Câu hỏi:
06/11/2024 133Văn bản thuyết minh là gì?
A. Là văn bản dùng để trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật theo một trật tự nhất định để dẫn đến một kết thú nhằm thuyết phục người đọc, người nghe
B. Là văn bản trình bày chi tiết, cụ thể cho ta cảm nhận được sự vật, con người một cách sinh động và cụ thể
C. Là văn bản trình bày những quan điểm, ý kiến thành những luận điểm
D. Là văn bản dùng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích đặc điểm, tính chất, ... của sự vật, hiện tượng
Trả lời:
Đáp án đúng là : D
- Văn bản thuyết minh là văn bản dùng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích đặc điểm, tính chất, ... của sự vật, hiện tượng.
- Văn bản tự sự là loại văn bản được dùng để kể về sự việc, diễn biến, và nhân vật theo một trật tự nhất định nhằm truyền tải một thông điệp hoặc ý nghĩa nào đó, có thể gây ảnh hưởng hoặc thuyết phục người đọc, người nghe.
→ A sai.
- Văn bản miêu tả dùng để trình bày chi tiết, cụ thể về sự vật, con người, hoặc cảnh vật, giúp người đọc, người nghe cảm nhận được những đặc điểm, tính chất của đối tượng một cách sinh động và cụ thể. Văn bản này thường tạo nên những hình ảnh rõ nét trong tâm trí người đọc thông qua ngôn ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc.
→ B sai.
- Văn bản nghị luận là loại văn bản dùng để trình bày, phân tích các quan điểm, ý kiến, và lập luận nhằm thuyết phục người đọc hoặc người nghe đồng tình với một vấn đề hoặc một quan điểm nào đó. Văn bản này thường có cấu trúc chặt chẽ, với các luận điểm, luận cứ và luận chứng rõ ràng.
→ C sai.
* Mở rộng:
Tác dụng của văn bản thuyết minh: nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm tính chất, nguyên nhân ... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội.
2. Sự khác nhau giữa văn bản thuyết minh với các văn bản khác:
VB Thuyết minh | VB tự sự | VB miêu tả | VB biểu cảm | VB nghị luận | |
Đặc điểm (tính chất) | Tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng. | Kể lại sự việc, nhân vật theo một trình tự | Tái hiện cụ thể đặc điểm về con người, sự vật | Biểu đạt tình cảm, cảm xúc của con người | Trình bày ý kiến, luận điểm. |
3. Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải:
- Quan sát,tìm hiểu,tích lũy tri thức về sự vật,hiện tượng cần thuyết minh.
- Nắm bắt bản chất đặc trưng của sự vật, hiện tượng cần thuyết minh.
4. Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ:
Người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 3 – 6:
CÂY DỪA BÌNH ĐỊNH
Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,… Cùi dừa ăn sống với bánh đa, làm mứt, làm bánh kẹo, ép lấy dầu dùng để thắp, để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo, làm gáo, làm muôi. Vỏ dừa bện dây rất tốt đối với người đánh cá vì nó mềm, dẻo, dai, chịu mưa, chịu nắng. Cây dừa gắn bó với đời sống hằng ngày là như thế đấy.
Dân Bình Định có câu ca dao:
Dừa xanh sừng sững giữa trời
Đem thân mình hiến cho đời thuỷ chung.
ở Bình Định, dừa là chủ yếu, dừa là tất cả. Dừa ở đây như rừng, dừa mọc ven sông, men bờ ruộng, leo sườn đồi, rải theo bờ biển. Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 km chúng ta chỉ gặp cây dừa: dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng,…
(Theo Hoàng Văn Huyền, Những mẩu chuyện địa lí)
Văn bản trên trình bày, giới thiệu, giải thích điều gì ?
Câu 4:
Văn bản CÂY DỪA BÌNH ĐỊNH thuộc kiểu văn bản thông dụng ta vẫn thường gặp trong mọi lĩnh vực của đời sống. Chức năng là cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích.
Câu 6:
Không thể xác định văn bản CÂY DỪA BÌNH ĐỊNH là văn bản tự sự (hay miêu tả, nghị luận, biểu cảm) vì sao?