Câu hỏi:
10/09/2024 135Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Bồ nông xếp thành hàng đi kiếm ăn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ
B. Các con hươu đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản.
C. Cá ép sống bám trên cá lớn.
D. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ trong rừng.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
A - hỗ trợ cùng loài.
A đúng.
B - cạnh tranh cùng loài
B sai.
C - quan hệ hội sinh
C sai.
D - quan hệ hội sinh
D sai.
* Tìm hiểu "Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể"
Giữa các cá thể trong quần thể có hai mối quan hệ là quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh.
a) Quan hệ hỗ trợ
- Trong tự nhiên, ngoại trừ một số loài động vật sống đơn độc, thường chỉ gặp đồng loại khi sinh sản như báo tuyết, gấu Bắc Cực,... đa số các loài khác sống tập trung thành nhóm.
- Khi sống thành nhóm, các cá thể hỗ trợ lẫn nhau trong tìm kiếm thức ăn, tự vệ,... dẫn đến mỗi cá thể trong nhóm có nhiều thuận lợi hơn so với một cá thể sống đơn lẻ, hiện tượng này được gọi là hiệu quả nhóm.
- Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể khai thác tối ưu nguồn sống, tăng hiệu quả sinh sản và hạn chế tác động bất lợi của môi trường, kết quả làm tăng số lượng cá thể của quần thể.
b) Quan hệ cạnh tranh
- Nguồn sống của môi trường là có giới hạn, nếu số lượng cá thể của quần thể vượt quá khả năng cung cấp của môi trường thì cạnh tranh giữa các cá thể trở nên gay gắt.
- Ở thực vật, các cá thể cạnh tranh ánh sáng, nước và dinh dưỡng khoáng. Các cây sinh trưởng mạnh có thể gây thiếu hụt nguồn sống cho những cây sinh trưởng yếu mọc gần chúng. Khi mật độ tăng cao, cạnh tranh gay gắt là nguyên nhân chính gây chết một số cá thể, hiện tượng này được gọi là tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.
- Ở động vật, các cá thể cạnh tranh thức ăn, nơi ở và cạnh tranh sinh sản. Khi mật độ tăng cao, nguồn sống cung cấp cho mỗi cá thể bị suy giảm, các cá thể tốn nhiều năng lượng hơn để giành giật thức ăn dẫn đến khả năng sinh trưởng và sinh sản bị suy giảm (giảm số con trên một lứa đẻ, sức sống của con non thấp,...). Cạnh tranh gay gắt có thể tăng hành vi hung hăng giữa các cá thể như đe doạ, xua đuổi, đánh nhau, thậm chí là ăn thịt đồng loại (H 24.3).
- Trong quần thể, các cá thể khoẻ mạnh chiếm được nhiều điều kiện sống thuận lợi, các cá thể có sức cạnh tranh yếu có thể bị giảm sức sống, chết hoặc di cư.
- Cạnh tranh gay gắt tác động làm giảm tỉ lệ sinh sản, tăng tỉ lệ tử vong, tăng mức xuất cư, đảm bảo mật độ phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường, duy trì sự tồn tại và phát triển tương đối ổn định của quần thể.
- Cạnh tranh gay gắt phân hoá sức sống của các cá thể trong quần thể, đào thải những cá thể kém thích nghi và tăng số lượng cá thể mang đặc điểm thích nghi trong quần thể.
Xem thêm các bài viết liên quan hay chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho cây (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 51% cây thân cao, hoa đỏ; 24% cây thân cao, hoa trắng; 24% cây thân thấp, hoa đỏ; 1% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) F1 có 1% số cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng.
(2) F1 có 5 loại kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa đỏ.
(3) Trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ ở F1, có 2/3 số cây dị hợp tử về 2 cặp gen.
(4) Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F1, xác suất lấy được cây thuần chủng là 2/3
Câu 2:
Khi cho chuột lông xám nâu giao phối với chuột lông trắng (mang kiểu gen đồng hợp lặn) được 48 con lông xám nâu, 99 con lông trắng và 51 con lông đen. Cho chuột lông đen và lông trắng đều thuần chủng giao phối với nhau được toàn chuột lông xám nâu. Cho chuột tiếp tục giao phối với nhau. Biết rằng không xảy ra đột biến. Tính theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
(I) Tỉ lệ phân li kiểu hình của là 9 lông xám nâu : 3 lông đen : 4 lông trắng.
(II) Ở có 3 loại kiểu gen quy định kiểu hình lông trắng.
(III) có 56,25% số chuột lông xám nâu.
(IV) Trong tổng số chuột lông đen ở , số chuột lông đen thuần chủng chiếm tỉ lệ 6,25%.
Câu 3:
Một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định thoa vàng; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Cho cây hoa đỏ, quả tròn (P) tự thụ phấn, thu được gồm 4 loại kiểu hình, trong đó số cây hoa vàng, quả tròn thuần chủng chiếm 4%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
(I) có 59% số cây hoa đỏ, quả tròn.
(II) có 10 loại kiểu gen.
(III) có 8% số cây đồng hợp tử về cả 2 cặp gen.
(IV) có 16% số cây hoa vàng, quả tròn.
Số câu không đúng là
Câu 5:
Khi nói về các thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
Câu 6:
Phát biểu nào dưới đây về di truyền trong y học là không chính xác?
Câu 7:
Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Alen D quy điṇ h mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy điṇ h mắt trắng; gen này nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X. Cho ruồi đực và ruồi cái (P) đều có thân xám, cánh dài, mắt đỏ giao phối với nhau, thu được F1 có 5% ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) F1 có 35% ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ.
(2) F1 có 10% ruồi cái thân đen, cánh cụt, mắt đỏ.
(3) F1 có 46,25% ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ.
(4) F1 có 1,25% ruồi thân xám, cánh cụt, mắt đỏ
Câu 10:
Ở một loài vật nuôi, gen A nằm trên NST thường quy định lông dài trội hoàn toàn so vớ a quy định lông ngắn. Ở một trại nhân giống, người ta nhập về 15 con đực lông dài và 50 con cái lông ngắn. Cho các cá thể này giao phối tự do với nhau sinh ra F1 có 50% cá thể lông ngắn. Các cá thể F1 giao phối tự do dược F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Lấy ngẫu nhiên hai cá thể có kiểu hình trội ở F2, xác suất để thu được ít nhất một cá thể dị hợp là bao nhiêu?
Câu 11:
Alen B có 300A và có . Alen B bị đột biến thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G – X trở thành alen b. Tổng số liên kết hiđrô của alen b là
Câu 12:
Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng?A. Chọn lọc tự nhiên không bao giờ đào thải hết alen trội gây chết ra khỏi quần thể
Câu 14:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng các thí nghiệm về quá trình hô hấp ở thực vật sau đây?
(1) Thí nghiệm A nhằm phát hiện sự hút O2, thí nghiệm B dùng để phát hiện sự thải CO2, thí nghiệm C để chứng mình có sự gia tăng nhiệt độ trong quá trình hô hấp.
(2) Trong thí nghiệm A, dung dịch KOH sẽ hấp thu CO2 từ quá trình hô hấp của hạt.
(3) Trong thí nghiệm A, cả hai dung dịch nước vôi ở hai bên lọ chứa hạt nảy mầm đều bị vẩn đục.
(4) Trong thí nghiệm B, vôi xút có vai trò hấp thu CO2 và giọt nước màu sẽ bị đầy xa hạt nảy mầm.
(5) Trong thí nghiệm C, mùn cưa giảm bớt sự tác động của nhiệt độ môi trường dẫn tới sự sai lệch kết quả thí nghiệm.
Câu 15:
Khi nói về các bệnh, tật di truyền, phát biểu nào sau đây là đúng?