Câu hỏi:
22/07/2024 3,520II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ về việc ý thức là chính mình của giới trẻ hiện nay
Trả lời:
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: về ý thức là chính mình của giới trẻ hiện nay.
c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ về ý thức là chính mình của giới trẻ hiện nay.
Có thể triển khai theo hướng sau:
*Mở đoạn: Khi con người hiểu rõ về bản thân mình, sẽ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công có đến với họ hay không. Điều đó như đánh thức suy nghĩ là chính mình trong chúng ta, đặc biệt là giới trẻ ngày nay.
*Thân đoạn:
- Giải thích
+ “Chính mình” là sống đúng với tính cách, con người, suy nghĩ, sở thích của mình; Sống thật với những gì tự nhiên vốn có, không gò ép, không áp đặt, không sống để làm vui lòng hay chiều theo ý của người khác.
+ “Ý thức là chính mình” nghĩa là bản thân mình phải hiểu, phải xác định được những gì mình cần, những gì mình thích, những gì mình mong muốn trong cuộc sống. Nếu bạn mạnh mẽ hãy cứ dũng cảm khoác lên mình những bộ đồ cá tính, đừng vì “không phù hợp” mà tỏ ra dịu dàng. (Nếu bạn thích trường Đại học Ngoại thương hãy cứ mạnh dạn đăng ký và quyết tâm để đạt được mục tiêu, đừng vì lời gièm pha của bạn bè mà từ bỏ.)
2. Phân tích, chứng minh: Tại sao cần “ý thức là chính mình”?
- Bởi xã hội ngày càng phức tạp, để sống là chính mình không phải chuyện dễ dàng. Chúng ta thường bị đầu hàng trước những nỗi sợ hãi, bị mê hoặc bởi những cám dỗ hay thiếu bản lĩnh, không có quan điểm rõ ràng, thích chạy theo số đông, không muốn làm mất lòng người khác...
- Nếu không được sống là chính mình thì chúng ta sẽ chỉ biết sống một cách gượng ép, hôm nay giống người này, ngày mai giống người kia, hôm nay theo ý người này, ngày mai theo ý người khác... Như vậy, ta sẽ mãi không tìm được lối đi riêng.
- Đến lúc tuổi trẻ qua đi, hoặc đã quá mệt mỏi khi phải gồng mình lên sống theo ý người khác, chúng ta sẽ thấy mệt mỏi, chán nản và thất vọng, và chắc chắn sẽ phải - sống trong sự tiếc nuối vì đã không sống là chính mình.
- Dẫn chứng chứng minh: Hoa hậu hoàn vũ H'Hen Niê.
Đăng quang ngôi vị cao nhất cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam nhưng không được công chúng đón nhận. Tuy nhiên cô gái người Ê-đê mạnh mẽ vẫn luôn tự ý thức được bản thân, ý thức được nhan sắc của mình có thể đáp ứng đầy đủ tiêu chí của cuộc thi “Hoa hậu Hoàn vũ thế giới” mà H'Hen đã không quản ngày đêm rèn luyện kỹ năng, trau dồi kiến thức để mang chuông đi đánh xứ người. Kết quả chung cuộc, H'Hen lọt vào TOP 5 Hoa hậu hoàn vũ thế giới - thành tích cao nhất mà đại diện Việt Nam từ trước đến nay đạt được. Qua đó, H'Hen Niê đã giúp cho giới trẻ hiểu rõ hơn về việc “ý thức là chính mình” để tự tin bước vào đời, bước vào tương lai, cống hiến một phần sức lực nhỏ bé của mình cho sự phát triển của xã hội của đất nước.
- Bài học nhận thức và hành động
+ Chúng ta phải xây dựng, học tập, rèn luyện cho mình một cái tâm vững vàng, một trí tuệ sắc sảo, một nền kiến thức vững vàng, tự hình thành cho mình những kỹ năng sống, những quan điểm sống rõ ràng.
+ Không chạy theo số đông, không mù quáng tin tưởng, không sống theo ý người khác, cũng không nên ích kỉ chỉ vì bản thân
+ Phải xác định rõ: bản thân cần gì, mong muốn gì, mục tiêu trong cuộc sống là gì để cố gắng theo đuổi, ra sức học tập để đạt được.
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
... Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân giời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. Mặt sông rung tít lên như tuyếc-bin thủy điện nơi đáy hầm đập. Mặt sông trắng xóa càng làm bật rõ lên những hòn những tảng mới trông tưởng như nó đứng nó ngồi nó nằm tùy theo sở thích tự động của đá to đá bé. Nhưng hình như sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông. Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn. Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở, nhưng chính là hai đứa giữ vai trò dụ cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa, vào tận tuyến giữa rồi nước sóng luồng mới đánh khuýp quật vu hồi lại. Nếu lọt vào đây rồi mà cái thuyền du kích ấy vẫn chọc thủng được tuyến hai, thì nhiệm vụ của những boong-ke chìm và pháo đài đá nổi ở tuyến ba là phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến trên, phải tiêu diệt thuyền trưởng cùng tất cả thủy thủ ngay ở chân thác. Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới. Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn đá bệ vệ oai phong lẫm liệt. Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào. ..
(Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân)
Cảm nhận của anh/ chị vẻ đẹp hình tượng sông Đà ở đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét phong cách tài hoa, uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân.
Câu 2:
Câu nói: “Thà chấp nhận rủi ro phải gánh chịu một nửa những chuyện xấu mà ta từng dự đoán trước, còn hơn giữ mãi sự vô danh hèn nhát vì sợ những điều có thể xảy ra” gợi cho anh chị suy nghĩ gì?
Câu 3:
Nêu hiệu quả nghệ thuật của các câu hỏi tu từ trong các câu sau: Thế thì hôm nay, bạn làm gì khi bước vào thế giới cần những con người thể hiện vượt trội trong cuộc sống từ trước đến giờ? Bạn đã bộc lộ hết mọi khả năng tiềm ẩn chưa? Bạn có là chính mình?
Câu 4:
I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích:
Warren Buffet từng nói: “Không bao giờ có ai giống bạn”. Một ý tưởng rất thâm thúy. Một con người khôn ngoan. Không bao giờ có ai giống như tôi. Và không bao giờ có ai giống như bạn. Sẽ có người cố gắng bắt chước cách bạn suy tư, nói năng, hành động. Nhưng dù cố gắng hết sức họ cũng chỉ đứng hàng thứ hai mà thôi. Vì bạn là duy nhật. Một bản thể duy nhất tồn tại hôm nay. Giữa hàng tỉ người khác. Hãy dừng lại và suy nghĩ về điều này. Bạn chợt nhận ra rằng mình đặc biệt. Và không thể có ai tranh giành được.
Thế thì hôm nay, bạn làm gì khi bước vào thế giới cần những con người thể hiện vượt trội trong cuộc sống từ trước đến giờ? Bạn đã bộc lộ hết mọi khả năng tiềm ẩn chưa? Bạn có là chính mình? Hãy tự hỏi. Bởi vì không còn lúc nào thể hiện chính mình tốt hơn lúc này. Và nếu không phải bây giờ thi khi nào? Tôi nhớ đến lời của triết gia Herodotus: “Thà chấp nhận rủi ro phải gánh chịu một nửa những chuyện xấu mà ta từng dự đoán trước, còn hơn giữ mãi sự vô danh hèn nhát vì sợ những điều có thể xảy ra”. Một lời nói tuyệt đẹp.
(Trích “Hãy là chính mình” - Robin Sharma)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.