Câu hỏi:
17/07/2024 324II. LÀM VĂN (7 điểm)
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày quan điểm của em về ý kiến của M.Gorki: Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới.
Trả lời:
- Yêu cầu chung:
- Nội dung:
+ Xác định đúng vấn đề nghị luận;
+ Thể hiện được quan điểm cá nhân, đảm bảo được tính nhân văn trong bài viết;
+ Triển khai vấn đề thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, trình tự hợp lí, lập luận chặt chẽ; sử dụng phù hợp các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
– Hình thức:
+ Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận;
+ Đoạn văn mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết;
+ Lời văn có cá tính và cảm xúc;
+ Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Yêu cầu cụ thể:
Hệ thống ý |
Dẫn dắt |
– Nêu từ khóa: văn hóa và thói quen đọc sách. |
Giải thích |
– Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới.: + Sách chứa đựng tri thức nhân loại. + Chân trời mới vừa là cái nhìn mới lạ (chủ thể), vừa là những điều mới mẻ về thế giới (đối tượng) mà ta thu nhận được trong và sau quá trình đọc sách. |
|
Phân tích |
– Sách mở ra những chân trời mới gì cho người đọc? + Sách cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. + Sách kết nối quá khứ - hiện tại và tương lai, cho ta những cuộc du hành lý thú. + Sách cho ta mở rộng hiểu biết về thế giới tự nhiên, xã hội và về chính con người. + Sách nuôi dưỡng tâm hồn, nâng cao ước mơ,… – Vì sao sách khiến ta làm được những điều vĩ đại ấy? + Vì sách là sự kết tinh của văn hóa và tri thức nhân loại, được lưu truyền qua muôn vàn thế hệ. + Vì sách là tâm huyết của mỗi người viết. + Vì sách được chọn lọc tự nhiên qua lịch sử, những cuốn sách có giá trị sẽ bền vững trường tồn trong thời gian. |
|
Phản biện |
- Có phải sách nào cũng đáng quý? (có những sách ít giá trị, kém chất lượng, cần biết chọn lọc) - Làm sao để đọc được hết sách trong vô vàn ngày nay? (lựa chọn sách phù hợp với bản thân) - Đọc sách có thoát ly cuộc sống? (việc đọc sách phải phục vụ cho cuộc sống chứ không phải thoát ly khỏi cuộc sống, phải kết hợp nhuần nhị đọc sách và trải nghiệm thực tế) |
|
Liên hệ |
- Bài học/Liên hệ + Từ khóa. Hiểu được giá trị của sách in và lên kế hoạch đọc sách, góp phần xây dựng văn hóa đọc trong tập thể: gia đình, lớp, trường và rộng hơn là cộng đồng mình sống. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Anh/chị rút ra được thông điệp, bài học gì sau khi đọc hiểu văn bản.
Câu 2:
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
... (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.
… (2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay…
(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” - Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại)
Nêu các thao tác lập luận cơ bản được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 3:
Vì sao tác giả cho rằng: “sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay…”?
Câu 4:
Anh chị nhận ra được sự khác biệt giữa việc đọc sách của thời xưa và thời nay?
Câu 5:
Có ý kiến cho rằng nhân vật Mị trong truyện Vợ chồng A Phủ là một thành công của nhà văn Tô Hoài khi xây dựng con người thức tỉnh. Phân tích đoạn trích Vợ chồng A Phủ để làm sáng tỏ nhận định trên.