Danh sách câu hỏi

Có 5,920 câu hỏi trên 148 trang

Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
 
Cá heo ở biển Trường Sa

Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.

Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo. Buổi văn nghệ đang đầy ắp tiếng cười, bỗng biển có tiếng động mạnh, nước đập ùm ùm như có người tập bơi. Một người kêu lên: “Cá heo!”. Thì ra chú cá heo thấy các anh chiến sĩ hò hát vui quá, gọi nhau quây đến quanh tàu để chia vui. Cá heo giống tính trẻ em, thích nô đùa, thích được cổ vũ. Anh em ùa ra vỗ tay, hoan hô: “A! Cá heo nhảy múa đẹp quá!”. Thế là cá thích, nhảy vút lên thật cao. Có chú quá đà vọt lên boong tàu cách mặt nước đến một mét. Có lẽ va vào sắt bị đau, chú nằm im, mắt nhắm nghiền, phía đuôi bị rách một mảng.

Một anh chiến sĩ đến nâng con cá lên hai bàn tay, nói nựng: - Có đau không chú heo? Lần sau khi nhảy múa phải chú ý nhé, đừng nhảy lên boong tàu.

Anh ta vuốt ve con cá rồi thả xuống nước. Cả đàn cá quay ngay lại, quay đầu về phía boong tàu, nhảy vung lên một cái như để cám ơn rồi toả ra biển rộng.

- Hôm sau, tàu nhổ neo. Đàn cá heo lại kéo đến. Đúng là đàn cá heo đêm qua...

(Theo Hà Đình Cẩn)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Tàu Phương Đông của các anh chiến sĩ buông neo ở đâu?

Tập làm văn: Em cùng mẹ đến chơi nhà họ hàng ở tỉnh khác và ở lại đó vài ngày. Mẹ em bảo: “Con hãy giúp mẹ điền vào phiếu khai báo tạm trú này nhé!”. Em hãy thực hiện lời mẹ dặn nhé!

                     Địa chỉ                                                Họ và tên chủ hộ

………………………………………….   ……………………………………

Điểm khai báo tạm trú, tạm vắng số....... phường xã................ quận, huyện ......

...................................... Thành phố, tỉnh………………………………………

PHIẾU KHAI BÁO TẠM TRÚ, TẠM VẮNG

1. Họ và tên: ............................................. 2. Sinh ngày: ……………………

3. Nghề nghiệp và nơi làm việc: ................4. CMND số: ……………………

5. Tạm trú tạm vắng từ ngày ........... ............. đến ngày ...................................

6. Ở đâu đến hoặc đi đâu…………………………………................................

7. Lí do:……………………………… …8. Quan hệ với chủ hộ: ……………

9. Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo: ……………..10. Ngày ….. tháng......năm…....

 

             Cán bộ đăng kí                                                   Chủ hộ

           (Ký, ghi rõ họ tên)                                   (Hoặc người, trình báo)

Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
 
Cột mốc đỏ trên biên giới

Khi những người U Ní ở vùng biên bước ra khỏi căn nhà đất này như cái kén trong suốt mùa đông để đi những đường cày đầu tiên thì hoa gạo bắt đầu nở. Sau một mùa giá lạnh đứng so ro, cây gạo giờ đây bung nở hết cái sức tích tụ bao tháng ngày.

Khắp đất nước có lẽ không ở đâu hoa gạo có sắc màu đẹp tuyệt như ở đây. Suốt một nẻo | biên giới, trên những nương lúa đã bỏ hoang, hoa gạo rừng rực cháy đỏ một vệt dài tít tắp. Chẳng có thứ cây nào mà lại hào phóng sắc đỏ đến thế. Bông nào bông ấy bằng cái cốc vại. Mỗi bông đậu trên cành trông không khác một đốm lửa, phấp phới vẫy gọi những đàn sáo từ xa bay đến. Bọn sáo vô tư, líu lo, nhảy nhót, đôi lúc vô ý làm gãy một bông hoa.

Trong cái ngẫu hứng tài tình của tự nhiên, ta cứ nghĩ tới sự sắp xếp cố ý của con người. Biên giới không chỉ hoạch định bằng cột mốc, mà còn bằng cây cỏ. Những hạt gạo, đuôi xòe lông tơ từ một miền nào miền nào theo gió phát tán tới đây, giống như hiện tượng đất lành chim đậu, lại như là có ý thức trong việc xác định ranh giới quốc gia.

Đất vắng, rộng, thật là hợp với loài gạo. Gạo ra hạn, chịu sáng, quen chịu đựng mọi khắc nghiệt. Cho đến bây giờ thì gạo đã thật sự có những hàng đại thụ, thân hai ba người ôm, mùa xuân này nghềnh ngàng các nhánh ngang vùng vẫy, đốt đuốc trên bầu trời.

(Theo Ma Văn Kháng)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

“Cột mốc đỏ” mà tác giả nói đến thực chất là gì?