất chúng không phản ứng với nhau.
→ A là lưu huỳnh và B là nitơ.
Cấu hình electron của lưu huỳnh là 16S: 1s22s22p63s23p4 → A thuộc chu kì 3, nhóm VIA.
Câu 7:
15/07/2024Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:
Đáp án C
X + 1e → X-
X có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p5
→ X có số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm VIIA.
• Y → Y2+ + 2e
Y có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s2
→ Y có số thứ tự 20, chu kì 4, nhóm IIA.
Câu 8:
06/07/2024Ba nguyên tử X, Y, Z có tổng số điện tích hạt nhân bằng 17, số proton của X nhiều hơn Y 2 proton. Tổng số electron trong ion (X3Y)2- là 32. Nhận xét nào sau đây không đúng?
Đáp án B
Giả sử số hiệu nguyên tử của X, Y lần lượt là ZX, ZY
Ta có hpt:
ZZ = 17 - ZX - ZY = 17 - 8 - 6 = 3.
Cấu hình electron của X, Y, Z là
8X: 1s22s22s4
→ X thuộc chu kì 2, nhóm VIA.
6Y: 1s22s22p2
→ Y thuộc chu kì 2, nhóm IVA.
3Z: 1s22s1
→ Z thuộc chu kì 2, nhóm IA.
Câu 9:
17/07/2024A, B là hai nguyên tố thuộc cùng 1 phân nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Biết ZA+ ZB = 32. Số proton trong A, B lần lượt là (biết )
Đáp án B
Vì A, B là hai nguyên tố thuộc cùng 1 phân nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp
→ ZB = ZA + 8.
Mà ZA + ZB = 32
→ ZA = 12, ZB = 20
Câu 10:
18/07/2024Hai nguyên tố X, Y ở hai chu kì liên tiếp và ở hai phân nhóm liên tiếp, tổng điện tích hạt nhân là 23. Mệnh đề nào sau đây không đúng?
Đáp án C
Tổng điện tích hạt nhân là 23 → X, Y là các nguyên tố thuộc nhóm A → Mệnh đề D đúng.
• Giả sử hai nguyên tố 7X và 16Y
Cấu hình electron của 7X: 1s22s22p3 → X thuộc chu kì 2, nhóm VA.
Cấu hình electron của 16Y: 1s22s22p63s23p4 → Y thuộc chu kì 3, nhóm VIA.
→ Mệnh đề A đúng.
• Giả sử hai nguyên tố 8X và 15Y
Cấu hình electron của 8X: 1s22s22p4 → X thuộc chu kì 2, nhóm VIA.
Cấu hình electron của 15Y: 1s22s22p63s23p3 → Y thuộc chu kì 3, nhóm VA.
→ Mệnh đề B đúng.
• Giả sử hai nguyên tố 9X và 14Y
Cấu hình electron của 9X: 1s22s22p5 → X thuộc chu kì 2, nhóm VIIA.
Cấu hình electron của 14Y: 1s22s22p63s23p2 → Y thuộc chu kì 3, nhóm IVA.
→ Mệnh đề C không đúng.
Câu 11:
13/07/2024Một ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Vị trí của nguyên tử M trong bảng tuần hoàn là
Đáp án B
Giả sử số hiệu nguyên tử, số nơtron của M lần lượt là Z, N.
Ta có hpt:
Cấu hình electron của M là 26M: 1s22s22p63s23p63d64s2.
→ M thuộc chu kì 4 (do có 4 lớp electron); nhóm VIIIB (do có 8e hóa trị, nguyên tố d).
Câu 12:
21/07/2024Ion A3+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3d3. Vị trí của A trong bảng tuần hoàn là :
Đáp án B
A3+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3d3
→ Cấu hình electron của A là 1s22s22p63s23p63d54s1
→ A thuộc chu kỳ 4 (do có 4 lớp e); nhóm VIB (do có 6e hóa trị, nguyên tố d).
Câu 13:
18/07/2024Hợp chất ion G tạo nên từ các ion đơn nguyên tử M2+ và X2-. Tổng số hạt (nơtron, proton, electron) trong phân tử G là 84, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28 hạt. Số hạt mang điện của ion X2- ít hơn số hạt mang điện của ion M2+ là 20 hạt. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là
Đáp án B
Gọi a, b là lần lượt tổng số proton và nơtron trong G
Ta có:
Ta có:
M là canxi ở ô 20, chu kì 4, nhóm IIA
Câu 14:
17/07/2024Phân tử X2Y có tổng số hạt mang điện là 44 trong đó số hạt mang điện của X bằng 8/3 lần số hạt mang điện của Y. Nhận xét nào sau đây đúng?
Đáp án B
Giả sử số hiệu nguyên tử của X, Y lần lượt là ZX, ZY
Ta có hpt:
Cấu hình electron của X là 8X: 1s22s22p4
→ X thuộc chu kì 2, nhóm VIA.
Cấu hình electron của Y là 6Y: 1s22s22p2
→ Y thuộc chu kỳ 2, nhóm IVA.
Câu 15:
03/07/2024Dãy gồm nguyên tử X và các ion Y2+, Z– đều có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng 3p6 là :
Đáp án D
Cấu hình electron của nguyên tử X là 1s22s22p63s23p6
Số thứ tự của X = số electron = 18 → X là Ar.
• Y → Y2+ + 2e
Cấu hình electron của Y là 1s22s22p63s23p64s2
Số thứ tự của Y = số electron = 20 → Y là Ca2+.
• Z + 1e → Z-
Cấu hình electron của Z là 1s22s22p63s23p5
Số thứ tự của Z = số electron = 17 → Z là Cl.
Câu 16:
21/07/2024Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron [khí hiếm] (n - 1)dans1 .Vị trí của nguyên tố X trong bảng hệ thống tuần hoàn là:
Đáp án D
• Xét đáp án A.
a = 0 → Cấu hình electron của nguyên tố X: [khí hiếm]ns1
X có số lớp electron = n → X thuộc chu kì n.
X có 1 electron hóa trị, electron cuối cùng điền vào phân lớp ns → X thuộc nhóm IA.
• Xét đáp án B.
a = 5 → Cấu hình electron của nguyên tố X: [khí hiếm](n - 1)d5ns1
X có số lớp electron = n → X thuộc chu kì n.
X có 6 electron hóa trị, electron cuối cùng điền vào phân lớp (n - 1)d → X thuộc nhóm VIB.
• Xét đáp án C.
a = 10 → Cấu hình electron của nguyên tố X: [khí hiếm](n - 1)d10ns1
X có số lớp electron = n → X thuộc chu kì n.
X có 1 electron hóa trị, electron cuối cùng điền vào phân lớp (n - 1)d → X thuộc nhóm IB.
Câu 17:
22/07/2024Nguyên tố kim loại X thuộc chu kì 4 trong bảng tuần hoàn, có 6 electron độc thân số hiệu nguyên tử của X bằng:
Đáp án C
X thuộc chu kì 4 → X có 4 lớp electron.
X có 6 electron độc thân.
→ Cấu hình electron của X là 1s22s22p63s23p63d54s1.
Số hiệu nguyên tử của X = số electron = 24.
Câu 18:
23/07/2024X và Y là hai nguyên tố thuộc nhóm A trong bảng tuần hoàn. Tổng số electron trong anion XY32- là 40. Nhận xét đúng về vị trí của các nguyên tố X và Y trong bảng tuần hoàn là
Đáp án C
A và D sai vì X thuộc nhóm IVA, Y thuộc nhóm VIA
B sai vì X thuộc chu kỳ 3
Câu 19:
22/07/2024Cho nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là [Ar]3d104s2. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về X ?
Đáp án C
X có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là [Ar]3d104s2
X có số lớp electron = 4 → X thuộc chu kì 4.
X có electron cuối cùng điền vào phân lớp 3d và có 2 electron hóa trị → X thuộc nhóm IIB, X là kim loại chuyển tiếp.
X → X2+ + 2e
Cấu hình electron của X2+ là [Ne]3s23p63d10
→ Ion X2+ có 18 electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 20:
19/07/2024Cho 3 nguyên tố A, M, X có cấu hình electron lớp ngoài cùng (n = 3) tương ứng là ns1, ns2 np1 , ns2 np5 . Phát biểu nào sau đây không đúng ?
Đáp án D
D không đúng vì A và M đều là kim loại (do A và M đều thuộc chu kì 3, A có 1 electron lớp ngoài cùng, M có 3 electron lớp ngoài cùng).