Câu hỏi:

18/07/2024 142

Thực hiện đề bài sau:

 Tình huống: Thời gian cận Tết là lúc các hoạt động vì cộng đồng được các trường học tổ chức để lan tỏa các giá trị nhân văn đến mọi người. Đó có thể là các hoạt động như: dọn dẹp, trang trí trường học; thăm các mái ấm tình thương và trao quà Tết; quyên góp quỹ Giúp bạn vượt khó để hỗ trợ các bạn gặp khó khăn,….

Nhiệm vụ: Trong vai trò phóng viên Câu lạc bộ Báo chí, em hãy viết một bài văn kể lại hoạt động xã hội do nhà trường tổ chức. Bài viết của em sẽ được đăng trên tờ báo Xuân của trường.

Yêu cầu:

- Kể lại hoạt động xã hội theo ngôi thứ nhất.

- Nêu được các thông tin cơ bản về hoạt động sẽ kể.

- Kể lại chân thực các sự việc theo trình tự hợp lí, kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm.

- Nội dung bài viết phù hợp với chủ đề của tờ báo Xuân của nhà trường.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Bài viết tham khảo

“Thương người như thể thương thân” - đạo lý đó luôn nhắc nhở chúng ta hãy yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Vào sáng thứ bảy tuần trước, lớp em đã có buổi từ thiện đến trường tiểu học Hùng Sơn thuộc xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

Khi nghe thầy cô phổ biến về điều kiện khó khăn trong học tập cũng như trong kinh tế của gia đình các em học sinh trường tiểu học Hùng Sơn. Lớp em đã có kế hoạch quyên góp các vật dụng sinh hoạt hằng ngày như quần áo, đồ dùng học tập như bút, thước, sách vở… Tuy là những món đồ cũ nhưng chúng em luôn hi vọng rằng sẽ giúp một phần nào đó cho cuộc sống của các bạn nơi vùng cao.

Đúng sáu giờ sáng có mặt và tập trung tại trường, chúng em với niềm hăm hở và háo hức hơn so với ngày thường khi ngồi trên xe đi đến một miền đất mới, được gặp các bạn mới. Ngồi ở trên xe, cả lớp hát những bài hát vui nhộn và quen thuộc như “Lớp chúng mình”, “Em là búp măng non”… tạo nên không khí thật náo nhiệt, vui vẻ và “độ nóng” cho chuyến đi. Sau gần hai tiếng ngồi trên xe, tuy có hơi mệt vì đường gồ ghề và nhiều ổ gà nhưng nụ cười luôn nở trên môi các bạn. Được thông báo trước, các thầy cô và các bạn ở đây đã chuẩn bị rất chu đáo và đón tiếp đoàn chúng em rất nhiệt tình và niềm nở. Các bạn mặc bộ quần áo đẹp hơn. Sân trường, lớp học được quét dọn sạch sẽ, bảng đen được lau chùi kĩ càng, bàn ghế được sắp xếp ngay ngắn.

Mọi thứ thật tươm tất và sẵn sàng để đón những vị khách từ xa đến. Ngoài kia, những vườn rau xanh tươi tốt của những lớp học bán trú được chăm sóc và làm cỏ sạch sẽ. Luống rau sạch sẽ mang lại những bữa ăn đạm bạc nhưng giàu tình đoàn kết và sự che chở lẫn nhau của các bạn ở vùng cao phải sống xa cha mẹ. Trước khi đến đây, chúng em được biết gia đình các bạn rất khó khăn, đồng thời điều kiện đi lại rất nguy hiểm. Những lúc trời mưa thì lũ quét, bùn lầy, trời nắng thì đất nứt nẻ, khô cằn. Và có thể, chính những điều đó đã tôi luyện cho các bạn học sinh nơi đây sự chăm chỉ, chịu khó, kiên cường.

Sau khi gửi lời chào và lời hỏi thăm tới các thầy cô và các bạn, đoàn chúng em mang những thùng mì tôm, những bao gạo, tập sách vở… từ trên ô tô xuống. Các thầy cô rất vui và xúc động, gửi lời cảm ơn sâu sắc. Các bạn học sinh thì rất hăm hở, cẩn thận nhận món quà từ chúng em. Khi phát quà xong, trời cũng đã trưa. Mọi người chia nhau đi hái rau và nấu cơm. Mọi người đều vui vẻ trò chuyện và sẻ chia công việc với nhau giúp chúng em cảm thấy rất thân thiết và gần gũi. Bữa cơm tuy rất đơn giản, nhưng mọi người ăn rất ngon miệng với tiếng cười rôm rả.

Những việc nhỏ nhoi mà bản thân có thể làm nhưng có thể đem đến niềm vui cho người khác làm bản thân mình cảm thấy có ích hơn đối với xã hội, với cuộc sống. Ở cuộc sống này có những con người đang cần lắm những tấm lòng như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: “Sống trên đời sống, cần có một tấm lòng”. 

Khi đã thu dọn xong mọi thứ, chúng em chuẩn bị ra về cho buổi học ngày mai. Trước khi ra về, mọi người đều lưu luyến, bịn rịn chẳng muốn rời. Buổi từ thiện đã để lại cho em những kỉ niệm khó quên và có những người bạn mới thật thú vị. Hy vọng rằng sau này em có thể tham gia nhiều hoạt động từ thiện hơn nữa để làm những việc có ích.

Em rất thích những cuộc từ thiện ở quê hương, hay trường học của em, những buổi tình nguyện từ thiện giúp em có được rất nhiều trải nghiệm quý giá trong cuộc sống. Đó là những bài ngoại khóa, hay những bài học thực tế để em có thể hiểu cuộc sống này nhiều hơn nữa.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong các trường hợp sau:

a. - Chó không chớ cắn càn.

- Đất nứt con bọ hung.

(Truyện cười dân gian Việt Nam, Đất nứt con bọ hung)

b. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.

(Tục ngữ)

Xem đáp án » 22/07/2024 952

Câu 2:

Phân biệt nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong câu. Cho ví dụ minh họa.

Xem đáp án » 21/07/2024 710

Câu 3:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

ĐẤT NỨT CON BỌ HUNG

Từ bé Quỳnh đã nổi tiếng học giỏi và đối đáp nhanh. Trong làng có ông Tú Cát rất hợm hĩnh mình, đi đâu cũng khoe mình hay chữ. Quỳnh rất ghét những loại người như vậy. Một hôm Quỳnh đang đứng xem đàn lợn ăn cám trong chuồng, Tú Cát đi qua trông thấy, liền gọi Quỳnh lại và bảo:

- Ta nghe đồn mày thông minh và có tài đối đáp. Bây giờ ta ra cho mày một câu đối, nếu không đối được, ta sẽ đánh đòn.

Nói rồi, Tú Cát lên giọng, gật gù ngâm nga:

- Lợn cấn ăn cám tốn.

Tú Cát nghĩ rằng câu này rất khó đối, ví “cấn” và “tốn” là hai quẻ trong kinh Dịch nào ngờ. Quỳnh đối lại ngay: “Chó khôn chớ cắn càn.”

Vế này cũng có “khôn” và “càn” là tên hai quẻ trong kinh Dịch, đồng thời lại có ý xỏ Tú Cát là chó. Không ngờ bị chơi đau như vậy, Tú Cát tức lắm, hằm hằm bảo:

- Được! Ta ra thêm vế nữa, phải đối lại ngay – rồi đọc – Trời sinh ông Tú Cát.

Quỳnh đối luôn:

- Đất nứt con bọ hung.

Tú Cát tức đến sặc tiết nhưng không làm gì được, vì Quỳnh đối rất chỉnh, đành lùi thủi bỏ đi.

a. Nhân vật Quỳnh và ông Tú Cát thể hiện đặc điểm nào của nhân vật truyện cười? Chỉ ra thái độ, cách nhìn nhận của tác giả dân gian với hai nhân vật này.

Xem đáp án » 17/07/2024 384

Câu 4:

Vẽ sơ đồ tóm tắt các đặc điểm của truyện cười dựa vào gợi ý sau (làm vào vở):

Vẽ sơ đồ tóm tắt các đặc điểm của truyện cười dựa vào gợi ý sau (làm vào vở): (ảnh 1)

Xem đáp án » 09/07/2024 379

Câu 5:

c. Chỉ ra một số thủ pháp gây cười được sử dụng trong truyện (xây dựng tình huống, ngôn ngữ).

Xem đáp án » 23/07/2024 360

Câu 6:

d.  Qua truyện cười trên, thông điệp mà em tâm đắc nhất là gì?

Xem đáp án » 15/07/2024 331

Câu 7:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

THÀ CHẾT CÒN HƠN

Xưa có anh keo kiệt, ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc, cứ khư khư tích của làm giàu.

Một hôm có người bạn rủ ra tỉnh chơi. Trước anh ta còn từ chối, sau người bạn nài mãi, anh ta mới vào phòng lấy ba quan tiền giắt lưng rồi cùng đi.

Khi ra đến tỉnh, trông thấy cái gì anh ta cũng muốn mua nhưng sợ mất tiền lại thôi. Trời nắng quá, muốn vào hàng uống nước lại sợ phải thiết bạn, không dám vào. 

Đến chiều trở về, kkhi qua đò đến giữa sông, anh keo kiệt khát nước quá mới cúi xuống uống nước, chẳng may ngã lộn cổ xuống sông.

Anh bạn trên thuyền kêu:

- Ai cứu xin thưởng năm quan!

Anh keo kiệt ở giữa dòng sông, nghe tiếng cố ngoi lên, nói:

- Năm quan đắt quá!

Anh bạn chữa lại:

- Ba quan vậy!

Anh hà tiện lại ngoi đầu lên lần nữa:

- Ba quan vẫn đắt, thà chết còn hơn!

(In trong Văn học dân gian những tác phẩm chọn lọc, Bùi Mạnh Nhị (Chủ biên), NXB Giáo dục, 2004)

a. Nhân vật chính của truyện mang nét tính cách gì? Nét tính cách ấy được thể hiện qua những chi tiết nào?

Xem đáp án » 21/07/2024 311

Câu 8:

b. Xác định sự việc gây cười trong truyện. Ở đây, tác giả đã sử dụng thủ pháp gây cười nào là chủ yếu?

Xem đáp án » 16/07/2024 251

Câu 9:

c. Nội dung bao quát của truyện là gì? Hãy chỉ ra thái độ, cách đánh giá của tác giả dân gian với hiện tượng được nêu lên trong truyện.

Xem đáp án » 23/07/2024 220

Câu 10:

Em hãy tóm tắt quy trình thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống dựa vào bảng sau (làm vào vở):

Quy trình thảo luận

Thao tác cần làm

Lưu ý

Bước 1: Chuẩn bị

 

 

Bước 2: Thảo luận

 

 

Xem đáp án » 16/07/2024 209

Câu 11:

Theo em, nghĩa hàm ẩn do người nói/ người viết tạo ra và nghĩa hàm ẩn do người nghe/ người đọc suy ra có phải lúc nào cũng trùng nhau không? Vì sao? Hãy tìm một ví dụ và phân tích.

Xem đáp án » 21/07/2024 185

Câu 12:

Thực hiện đề bài sau:

Tình huống: Trong buổi sinh hoạt đầu tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức diễn đàn thảo luận về vấn đề “Hiện tượng bắt nạt trên mạng và những lưu ý sử dụng mạng an toàn”.

Nhiệm vụ: Em hãy lập nhóm, thảo luận về vấn đề trên và trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

Yêu cầu:

- Phân tích một số khía cạnh của vấn đề, chẳng hạn: hiện tượng bắt nạt trên mạng là gì? Hiện tượng này có xảy ra tại trường, lớp mà em đang theo học không? Nguyên nhân và tác hại của hiện tượng này?

- Nêu ít nhất một giải pháp khả thi để hạn chế hiện tượng bắt nạt trên mạng.

Xem đáp án » 23/07/2024 159

Câu 13:

Các từ ngữ in đậm dưới đây được sử dụng ở vùng miền nào? Chúng có tác dụng gì trong việc biểu đạt giá trị tác phẩm?

a. - Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

(Truyện cười dân gian Việt Nam, Khoe của)

b. Tìm bậu, bậu đã lấy chồng,

Bậu thương như thế, mặn nồng làm sao?

(Ca dao)

Xem đáp án » 12/07/2024 155

Câu 14:

Xác định nghĩa của các thành ngữ sau và đặt câu có sử dụng các thành ngữ ấy:

a. Vung tay quá trán

b. Rán sành ra mỡ

c. Vắt cổ chày ra nước

d. Ném tiền qua cửa sổ

Xem đáp án » 20/07/2024 142

Câu 15:

d. Theo em, keo kiệt có gì khác so với tiết kiệm?

Xem đáp án » 09/07/2024 141