Câu hỏi:
19/07/2024 1,864II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về một số việc thanh niên cần thực hiện để tạo lòng tin cho người lớn.
Trả lời:
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ một số việc thanh niên cần thực hiện để tạo lòng tin cho người lớn.
Có thể triển khai theo hướng sau:
Trình bày suy nghĩ của bản thân về một số việc thanh niên cần thực hiện để tạo lòng tin cho người lớn:
- Có thể tự lập ở một số việc: chăm sóc bản thân, đến trường, học bài, làm bài….
- Chủ động phụ giúp bố mẹ làm việc nhà, hoàn thành tốt những việc ấy một cách nhanh chóng, hiệu quả.
- Năng động trong những môi trường ngoài gia đình để bố mẹ đón nhận phản hồi tích cực về mình từ mọi người xung quanh.
d. Sáng tạo
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc văn bản sau:
Cựu tổng thống Pakistan Ayub Khan từng nói: “Niềm tin cũng giống như sợi dây mảnh, đã đứt là khó nối”. Khi cha mẹ bắt đầu đối xử với đứa con bằng thái độ thiếu tin tưởng, dưới định kiến này của cha mẹ, trẻ nảy sinh tâm lí dễ nổi loạn, thậm chí làm những việc khiến cha mẹ thêm bất tín.
Khi thiên tài Edison 8 tuổi, ông từng đặt ra câu hỏi với giáo viên: vì sao 2 + 2 = 4? Vì câu hỏi này, ông bị giáo viên cho là chậm chạp, năng lực thấp. Tuy nhiên, mẹ Edison, người luôn tin tưởng con trai mình, đã luôn kiên nhẫn dạy dỗ cậu bé. Dưới sự dìu dắt của mẹ, Edison say mê đọc sách - thói quen này trở thành nền tảng cho những phát minh lớn trong tương lai của cậu. Nếu người mẹ tin vào lời giáo viên, tin rằng con trai mình là một đứa trẻ kém cỏi, thế giới sẽ không có vua của những phát minh sau này.
Một đứa trẻ tình nguyện giúp mẹ lau nhà, nhưng mẹ thay vì khuyến khích, lại nói: “Đừng kéo lê cái khăn nữa, con làm ướt nhẹp cả sàn”. Hoặc khi trẻ muốn rửa bát, bố cáu kỉnh: “Con đi đi, đừng động vào và làm vỡ bát”. Khi trẻ muốn thử nghiệm những thứ mới mẻ, bố mẹ đã tạt gáo nước lạnh: “Chưa đến tuổi làm việc đó, đừng phí thời gian”. Rõ ràng, cha mẹ đã kìm hãm sự tự tin của đứa trẻ, không tin tưởng vào năng lực của bé, làm hạn chế ham muốn học tập của bé. Theo thời gian, trẻ dần rơi vào cảm giác bất lực khi không thể được trải nghiệm, do sự kiểm soát bên ngoài. Khi gặp phải bất cứ việc gì, chúng sẽ tự khắc rụt lại, biến mình trở thành đáng thương, đúng như những lời bố mẹ chúng thốt ra.
Thế nên, sự tin tưởng con, để con được cảm nhận thực sự thấy tình yêu, sự tự do sẽ quan trọng hơn rất nhiều so với sự hài lòng về vật chất. Trong quá trình đó, cần chú ý ba điểm quan trọng: cho trẻ cơ hội tự giác, hiểu nguyên nhân, cho trẻ cơ hội được tin tưởng, luôn tin con là tốt nhất.
(Thùy Linh, Tác hại nhãn tiền khi thiếu tin tưởng con, dẫn theo https:// vnexpress.net).
Thực hiện các yêu cầu:
(NB). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc văn bản sau:
Cựu tổng thống Pakistan Ayub Khan từng nói: “Niềm tin cũng giống như sợi dây mảnh, đã đứt là khó nối”. Khi cha mẹ bắt đầu đối xử với đứa con bằng thái độ thiếu tin tưởng, dưới định kiến này của cha mẹ, trẻ nảy sinh tâm lí dễ nổi loạn, thậm chí làm những việc khiến cha mẹ thêm bất tín.
Khi thiên tài Edison 8 tuổi, ông từng đặt ra câu hỏi với giáo viên: vì sao 2 + 2 = 4? Vì câu hỏi này, ông bị giáo viên cho là chậm chạp, năng lực thấp. Tuy nhiên, mẹ Edison, người luôn tin tưởng con trai mình, đã luôn kiên nhẫn dạy dỗ cậu bé. Dưới sự dìu dắt của mẹ, Edison say mê đọc sách - thói quen này trở thành nền tảng cho những phát minh lớn trong tương lai của cậu. Nếu người mẹ tin vào lời giáo viên, tin rằng con trai mình là một đứa trẻ kém cỏi, thế giới sẽ không có vua của những phát minh sau này.
Một đứa trẻ tình nguyện giúp mẹ lau nhà, nhưng mẹ thay vì khuyến khích, lại nói: “Đừng kéo lê cái khăn nữa, con làm ướt nhẹp cả sàn”. Hoặc khi trẻ muốn rửa bát, bố cáu kỉnh: “Con đi đi, đừng động vào và làm vỡ bát”. Khi trẻ muốn thử nghiệm những thứ mới mẻ, bố mẹ đã tạt gáo nước lạnh: “Chưa đến tuổi làm việc đó, đừng phí thời gian”. Rõ ràng, cha mẹ đã kìm hãm sự tự tin của đứa trẻ, không tin tưởng vào năng lực của bé, làm hạn chế ham muốn học tập của bé. Theo thời gian, trẻ dần rơi vào cảm giác bất lực khi không thể được trải nghiệm, do sự kiểm soát bên ngoài. Khi gặp phải bất cứ việc gì, chúng sẽ tự khắc rụt lại, biến mình trở thành đáng thương, đúng như những lời bố mẹ chúng thốt ra.
Thế nên, sự tin tưởng con, để con được cảm nhận thực sự thấy tình yêu, sự tự do sẽ quan trọng hơn rất nhiều so với sự hài lòng về vật chất. Trong quá trình đó, cần chú ý ba điểm quan trọng: cho trẻ cơ hội tự giác, hiểu nguyên nhân, cho trẻ cơ hội được tin tưởng, luôn tin con là tốt nhất.
(Thùy Linh, Tác hại nhãn tiền khi thiếu tin tưởng con, dẫn theo https:// vnexpress.net).
Thực hiện các yêu cầu:
(NB). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2:
(TH). Vì sao tác giả cho rằng: “Sự tin tưởng con, để con được cảm nhận thực sự thấy tình yêu, sự tự do sẽ quan trọng hơn rất nhiều so với sự hài lòng về vật chất”?
Câu 3:
(VD). Anh/Chị có đồng ý với quan điểm “Niềm tin cũng giống như sợi dây mảnh, đã đứt là khó nối” được nhắc đến trong văn bản hay không? Vì sao?
(VD). Anh/Chị có đồng ý với quan điểm “Niềm tin cũng giống như sợi dây mảnh, đã đứt là khó nối” được nhắc đến trong văn bản hay không? Vì sao?
Câu 4:
(NB). Theo tác giả, thành công của thiên tài Edison đến từ những nguyên nhân nào?
Câu 5:
Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho.Trẻ em đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều quanh nương để sưởi lửa.Ở Hồng Ngài, người ta thành lệ cứ ăn Tết thì gặt hái vừa xong, không kể ngày, tháng nào. Ăn Tết như thế cho kịp mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới. Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội.
Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ. (…) Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi.Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.
"Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu".
Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xuân đã tới.
Ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm sân chơi chung ngày tết. Trai gái, trẻ con ra sân ấy tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi kèn và nhảy.
Cả nhà thống lý ăn xong bữa cơm tết cúng ma. Xung quanh chiêng đánh ầm ĩ, người ốp đồng vẫn nhảy lên xuống, run bần bật. Vừa hết bữa cơm tiếp ngay cuộc rượu bên bếp lửa.
Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mỵ lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.
(Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD,2008, tr 6,7)
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp bức tranh thiên thiên, cảnh sinh hoạt và nhân vật Mị ở đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét chất thơ trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài.
Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho.Trẻ em đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều quanh nương để sưởi lửa.Ở Hồng Ngài, người ta thành lệ cứ ăn Tết thì gặt hái vừa xong, không kể ngày, tháng nào. Ăn Tết như thế cho kịp mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới. Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội.
Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ. (…) Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi.Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.
"Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu".
Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xuân đã tới.
Ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm sân chơi chung ngày tết. Trai gái, trẻ con ra sân ấy tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi kèn và nhảy.
Cả nhà thống lý ăn xong bữa cơm tết cúng ma. Xung quanh chiêng đánh ầm ĩ, người ốp đồng vẫn nhảy lên xuống, run bần bật. Vừa hết bữa cơm tiếp ngay cuộc rượu bên bếp lửa.
Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mỵ lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.
(Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD,2008, tr 6,7)
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp bức tranh thiên thiên, cảnh sinh hoạt và nhân vật Mị ở đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét chất thơ trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài.