Danh sách câu hỏi

Có 50,504 câu hỏi trên 1,263 trang

Kể lại truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”.

a) Chuẩn bị

-Xem lại nội dung đọc hiểu truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng

- Chuẩn bị tranh, ảnh và phương tiện trình bày (nếu có).

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:
+ Truyện ngụ ngôn kể về sự kiện gì?

-> Truyện kể về sự kiện: ếch ở dưới giếng lâu ngày nên chỉ thấy bầu trời thông qua miện giếng và thấy bầu trời bé bằng chiếc vung.

+ Truyện có nhân vật chính nào?

-> Nhân vật chính: chú ếch

+ Diễn biến câu chuyện (mở đầu, phát triển, kết thúc) ra sao?

-> Diễn biến câu chuyện: Mở đầu: giới thiệu chú ếch và hoàn cảnh sống-> phát triển: chú ếch kêu to, ra oai với mọi người và nghĩ mình là nhất. Một hôm ra khỏi giếng vẫn giữ thói hung hang ngang tàng -> kết thúc: bị trâu giẫm bẹp.

+ Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?

-> Môi trường sống nhỏ hẹp, tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới xung quanh. Sống lâu trong môi trường nhỏ hẹp sẽ dần hạn chế sự hiểu biết. Từ những hiểu biết hạn hẹp, dễ trở nên nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải trả giá rất đắt

- Lập dàn ý cho bài nói bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

Mở đầu

Giới thiệu khái quát về truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.

Ví dụ: Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng là một trong những truyện dân gian hay. Tác giả dân gian mượn chuyện loài vật để nêu lên bài học sâu sắc đối với con người.

Nội dung chính

Lựa chọn và sắp xếp các ý tìm được từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng theo một trình tự hợp lí.

Ví dụ:

+ Khi ếch ở trong giếng (hoàn cảnh sống, suy nghĩ và thái độ của ếch).

+ Khi ếch ra ngoài giếng (môi trường sống đã thay đổi; hành động và thái độ của ếch; hậu quả).

Kết thúc

+ Nhận xét, đánh giá chung về nhân vật con ếch trong câu chuyện.

+ Nêu ý nghĩa và bài học cho bản thân từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.

c) Nói và nghe

Người nói

- Dựa vào dàn ý để kể lại truyện ngụ ngôn trước tổ, lớp.

- Bảo đảm nội dung kể, tránh viết thành văn để đọc; sử dụng điệu bộ sao cho hấp dẫn, lôi cuốn người nghe; sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp.

- Thực hiện đúng thời gian dự kiến; điều chỉnh giọng nói, cách kể; quan sát thái độ, lắng nghe ý kiến phản hồi của người nghe.

- Có thể trả lời câu hỏi của người nghe trong và sau khi kể.

Người nghe

- Tóm tắt được nội dung câu chuyện do người khác trình bày.

- Có thể nêu ý kiến của mình nếu thấy có sự khác biệt.

- Nhận xét được điểm mạnh và điểm yếu về cách thức trình bày của người nói.

- Đặt câu hỏi về những vấn đề mà bản thân chưa rõ hay muốn rõ hơn.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Người nói

Người nghe

Xem xét lại về việc thể hiện nội dung và cách kể:

- Nội dung truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đây giếng được kể đã đúng và đủ chưa? Còn thiếu những gì?

-Cách kể còn có những hạn chế nào?

- Rút kinh nghiệm về cách phát biểu: cách diễn đạt, ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ,...

Rút kinh nghiệm về việc nắm bắt nội dung và cách nghe:

- Đã nắm được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện và cách kể của bạn chưa?

- Thái độ khi nghe bạn kể lại truyện như thế nào?

- Việc trao đổi với người nói có hợp lí, đúng mực không?

Kể lại truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”.

a) Chuẩn bị

-Xem lại nội dung đọc hiểu truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng

- Chuẩn bị tranh, ảnh và phương tiện trình bày (nếu có).

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:
+ Truyện ngụ ngôn kể về sự kiện gì?

-> Truyện kể về sự kiện: ếch ở dưới giếng lâu ngày nên chỉ thấy bầu trời thông qua miện giếng và thấy bầu trời bé bằng chiếc vung.

+ Truyện có nhân vật chính nào?

-> Nhân vật chính: chú ếch

+ Diễn biến câu chuyện (mở đầu, phát triển, kết thúc) ra sao?

-> Diễn biến câu chuyện: Mở đầu: giới thiệu chú ếch và hoàn cảnh sống-> phát triển: chú ếch kêu to, ra oai với mọi người và nghĩ mình là nhất. Một hôm ra khỏi giếng vẫn giữ thói hung hang ngang tàng -> kết thúc: bị trâu giẫm bẹp.

+ Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?

-> Môi trường sống nhỏ hẹp, tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới xung quanh. Sống lâu trong môi trường nhỏ hẹp sẽ dần hạn chế sự hiểu biết. Từ những hiểu biết hạn hẹp, dễ trở nên nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải trả giá rất đắt

- Lập dàn ý cho bài nói bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

Mở đầu

Giới thiệu khái quát về truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.

Ví dụ: Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng là một trong những truyện dân gian hay. Tác giả dân gian mượn chuyện loài vật để nêu lên bài học sâu sắc đối với con người.

Nội dung chính

Lựa chọn và sắp xếp các ý tìm được từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng theo một trình tự hợp lí.

Ví dụ:

+ Khi ếch ở trong giếng (hoàn cảnh sống, suy nghĩ và thái độ của ếch).

+ Khi ếch ra ngoài giếng (môi trường sống đã thay đổi; hành động và thái độ của ếch; hậu quả).

Kết thúc

+ Nhận xét, đánh giá chung về nhân vật con ếch trong câu chuyện.

+ Nêu ý nghĩa và bài học cho bản thân từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.

c) Nói và nghe

Người nói

- Dựa vào dàn ý để kể lại truyện ngụ ngôn trước tổ, lớp.

- Bảo đảm nội dung kể, tránh viết thành văn để đọc; sử dụng điệu bộ sao cho hấp dẫn, lôi cuốn người nghe; sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp.

- Thực hiện đúng thời gian dự kiến; điều chỉnh giọng nói, cách kể; quan sát thái độ, lắng nghe ý kiến phản hồi của người nghe.

- Có thể trả lời câu hỏi của người nghe trong và sau khi kể.

Người nghe

- Tóm tắt được nội dung câu chuyện do người khác trình bày.

- Có thể nêu ý kiến của mình nếu thấy có sự khác biệt.

- Nhận xét được điểm mạnh và điểm yếu về cách thức trình bày của người nói.

- Đặt câu hỏi về những vấn đề mà bản thân chưa rõ hay muốn rõ hơn.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Người nói

Người nghe

Xem xét lại về việc thể hiện nội dung và cách kể:

- Nội dung truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đây giếng được kể đã đúng và đủ chưa? Còn thiếu những gì?

-Cách kể còn có những hạn chế nào?

- Rút kinh nghiệm về cách phát biểu: cách diễn đạt, ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ,...

Rút kinh nghiệm về việc nắm bắt nội dung và cách nghe:

- Đã nắm được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện và cách kể của bạn chưa?

- Thái độ khi nghe bạn kể lại truyện như thế nào?

- Việc trao đổi với người nói có hợp lí, đúng mực không?

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”.

a) Chuẩn bị

- Xem lại nội dung đọc hiểu truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.

-> Nội dung: Kể về một anh thợ mộc dốc hết vốn mua gỗ về đẽo cày bán. Khi đẽo cày ai khuyên gì anh ta cũng làm theo và kết quả là không có tác dụng gì và vốn liếng đi đời nhà ma

- Xác định đặc điểm nhân vật mà em định viết bài văn phân tích.

-> Đặc điểm nhân vật: một người không có chính kiến lập trường riêng; người thiếu kiến thức, thiếu bản lĩnh.

 b) Tìm ý và lập dàn ý  

* Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi:

- Truyện viết về sự kiện gì, có những nhân vật nào, ai là nhân vật chính?

-> Truyện viết về sự kiện: anh thợ mộc đẽo cày giữa đường để bán.

-> Nhân vật: anh thợ mộc và những người qua đường.

-> Nhân vật chính: anh thợ mộc.

- Nhân vật chính là người như thế nào? (Nêu các đặc điểm của nhân vật và các biểu hiện cụ thể trong tác phẩm).

-> Nhân vật chính là người thiếu hiểu biết, thiếu bản lĩnh và lập trường không vững vàng.

-> Biểu hiện cụ thể trong văn bản: 3 người góp ý anh đều làm theo và kết quả là tiền của đi đời nhà ma, không sử dụng được.

- Em có nhận xét, đánh giá gì về nhân vật? (Nêu lên những cảm xúc, suy nghĩ về đặc điểm của nhân vật,...).

-> Đây là một nhân vật thiếu hiểu biết và thiếu bản lĩnh.

-> Là nhân vật có gan làm giàu.

-> Cảm thấy buồn cười khi nhân vật ứng xử trước những lời góp ý. Đồng thời thấy nhân vật đáng thương.

- Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

Mở bài

Giới thiệu đặc điểm nổi bật của nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.

Thân bài

+ Lần lượt phân tích và làm sáng tỏ từng đặc điểm của nhân vật người thợ mộc thông qua các chi tiết cụ thể (hoàn cảnh, cử chỉ, hành động, ý nghĩ,...).

+ Nêu nhận xét của em về nhân vật người thợ mộc. Ví dụ: Người thợ mộc muốn làm giàu nhưng lại thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết nên không có suy nghĩ và hành động đúng dẫn đến kết quả thất bại thảm hại.

Kết bài

Qua việc phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc, nêu lên ý nghĩa hoặc bài học sâu sắc.

Ví dụ:

+ Truyện đã khái quát được đặc điểm của một kiểu người trong xã hội: thiếu hiểu biết nên dễ thay đổi,...

+ Trong cuộc sống, chúng ta cần biết lắng nghe những ý kiến góp ý của người khác nhưng phải biết cân nhắc, chọn lọc được ý kiến phù hợp, đúng đắn,...

c) Viết

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

-Kiểm tra lại xem bài viết đã đầy đủ, chính xác như yêu cầu của để bài hay chưa. -Tự phát hiện và biết cách sửa các lỗi về viết như:

+Lỗi về ý: thiếu ý (ý sơ sài, chưa nêu hết được những điều cần nói), ý lộn xộn (các ý không được sắp xếp theo một trình tự hợp lí), lạc ý (nếu các ý không liên quan đến nội dung bài yêu cầu); ý tản mạn (nếu các ý không tập trung vào nội dung chính của bài viết),...

+ Lỗi về diễn đạt (dùng từ, viết câu), chính tả,...