Câu hỏi:
21/07/2024 1,731
Vùng núi phía đông lục địa Ô-xtrây-li-a có đặc điểm địa hình như thế nào?
A. Gồm dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a với dải đất hẹp ven biển.
A. Gồm dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a với dải đất hẹp ven biển.
B. Gồm các hoang mạc lớn: Hoang mạc Lớn. Vic-to-ri-a Lớn và Ghip-sơn.
B. Gồm các hoang mạc lớn: Hoang mạc Lớn. Vic-to-ri-a Lớn và Ghip-sơn.
C. Gồm bồn địa Ac-tê-dia Lớn và châu thổ sông Mơ-rây.
C. Gồm bồn địa Ac-tê-dia Lớn và châu thổ sông Mơ-rây.
D. Gồm chuỗi đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng.
D. Gồm chuỗi đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Vùng núi phía đông của lục địa Ô-xtrây-li-a được gọi là Dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a (Great Dividing Range). Đây là dãy núi dài nhất nước này, chạy dọc theo bờ biển phía đông của Úc, tạo thành một dải đất hẹp ven biển. Đây là đặc điểm địa hình chính của khu vực phía đông lục địa Ô-xtrây-li-a.
A đúng.
- B sai vì các hoang mạc lớn này nằm ở phía tây và trung tâm của lục địa Ô-xtrây-li-a, không phải ở phía đông.
- C sai vì bồn địa Artesian Lớn (Great Artesian Basin) nằm ở phần trung và đông bắc của lục địa Úc, và châu thổ sông Murray nằm ở phía đông nam, nhưng không phải là đặc điểm nổi bật của vùng núi phía đông.
- D sai vì vùng đồng bằng rộng lớn và bằng phẳng không phải là đặc điểm của vùng núi phía đông mà nằm ở các vùng khác của lục địa.
* Địa hình và khoáng sản của lục địa Ô-xtrây-li-a
- Ô-xtray-li-a là 1 lục địa tương đối bằng phẳng với phía tây là cao nguyên, ở giữa là đồng bằng và bồn địa, phía đông là núi.
+ Khu vực phía Tây: có độ cao trung bình 500m với cao nguyên Kim-boc-li, hoang mạc Vich-to-ri-a Lớn.
+ Trung tâm là vùng đất thấp với bồn địa Ac-tê-di-an Lớn ở phía bắc và đồng bằng Nan-la-bo ở phía nam.
+ Khu vực phía đông: là dãy Trường Sơn Ô-xtray-li-a kéo dài từ bắc xuống nam, với độ cao trung bình 600-900m ở phía bắc và cao dần về phía nam với các đỉnh cao trên 2000m
- Địa hình Niu Dilen và chuỗi đảo Mê-la-nê-di chủ yếu là núi cao, có đỉnh cao trên 4000m. Ở hai chuỗi đảo còn lại, đão núi lửa là những đảo núi cao, đảo san hô là đảo thấp.
- Nhiều khoáng sản có giá trị như: đồng, vàng, dầu mỏ...phân bố tập trung ở Ô-xtray-li-a và Niu Dilen.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Giải Địa lí lớp 7 Bài 20 (Cánh diều): Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu Đại Dương
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Vì sao Ô-xtrây-li-a có nhiều tài nguyên sinh vật đặc hữu, quý hiếm?
Vì sao Ô-xtrây-li-a có nhiều tài nguyên sinh vật đặc hữu, quý hiếm?
Câu 3:
Địa hình lục địa Ô-xtrây-li-a bao gồm những khu vực địa hình nào?
Địa hình lục địa Ô-xtrây-li-a bao gồm những khu vực địa hình nào?
Câu 6:
Cảnh quan tự nhiên nào phổ biến trên các đảo và quần đảo châu Đại Dương?
Câu 7:
Một số loài động vật đặc hữu nào tiêu biểu ở lục địa Ô-xtrây-li-a?
Một số loài động vật đặc hữu nào tiêu biểu ở lục địa Ô-xtrây-li-a?
Câu 10:
Tại sao ở phía tây và trung tâm lục địa Ô-xtrây-li-a lại có khí hậu hoang mạc?
Tại sao ở phía tây và trung tâm lục địa Ô-xtrây-li-a lại có khí hậu hoang mạc?
Câu 11:
Đặc điểm thiên nhiên nào không phải của các đảo và quần đảo của châu Đại Dương?
Đặc điểm thiên nhiên nào không phải của các đảo và quần đảo của châu Đại Dương?
Câu 12:
Dựa vào lược đồ khí hậu lục địa Ô-xtrây-li-a khí hậu nhiệt đới phân bố chủ yếu ở đâu?
Dựa vào lược đồ khí hậu lục địa Ô-xtrây-li-a khí hậu nhiệt đới phân bố chủ yếu ở đâu?