Chứng minh rằng đối với đoạn mạch gồm các dụng cụ điện mắc nối tiếp

Với giải bài 12.16 trang 37 sbt Vật lí lớp 9 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Vật lí 9. Mời các bạn đón xem:

1 805 27/10/2021


Giải SBT Vật Lí 9 Bài 12: Công suất điện

Bài 12.16 trang 37 SBT Vật Lí 9: Chứng minh rằng đối với đoạn mạch gồm các dụng cụ điện mắc nối tiếp hay mắc song song thì công suất điện của đoạn mạch bằng tổng công suất điện của các dụng cụ mắc trong mạch.

Lời giải:

Trường hợp 1: các dụng cụ mắc nối tiếp

Giả sử có n dụng cụ mắc nối tiếp với nhau vào nguồn điện U. Khi đó cường độ dòng điện qua mạch là I.

Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi dụng cụ lần lượt là: U1, U2, ..., Un

Cường độ dòng điện chạy trong mỗi dụng cụ lần lượt là: I1, I2, ..., In

Vì các dụng cụ ghép nối tiếp nên ta có:

U = U1 + U2 + ...+ Un 

và I = I1 = I2 =... = In

Công suất toàn mạch là:

P = U.I = (U1 + U2 + ...+ Un).I

= I.U1 + I.U2 + ...+ I.Un (1)

Công suất trên mỗi dụng cụ điện lần lượt là:

P1 = U1.I1; P2 = U2.I2; ...; Pn = Un.In

Vì I = I1 = I2 =... = In nên

P1 = U1.I; P2 = U2.I; ...; Pn = Un.I (2)

Từ (1) và (2) ta được:

P = P1 + P2 + ...+ Pn (đpcm)

Trường hợp 2: các dụng cụ mắc song song

Giả sử có n dụng cụ mắc song song với nhau vào nguồn điện U. Khi đó cường độ dòng điện qua mạch là I.

Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi dụng cụ lần lượt là: U1, U2, ..., Un

Cường độ dòng điện chạy trong mỗi dụng cụ lần lượt là: I1, I2, ..., In

Vì các dụng cụ ghép song song nên ta có:

U = U1 = U2 = ...= Un 

và I = I1 + I2 +... + In

Công suất toàn mạch là:

P = U.I = U.( I1 + I2 +... + In)

= U.I1 + U.I2 + ...+ U.In (3)

Công suất trên mỗi dụng cụ điện lần lượt là:

P1 = U1.I1; P2 = U2.I2; ...; Pn = Un.In

Vì U = U1 = U2 =... = Un 

nên P1 = U.I1; P2 = U.I2; ...; Pn = U.In (4)

Từ (3) và (4) ta được:

P = P1 + P2 + ...+ Pn (đpcm)

Xem thêm lời giải sách bài tập Vật lí lớp 9 hay, chi tiết khác:

Bài 12.1 trang 35 SBT Vật Lí 9: Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính công suất tiêu thụ điện năng P...

Bài 12.2 trang 35 SBT Vật Lí 9: Trên một bóng đèn có ghi 12V – 6W...

Bài 12.3 trang 35 SBT Vật Lí 9: Có trường hợp, khi bóng đèn bị đứt dây tóc...

Bài 12.4 trang 35 SBT Vật Lí 9: Trên hai bóng đèn có ghi 220V – 60W và 220V – 75W...

Bài 12.5 trang 35 SBT Vật Lí 9: Trên một nồi cơm điện có ghi 220V – 528W...

Bài 12.6 trang 35 SBT Vật Lí 9: Mắc một bóng đèn dây tóc có ghi 220V – 60W...

Bài 12.7 trang 35 SBT Vật Lí 9: Ở công trường xây dựng có sử dụng một máy nâng để nâng khối vật liệu có trọng lượng 2000N...

Bài 12.8 trang 36 SBT Vật Lí 9: Công suất điện của một đoạn mạch có ý nghĩa gì...

Bài 12.9 trang 36 SBT Vật Lí 9: Một bếp điện có điện trở R được mắc vào hiệu điện thế U...

Bài 12.10 trang 36 SBT Vật Lí 9: Có hai điện trở R1 và R2 = 2R1 được mắc song song...

Bài 12.11 trang 36 SBT Vật Lí 9: Trên nhiều dụng cụ điện trong gia đình thường có ghi 220V...

Bài 12.12 trang 36 SBT Vật Lí 9: Trên bóng đèn có ghi 6V – 3W...

Bài 12.13 trang 37 SBT Vật Lí 9: Trên một bàn là có ghi 220V – 1100W...

Bài 12.14 trang 37 SBT Vật Lí 9: Trên bóng đèn Đ1 có ghi 220V – 100W...

Bài 12.15 trang 37 SBT Vật Lí 9: Trên hai bóng đèn dây tóc Đ1 và Đ2 có ghi số tương ứng là 3V – 1,2W...

Bài 12.17 trang 37 SBT Vật Lí 9: Trên bóng đèn dây tóc Đ1 có ghi 220V – 100W...

 

1 805 27/10/2021


Xem thêm các chương trình khác: