Câu hỏi:
20/07/2024 883II. Làm văn (7.0 điểm)
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày về điều bản thân cần làm để sống hết mình với những điều bình dị trong cuộc sống.
Trả lời:
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Điều bản thân cần làm để sống hết mình với những điều bình dị trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ điều bản thân cần làm để sống hết mình với những điều bình dị trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:
Nhận thức được tầm quan trọng của những điều nhỏ bé; mở lòng đón nhận, trân trọng những điều bình dị; hãy bắt đầu từ những điều nhỏ bé, bình dị nhưng vẫn hướng đến cái lớn lao, cao cả.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ:
Kim đồng hồ tích tắc, tích tắc
Hai tiếng động nhỏ bé kia
Hơn mọi ầm ào gầm thét
Là tiếng động khủng khiếp nhất đối với con người
Đó là thời gian
Nó báo hiệu mỗi giây phút đi qua không trở lại
Nhắc nhở cái gì đang đợi ta ở cuối
Nhưng anh, anh chẳng sợ nó đâu
Thời gian - đó là chiều dài những ngày ta sống bên nhau
Thời gian - đó là chiều dày những trang ta viết
Bây giờ anh mới hiểu hết câu nói trong kịch Sexpia:
“Tồn tại hay không tồn tại”
Không có nghĩa là sống hay không sống
Mà là hành động hay không hành động
Nhận thức hay không nhận thức
Tác động vào cuộc đời hay quay lưng lại nó?
Anh không băn khoăn mình có tài hay kém tài, thành công hay thất bại
Chỉ day dứt một điều: Làm sao với những sự vật bình thường
Những ngày tháng bình thường
Như chiếc hộp con, như tờ lịch trên tường
Ta biến thành con tàu, thành tấm vé
Những ban mai lên đường.
(Cho Quỳnh những ngày xa - Lưu Quang Vũ, NXB Hội nhà văn, 2010)
Thực hiện các yêu cầu:
Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 3:
« Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa… »
(Trích Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2019)
Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên và con người miền Tây trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về cái nhìn thiên nhiên của nhà thơ Quang Dũng.
Câu 4:
Theo đoạn trích, tiếng động khủng khiếp đối với con người là gì?
Câu 5:
Anh/ chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?
Ta biến thành con tàu, thành tấm vé
Những ban mai lên đường.