Câu hỏi:

14/07/2024 105

Viết lời thoại của em trong các tình huống sau và phân tích nghĩa hàm ẩn (nếu có):

a. Em từ chối (một cách lịch sự) khi An, bạn cùng lớp rủ em đi ăn.

b. Em chê (một cách nhẹ nhàng, trêu đùa) khi ăn một món ăn do An nấu.

c. Em xin mẹ tiền tiêu vặt tuần này.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Tình huống

Lời thoại

Nghĩa hàm ẩn

Em từ chối (một cách lịch sự) khi An, bạn cùng lớp rủ em đi ăn.

- Ôi, bạn không rủ sớm, hôm nay mình có hẹn với Minh mất rồi (mặc dù có thể không có hẹn)

Mình không thể đi ăn cùng An được.

Em chê (một cách nhẹ nhàng, trêu đùa) khi ăn một món ăn do An nấu.

Hình như hôm nay An mới mua muối phải không?

Món ăn này mặn quá!

Em xin mẹ tiền tiêu vặt tuần này.

Mẹ ơi, ngày mai là thứ Hai rồi ạ (trong ngữ cảnh mẹ cho tiền tiêu vặt vào đầu tuần)

Mẹ ơi, mẹ cho con xin tiền tiêu vặt tuần này nhé.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong các trường hợp sau:

a. - Chó không chớ cắn càn.

- Đất nứt con bọ hung.

(Truyện cười dân gian Việt Nam, Đất nứt con bọ hung)

b. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.

(Tục ngữ)

Xem đáp án » 22/07/2024 948

Câu 2:

Phân biệt nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong câu. Cho ví dụ minh họa.

Xem đáp án » 21/07/2024 698

Câu 3:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

ĐẤT NỨT CON BỌ HUNG

Từ bé Quỳnh đã nổi tiếng học giỏi và đối đáp nhanh. Trong làng có ông Tú Cát rất hợm hĩnh mình, đi đâu cũng khoe mình hay chữ. Quỳnh rất ghét những loại người như vậy. Một hôm Quỳnh đang đứng xem đàn lợn ăn cám trong chuồng, Tú Cát đi qua trông thấy, liền gọi Quỳnh lại và bảo:

- Ta nghe đồn mày thông minh và có tài đối đáp. Bây giờ ta ra cho mày một câu đối, nếu không đối được, ta sẽ đánh đòn.

Nói rồi, Tú Cát lên giọng, gật gù ngâm nga:

- Lợn cấn ăn cám tốn.

Tú Cát nghĩ rằng câu này rất khó đối, ví “cấn” và “tốn” là hai quẻ trong kinh Dịch nào ngờ. Quỳnh đối lại ngay: “Chó khôn chớ cắn càn.”

Vế này cũng có “khôn” và “càn” là tên hai quẻ trong kinh Dịch, đồng thời lại có ý xỏ Tú Cát là chó. Không ngờ bị chơi đau như vậy, Tú Cát tức lắm, hằm hằm bảo:

- Được! Ta ra thêm vế nữa, phải đối lại ngay – rồi đọc – Trời sinh ông Tú Cát.

Quỳnh đối luôn:

- Đất nứt con bọ hung.

Tú Cát tức đến sặc tiết nhưng không làm gì được, vì Quỳnh đối rất chỉnh, đành lùi thủi bỏ đi.

a. Nhân vật Quỳnh và ông Tú Cát thể hiện đặc điểm nào của nhân vật truyện cười? Chỉ ra thái độ, cách nhìn nhận của tác giả dân gian với hai nhân vật này.

Xem đáp án » 17/07/2024 382

Câu 4:

Vẽ sơ đồ tóm tắt các đặc điểm của truyện cười dựa vào gợi ý sau (làm vào vở):

Vẽ sơ đồ tóm tắt các đặc điểm của truyện cười dựa vào gợi ý sau (làm vào vở): (ảnh 1)

Xem đáp án » 09/07/2024 379

Câu 5:

c. Chỉ ra một số thủ pháp gây cười được sử dụng trong truyện (xây dựng tình huống, ngôn ngữ).

Xem đáp án » 23/07/2024 360

Câu 6:

d.  Qua truyện cười trên, thông điệp mà em tâm đắc nhất là gì?

Xem đáp án » 15/07/2024 330

Câu 7:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

THÀ CHẾT CÒN HƠN

Xưa có anh keo kiệt, ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc, cứ khư khư tích của làm giàu.

Một hôm có người bạn rủ ra tỉnh chơi. Trước anh ta còn từ chối, sau người bạn nài mãi, anh ta mới vào phòng lấy ba quan tiền giắt lưng rồi cùng đi.

Khi ra đến tỉnh, trông thấy cái gì anh ta cũng muốn mua nhưng sợ mất tiền lại thôi. Trời nắng quá, muốn vào hàng uống nước lại sợ phải thiết bạn, không dám vào. 

Đến chiều trở về, kkhi qua đò đến giữa sông, anh keo kiệt khát nước quá mới cúi xuống uống nước, chẳng may ngã lộn cổ xuống sông.

Anh bạn trên thuyền kêu:

- Ai cứu xin thưởng năm quan!

Anh keo kiệt ở giữa dòng sông, nghe tiếng cố ngoi lên, nói:

- Năm quan đắt quá!

Anh bạn chữa lại:

- Ba quan vậy!

Anh hà tiện lại ngoi đầu lên lần nữa:

- Ba quan vẫn đắt, thà chết còn hơn!

(In trong Văn học dân gian những tác phẩm chọn lọc, Bùi Mạnh Nhị (Chủ biên), NXB Giáo dục, 2004)

a. Nhân vật chính của truyện mang nét tính cách gì? Nét tính cách ấy được thể hiện qua những chi tiết nào?

Xem đáp án » 21/07/2024 310

Câu 8:

b. Xác định sự việc gây cười trong truyện. Ở đây, tác giả đã sử dụng thủ pháp gây cười nào là chủ yếu?

Xem đáp án » 16/07/2024 250

Câu 9:

c. Nội dung bao quát của truyện là gì? Hãy chỉ ra thái độ, cách đánh giá của tác giả dân gian với hiện tượng được nêu lên trong truyện.

Xem đáp án » 23/07/2024 220

Câu 10:

Em hãy tóm tắt quy trình thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống dựa vào bảng sau (làm vào vở):

Quy trình thảo luận

Thao tác cần làm

Lưu ý

Bước 1: Chuẩn bị

 

 

Bước 2: Thảo luận

 

 

Xem đáp án » 16/07/2024 208

Câu 11:

Theo em, nghĩa hàm ẩn do người nói/ người viết tạo ra và nghĩa hàm ẩn do người nghe/ người đọc suy ra có phải lúc nào cũng trùng nhau không? Vì sao? Hãy tìm một ví dụ và phân tích.

Xem đáp án » 21/07/2024 184

Câu 12:

Thực hiện đề bài sau:

Tình huống: Trong buổi sinh hoạt đầu tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức diễn đàn thảo luận về vấn đề “Hiện tượng bắt nạt trên mạng và những lưu ý sử dụng mạng an toàn”.

Nhiệm vụ: Em hãy lập nhóm, thảo luận về vấn đề trên và trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

Yêu cầu:

- Phân tích một số khía cạnh của vấn đề, chẳng hạn: hiện tượng bắt nạt trên mạng là gì? Hiện tượng này có xảy ra tại trường, lớp mà em đang theo học không? Nguyên nhân và tác hại của hiện tượng này?

- Nêu ít nhất một giải pháp khả thi để hạn chế hiện tượng bắt nạt trên mạng.

Xem đáp án » 23/07/2024 159

Câu 13:

Các từ ngữ in đậm dưới đây được sử dụng ở vùng miền nào? Chúng có tác dụng gì trong việc biểu đạt giá trị tác phẩm?

a. - Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

(Truyện cười dân gian Việt Nam, Khoe của)

b. Tìm bậu, bậu đã lấy chồng,

Bậu thương như thế, mặn nồng làm sao?

(Ca dao)

Xem đáp án » 12/07/2024 155

Câu 14:

Xác định nghĩa của các thành ngữ sau và đặt câu có sử dụng các thành ngữ ấy:

a. Vung tay quá trán

b. Rán sành ra mỡ

c. Vắt cổ chày ra nước

d. Ném tiền qua cửa sổ

Xem đáp án » 20/07/2024 142

Câu 15:

d. Theo em, keo kiệt có gì khác so với tiết kiệm?

Xem đáp án » 09/07/2024 141