Câu hỏi:
19/07/2024 979II. LÀM VĂN (7 điểm)
Viết đoạn văn 200 chữ với nhan đề: Tự lập là con đờng cần thiết để ta trưởng thành.
Trả lời:
Yêu cầu chung:
- Nội dung:
+ Xác định đúng vấn đề nghị luận;
+ Thể hiện được quan điểm cá nhân, đảm bảo được tính nhân văn trong bài viết;
+ Triển khai vấn đề thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, trình tự hợp lí, lập luận chặt chẽ; sử dụng phù hợp các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- Hình thức:
+ Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận;
+ Đoạn văn mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết;
+ Lời văn có cá tính và cảm xúc;
+ Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể:
Hệ thống ý |
Dẫn dắt |
- Nêu từ khóa: tự lập |
Giải thích |
- Tự lập có nghĩa đen là đứng một mình, hiểu rộng ra thì đó là trạng thái suy nghĩ độc lập, tự đưa ra những quyết định và hành động đối với chính bản thân mình. |
|
Phân tích |
- Tính tự lập biểu hiện như thế nào? + Tự lập trong quan điểm, trạng thái tinh thần: có lý tưởng, mục đích sống rõ ràng,… + Tự lập về công việc, sinh hoạt cá nhân, quản lý thời gian và tài chính. - Vì sao tự lập lại là chìa khóa cần thiết cho sự trưởng thành? + Vì tự lập là yếu tố cần cho cuộc sống con người, giúp họ trưởng thành, giúp mỗi người sống có trách nhiệm với bản thân và bản lĩnh trước cuộc sống (dẫn chứng). + Vì tự lập là chìa khóa của thành công, bởi người tự lập sẽ nỗ lực, siêng năng và phấn đấu hết mình cho mục đích đã đề ra. + Vì tự lập sẽ giúp con người không ỷ lại, không gục ngã khi thất bại. Bạn không thể trưởng thành trong trạng thái phụ thuộc và bị động. |
|
Phản biệt |
- Vì sao cần tự lập khi bạn hoàn toàn có thể trưởng thành qua học tập, rèn luyện và sự quan tâm của cha mẹ? + Tự lập không thể học trên lý thuyết, tự lập chỉ có được khi bạn trải nghiệm thực tế. + Tự lập không có nghĩa là từ chối sự hỗ trợ hay quan tâm của cha mẹ mà chủ yếu là ý thức tự nỗ lực và làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời của chính bạn. |
|
Liên hệ |
- Bài học/Liên hệ + Từ khóa. Với học sinh, bạn có thể bắt đầu từ ý thức tự lập, tự quản lý những vấn đề cá nhân như thời gian, học tập, rồi dần dần sẽ tự lập về các mặt khác trong cuộc sống. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Anh/chị rút ra được thông điệp, bài học gì sau khi đọc hiểu văn bản.
Câu 2:
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Đứng một mình không dễ. Không những nó có thể làm ta không được ưa thích, khi một mình, nhà văn Đan Mạch Dorthe Nors viết, chúng ta phải đối diện với cảm xúc của ta, quá khứ của ta, cuộc đời của ta, những vấp váp, sai lầm của ta, ta sẽ cảm thấy mình nhỏ bé, cần lòng dũng cảm để không lẩn tránh chúng.
Đổi lại, điều ta nhận được là một sự vững vàng mà không phải bám víu vào sự tung hô của người khác. Một mình nhưng không cô đơn. Triết gia thế kỉ XIX Henry David Thoreau viết: “Tôi không cô đơn hơn một cây mao nhị hay bồ công anh trên một đồng cỏ, hay một lá đậu, hay một cây chua me đất, hay một con mòng, hay một con ong nghệ. Tôi không cô đơn hơn ngôi sao Bắc Đẩu, hay một ngọn gió nam, hay một cơn mưa tháng tư, hay băng tan tháng giêng”.
Cuối cùng, một mình không có nghĩa là phải tách khỏi người khác một cách vật lí. Một mình là một quan điểm sống, một trạng thái tinh thần độc lập, nó không được đo bởi khoảng cách vật lí giữa một cá nhân và những người xung quanh. Các ẩn sĩ hiện đại không cần thiết phải lên núi. Họ vẫn ở trong xã hội, yên lặng, quan sát và tìm hiểu thế giới. Họ tự do trước các con sóng của đám dông để có thể quan tâm tới cộng đồng một cách sâu sắc hơn, đóng góp cho cộng đồng một cách hiểu biết hơn. Vẻ đẹp của người đứng một mình là vẻ đẹp tự tại, với một niềm vui tự thân. Một niềm vui mà như nhà tu hành David Steindl-Rast diễn tả, không phụ thuộc vào những điều đang xảy ra.
(Đặng Hoàng Giang, Bức xúc không làm ta vô can, NXB Hội Nhà văn, 2016, tr. 79-80)
Phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản?
Câu 4:
Vì sao tác giả cho rằng: “Vẻ đẹp của người đứng một mình là vẻ đẹp tự tại, với niềm vui tự thân,… không phụ thuộc vào những điều đang xảy ra”?
Câu 5:
Phân tích tính dân tộc được thể hiện trong đoạn thơ dưới đây:
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm hôm bếp lửa người thương đi về…”
(Việt Bắc – Tố Hữu)