Câu hỏi:
22/07/2024 214
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về lòng yêu nước của thế hệ trẻ hiện nay.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về lòng yêu nước của thế hệ trẻ hiện nay.
Trả lời:
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: lòng yêu nước của thế hệ trẻ hiện nay.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Hs có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau. Có thể triển khai theo hướng sau:
*Nêu vấn đề: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta chính là truyền thống quý báu từ bao đời nay. Đặc biệt hơn, lòng yêu nước của thế hệ trẻ ta ngày nay cũng rất xứng với tổ tiên ta ngày trước.
*Bàn luận:
- Thật vậy, truyền thống yêu nước của dân tộc là một truyền thống quý báu từ bao đời nay của dân tộc và qua việc làm thiết thực, toàn thể người dân Việt Nam ngày nay đang dần kế thừa, phát huy truyền thống ấy. Bằng những việc làm thiết thực cũng như một lòng hướng về Tổ quốc được thể hiện qua những hoạt động mang tầm vóc quốc gia, người Việt Nam đều nhất quán đi theo đường lối của Đảng và nhà nước đề ra cũng như phụng sự cho tổ quốc, thể hiện được tình yêu nước của mình.
- Trong đó, ta phải đặc biệt kể đến biểu hiện yêu nước tích cực của thế hệ trẻ ngày nay. Đầu tiên, ta có thể nhận thấy rằng, người trẻ ngày nay đang ra sức học tập nhằm phụng sự cho Tổ quốc. Học sinh ở mọi trường học đều đang ra sức thi đua phấn đấu học tập nhằm mang lại vẻ vang cho đất nước, làm giàu cho xã hội. Trên thực tế, những đoàn học sinh giỏi của chúng ta khi ra thi đấu với bạn bè quốc tế đều mang về những giải thưởng lớn và đáng tự hào, làm rạng danh cho dân tộc. Việc làm của các bạn là khẳng định tên tuổi của Việt Nam trên thế giới, góp phần xây dựng đất nước trong thời bình được tiến bộ phát triển hơn. Thứ hai, thế hệ trẻ còn dần thể hiện tình yêu nước của mình bằng những việc làm hết sức thiết thực và tỉnh táo. Nhờ được tuyên truyền và cảnh báo, người trẻ Việt Nam đã dần cảnh giác với các âm mưu gây chia rẽ và kích động của các thế lực thù địch: đi biểu tình,...
*Bài học: Hãy xây dựng và bảo vệ đất nước này, một đất nước đã chứa đầy xương, đầy máu của ông cha ta, đã chất đầy mồ hôi, nước mắt của dân tộc ta, một đất nước mà ta là một phần trong đó.
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: lòng yêu nước của thế hệ trẻ hiện nay.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Hs có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau. Có thể triển khai theo hướng sau:
*Nêu vấn đề: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta chính là truyền thống quý báu từ bao đời nay. Đặc biệt hơn, lòng yêu nước của thế hệ trẻ ta ngày nay cũng rất xứng với tổ tiên ta ngày trước.
*Bàn luận:
- Thật vậy, truyền thống yêu nước của dân tộc là một truyền thống quý báu từ bao đời nay của dân tộc và qua việc làm thiết thực, toàn thể người dân Việt Nam ngày nay đang dần kế thừa, phát huy truyền thống ấy. Bằng những việc làm thiết thực cũng như một lòng hướng về Tổ quốc được thể hiện qua những hoạt động mang tầm vóc quốc gia, người Việt Nam đều nhất quán đi theo đường lối của Đảng và nhà nước đề ra cũng như phụng sự cho tổ quốc, thể hiện được tình yêu nước của mình.
- Trong đó, ta phải đặc biệt kể đến biểu hiện yêu nước tích cực của thế hệ trẻ ngày nay. Đầu tiên, ta có thể nhận thấy rằng, người trẻ ngày nay đang ra sức học tập nhằm phụng sự cho Tổ quốc. Học sinh ở mọi trường học đều đang ra sức thi đua phấn đấu học tập nhằm mang lại vẻ vang cho đất nước, làm giàu cho xã hội. Trên thực tế, những đoàn học sinh giỏi của chúng ta khi ra thi đấu với bạn bè quốc tế đều mang về những giải thưởng lớn và đáng tự hào, làm rạng danh cho dân tộc. Việc làm của các bạn là khẳng định tên tuổi của Việt Nam trên thế giới, góp phần xây dựng đất nước trong thời bình được tiến bộ phát triển hơn. Thứ hai, thế hệ trẻ còn dần thể hiện tình yêu nước của mình bằng những việc làm hết sức thiết thực và tỉnh táo. Nhờ được tuyên truyền và cảnh báo, người trẻ Việt Nam đã dần cảnh giác với các âm mưu gây chia rẽ và kích động của các thế lực thù địch: đi biểu tình,...
*Bài học: Hãy xây dựng và bảo vệ đất nước này, một đất nước đã chứa đầy xương, đầy máu của ông cha ta, đã chất đầy mồ hôi, nước mắt của dân tộc ta, một đất nước mà ta là một phần trong đó.
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
… Tôi có bay tạt ngang qua Sông Đà mấy lần, và thấy đó cũng là thêm cho mình một góc độ nhìn một cách nhìn về con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Từ trên tàu bay mà nhìn xuống Sông Đà, không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò Sông Đà. Cũng không ai nghĩ rằng đó là con sông của câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thuỷ Tinh “Núi cao sông hãy còn dài - Năm năm báo oán đời đời đánh ghen”. Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình. Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai va cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một nguời bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ.
Con Sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn Sông Đà như nhìn một cố nhân. Chuyến ấy ở từng đi núi cũng đã hơi lâu, đã thấy thèm chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình sắp đổ ra Sông Đà. Xuống một cái dốc núi, thấy trước mắt loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn thấy cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm Sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi dừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bắn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy…”
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân.
(Trích Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.186-187 và 190-191)
… Tôi có bay tạt ngang qua Sông Đà mấy lần, và thấy đó cũng là thêm cho mình một góc độ nhìn một cách nhìn về con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Từ trên tàu bay mà nhìn xuống Sông Đà, không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò Sông Đà. Cũng không ai nghĩ rằng đó là con sông của câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thuỷ Tinh “Núi cao sông hãy còn dài - Năm năm báo oán đời đời đánh ghen”. Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình. Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai va cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một nguời bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ.
Con Sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn Sông Đà như nhìn một cố nhân. Chuyến ấy ở từng đi núi cũng đã hơi lâu, đã thấy thèm chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình sắp đổ ra Sông Đà. Xuống một cái dốc núi, thấy trước mắt loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn thấy cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm Sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi dừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bắn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy…”
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân.
(Trích Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.186-187 và 190-191)
Câu 2:
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt,
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...
Hãy cứ đo bể ta bằng luật - điều quốc tế
Trời xanh ta xanh bao nhiêu hải lý
Nhưng chớ đừng đo lòng căm giận chúng ta
Máu hơn ba chục năm trời ta đã đổ ra
Phải trăm năm mới có ngày độc lập
Ai đếm hết chuỗi người lên máy chém lúc hừng đông?
Roi vọt Côn Lôn, ngục tù Phú Quốc
Mỗi trang sử đất này đều nặng máu cha ông.
Hãy yêu! Hãy yêu! Hãy yêu tất cả
Một chiếc cầu vừa mới bắc qua sông
Một hợp tác lúa chiêm vàng óng ả
Một nhà ăn cửa sổ sơn hồng...
(Chế Lan Viên, Sao chiến thắng)
(NB). Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt,
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...
Hãy cứ đo bể ta bằng luật - điều quốc tế
Trời xanh ta xanh bao nhiêu hải lý
Nhưng chớ đừng đo lòng căm giận chúng ta
Máu hơn ba chục năm trời ta đã đổ ra
Phải trăm năm mới có ngày độc lập
Ai đếm hết chuỗi người lên máy chém lúc hừng đông?
Roi vọt Côn Lôn, ngục tù Phú Quốc
Mỗi trang sử đất này đều nặng máu cha ông.
Hãy yêu! Hãy yêu! Hãy yêu tất cả
Một chiếc cầu vừa mới bắc qua sông
Một hợp tác lúa chiêm vàng óng ả
Một nhà ăn cửa sổ sơn hồng...
(Chế Lan Viên, Sao chiến thắng)
(NB). Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 3:
(VD). Từ niềm tự hào của tác giả về non sông đất nước, anh/ chị thấy cần phải có trách nhiệm nào với đất nước.
Câu 4:
(TH). Anh/Chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?
Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt,
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
(TH). Anh/Chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?
Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt,
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Câu 5:
(TH)). Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp trong các dòng thơ sau:
Hãy yêu! Hãy yêu! Hãy yêu tất cả
Một chiếc cầu vừa mới bắc qua sông
Một hợp tác lúa chiêm vàng óng ả
Một nhà ăn cửa sổ sơn hồng
(TH)). Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp trong các dòng thơ sau:
Hãy yêu! Hãy yêu! Hãy yêu tất cả
Một chiếc cầu vừa mới bắc qua sông
Một hợp tác lúa chiêm vàng óng ả
Một nhà ăn cửa sổ sơn hồng