Danh sách câu hỏi

Có 4,824 câu hỏi trên 121 trang

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu phía dưới:

Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế. Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đổi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ tỏa lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây phong/ Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên”. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ, ngân nga từ bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà...

(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ai đã đặt tên cho dòng sông?)

a. Hiệu quả của sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình trong đoạn văn trên là gì? Hãy lí giải.

b. Chỉ ra ít nhất một đặc điểm của ngôn ngữ văn học được thể hiện trong đoạn văn trên.

Nối những từ ngữ ở cột A với phần giải thích nghĩa ở cột B sao cho phù hợp (làm vào vở):

A

 

B

1. du lịch bụi

 

a. mô hình có trình tự giảng dạy dào ngược so với mô hình giảng dạy truyền thống, trong đó người học phải xem các bài giảng trực tuyến trước khi đến lớp, giờ học trên lớp sẽ dành cho các hoạt động giúp người học nâng cao các kĩ năng.

2. lớp học đảo ngược

 

b. rừng được dùng để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn sóng, phòng chống các diễn biến có hại của tự nhiên nói chung.

3. bọc lót

 

c. còn được gọi là trí thông minh nhân tạo, thường được sử dụng để mô tả các máy móc (hoặc máy tinh) có khả năng bắt chước các chức năng "nhận thức của con người.

4. rừng phòng hộ

 

d. (khẩu ngữ sẵn sàng làm những việc (thường tổn nhiều sức lực, tiền của) mà người khác hay ngại làm hoặc không dám làm.

5. sến

 

e. (khẩu ngữ hai người hoặc hai sự việc, hai hiện tượng (thưởng cùng loại) luôn đi đôi với nhau và có sự ăn ý, hỗ trợ lẫn nhau một cách mặt thiết.

6. chịu chơi

 

g. (các cầu thủ) phối hợp với nhau cùng che chắn và bảo vệ khung thành.

7. chịu trận

 

h. (khẩu ngữ) chịu đựng, chấp nhận điều không hay về mình mà không hoặc không thể né tránh.

8. gato

 

i. (từ ngữ của giới trẻ) người yêu.

9. trí tuệ nhân tạo

 

k. (khẩu ngữ bộc lộ tình cảm yếu đuối đến mức uỷ mị, sướt mướt.

10. chạy sô

 

l. (từ ngữ của giới trẻ) ghen tị, viết tắt của cụm từ "ghen ăn tức ở.

11. cặp bài trùng

 

m. (khẩu ngữ) tham gia nhiều số diễn trong cùng một buổi ở những địa điểm khác nhau.

12. gấu

 

n. loại hình du lịch mà chuyến đi do chính bản thân mình tự lên kế hoạch và tự thực hiện.