Câu hỏi:
18/07/2024 55Vì sao nồng độ O2 khi thở ra thấp hơn so với hít vào phổi?
A. Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế nang.
B. Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế quản.
C. Vì một lượng O2 đã ô xy hoá các chất trong cơ thể.
D. Vì một lượng O2 đã khuếch tán vào máu trước khi ra khỏi phổi.
Trả lời:
Đáp án D
Không khí khi hít vào có nồng độ O2 cao hơn trong tế bào (do trong tế bào thực hiện quá trình hô hấp tiêu tốn O2)→ theo chiều gradien nồng độ O2 sẽ di chuyển từ các phế nang (ở phổi) vào các mao mạch để đưa đến các tế bào đồng thời khí CO2 từ các tế bào khuếch tán vào máu đến các phế nang rồi thở ra ngoài nên nồng độ O2 khi thở ra thấp hơn so với hít vào phổi và nồng độ CO2 khi thở ra cao hơn khi hít vào.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể thường xét hai cặp gen, mỗi gen có 2 alen; trên cặp nhiễm sắc thể giới tính xét một gen có 2 alen nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và một gen có 3 alen nằm trên vùng tương đồng của cặp NST giới tính XY. Nếu giả sử tất cả các kiểu gen đều có sức sống như nhau, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Số loại giao tử bình thường khi tối đa trong quần thể là 576.
(2) Số kiểu gen bình thường tối đa trong quần thể là 39000.
(3) Số kiểu gen dị hợp về tất cả các cặp gen tối đa của giới cái là 54.
(4) Số kiểu gen tối đa của dạng đột biến thể một trong quần thể là 55800.
Câu 2:
Một phân tử ADN có tổng số nucleotit loại A và G chiếm tỉ lệ 40%. Phân tử ADN này nhiều khả năng hơn cả là
Câu 3:
Trong các dạng đột biến sau, có bao nhiêu dạng đột biến điểm không làm thay đổi tỉ lệ A+G/T+X của gen?
(1) Thay thế một cặp A-T bằng cặp G-X. (2) Thay thế một cặp A-T bằng một cặp T-A.
(3) Thêm một cặp nuclêôtit. (4) Đảo vị trí các cặp nuclêôtit.
Câu 5:
Đặc điểm không phải của cá thể tạo ra do nhân bản vô tính bằng kỹ thuật chuyển nhân là:
Câu 8:
Do nguyên nhân nào nhóm thực vật CAM phải cố định CO2 vào ban đêm?
Câu 9:
Xét các dạng đột biến sau:
(1) Mất đoạn NST
(2) Lặp đoạn NST
(3) Chuyển đoạn không tương hỗ
(4) Đảo đoạn NST
(5) Thể một
Có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm thay số lượng alen của cùng một gen trong tế bào?
Câu 11:
Có bao phân tử sau đây được cấu tạo từ bốn loại đơn phân?
(1) ADN. (2) tARN. (3) Prôtêin. (4) rARN. (5) mARN.
Câu 12:
Cho bảng sau đây về các nhân tố tiến hóa và các thông tin tương ứng:
Nhân tố tiến hóa |
Đặc điểm |
(1) Đột biến |
(a) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định. |
(2) Giao phối không ngẫu nhiên |
(b) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho tiến hóa |
(3) Chọn lọc tự nhiên |
(c) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể, dù alen đó là có lợi |
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên |
(d) Không làm thay đổi tần số tương đối của alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. |
(5) Di nhập gen |
(e) Có thể làm phong phú thêm hoặc làm nghèo vốn gen của quần thể. |
Tổ hợp ghép đúng là:
Câu 13:
Để xác định được mức phản ứng của một kiểu gen dị hợp thì loài nào sau đây có thể dễ dàng xác định nhất?
Câu 14:
Mối quan hệ nào sau đây không mang tính chất thường xuyên và bắt buộc?
Câu 15:
Có bao nhiêu đặc điểm trong các đặc điểm sau chỉ có ở thể đột biến đảo đoạn NST mà không có ở thể đột biến chuyển đoạn tương hỗ?
(1) Không làm thay đổi hàm lượng ADN trong tế bào của thể đột biến.
(2) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
(3) Thường ít ảnh hưởng đến sức sống của thể đột biến.
(4) Không làm thay đổi hình thái NST.
(5) Không làm thay đổi thành phần gen trên NST.