Câu hỏi:

23/07/2024 20,007

II. LÀM VĂN 

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách gìn giữ văn hóa gia đình trong xã hội hiện đại

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Phương pháp: 

- Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Cách gìn giữ văn hóa gia đình trong xã hội hiện đại - Phân tích, lí giải, tổng hợp.  

Cách giải: 

* Yêu cầu: 

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. 

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 

  1. Giới thiệu vấn đề 
  2. Giải thích 

- Văn hóa gia đình: Được hiểu là tất cả những yếu tố vật chất tinh thần đặc trưng cho một gia đình, được gia  đình đó chấp nhận, sử dụng và gìn giữ nó theo thời gian. Nó có thể là nếp sống, nếp sinh hoạt, cách cư xử,  nói năng,… 

- Giữ gìn văn hóa của gia đình là một vấn đề đáng được quan tâm hiện nay. 

  1. Bàn luận 

- Thực trạng vấn đề giữ gìn văn hóa gia đình hiện nay: 

+ Phần lớn các gia đình Việt vẫn giữ được truyền thống, văn hóa gia đình trong cách cư xử giữa người trong  gia đình với nhau và với người ngoài gia đình. 

+ Ở một số gia đình do chịu tác động từ sự phát triển mạnh của kinh tế thị trường, công nghệ thông tin, cuộc  sống bận rộn mà văn hóa gia đình đang đứng trên bờ vực bị bỏ quên khi con cái với cha mẹ có khoảng cách  rất lớn, lời ăn tiếng nói, cách nghĩ, cách sống thiên về đời sống thực dụng nhiều hơn.

 - Ý nghĩa của việc giữ gìn văn hóa gia đình: 

+ Tạo cho con người một nhân cách tốt đẹp, cách nghĩ, cách sống phù hợp, đúng đắn.

+ Tạo cho con người nề nếp góp phần vào một xã hội văn minh. 

- Cách giữ gìn văn hóa gia đình: 

+ Ngay từ nhỏ đã dạy trẻ những lời ăn tiếng nói, cách cư xử với người lớn tuổi không chỉ trong gia đình mà  còn đối với những người ngoài gia đình. 

+ Bản thân mỗi cha mẹ cần phải sống thật gương mẫu để con cái lấy đó àm tấm gương noi theo.

+ Thường xuyên quan tâm, rút gần lại khoảng cách giữa các thế hệ trong gia đình.

+ Chỉ ra những lỗi sai, không bao biện, che dấu những sai lầm. 

  1. Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân. 

- Tất cả các thành viên phải cùng nhau giữ gìn văn hóa nhưng không theo cách bắt ép, bạo lực.

- Giữ gìn văn hóa gia đình mình nhưng không được ngừng quá trình học hỏi tiếp thu, hội nhập với những nền  văn hóa tiếng bộ khác. 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:  

Xã hội và đời sống đã có nhiều thay đổi thì dù ít dù nhiều nếp nhà có biến đổi cũng là lẽ đương nhiên.  Những, quan trọng nhất là hồn cốt của gia phong vẫn còn được giữ, có giá trị định hình, nuôi dưỡng nhân  cách của mỗi thành viển, đặc biệt là con cái. 

Nếp nhà là sự gắn bó giữa các thành viên, là những người trong gia đình phải biết yêu thương nhau,  nhường nhịn nhau, nhưng đùm bọc không có nghĩa là chấp nhận những việc làm sai trái của những người  trong gia đình mình. Bảo bọc nhau bằng cách là bảo ban giữ những điều tốt đẹp và để ứng xử với người trong  gia đình, với người ngoài xã hội. Nếp nhà mà giữ không lối thì đừng nói chuyện giữ cho xã hội tốt đẹp được.  Điều đáng nói, giữ nếp nhà là giữ những điều tốt đẹp, chứ không phải tự vun vén cho riêng gia đình mình. 

…. 

Cho nên, gia đình là cái mốc đầu tiên, gia đình rồi mới tới làng xã, với lời với trường rộng lớn hơn là xã  hội. Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ cái gốc quan trọng nhất là gia đình. Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn. 

(Dẫn theo Tuổi trẻ oline ngày 25/02/2018) 

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 

Xem đáp án » 22/07/2024 10,002

Câu 2:

Anh/Chị hiểu ý kiến: giữ nếp nhà là giữ những điều tốt đẹp, chứ không phải tự vun vén cho  riêng gia đình mình như thế nào? 

Xem đáp án » 19/07/2024 4,858

Câu 3:

Anh/Chị có đồng tình với quan điểm: Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ cái gốc quan trọng nhất là gia đình không? Vì sao? 

Xem đáp án » 14/07/2024 3,277

Câu 4:

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình tượng Sông Đà qua đoạn trích sau: 

Tôi có bay tạt ngang qua Sông Đà mấy lần, và thấy đó cũng là thêm cho mình một góc độ nhìn một cách  nhìn về con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Từ trên tàu bay mà nhìn xuống Sông Đà, không ai trong tàu  bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hàng năm và đời đời  kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò Sông Đà.  Cũng không ai nghĩ rằng đó là con sống của câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thuỷ Tinh "Núi cao sông hãy  còn dài - Năm năm báo oán đời đời đánh ghen". Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc  ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét sông  tãi ra trên đại dương đá lở lở bóng mây dưới chân mình. Con Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu  tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây  mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh  màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm  đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi  thấy công Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một  cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ. 

(Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.190-191) 

Xem đáp án » 17/07/2024 2,050

Câu 5:

Theo tác giả, nếp nhà là gì? 

Xem đáp án » 13/07/2024 1,504

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »