Câu hỏi:
20/11/2024 153Tú có 56 nghìn đồng mua được 8 quyển truyện. Hùng có ít hơn Tú 21 nghìn đồng. Hỏi Hùng mua được bao nhiêu quyển truyện?
A. 7 quyển
B. 6 quyển
C. 5 quyển
D. 4 quyển
Trả lời:
Đáp án đúng: là C
*Lời giải
1 quyển truyện giá tiền là:
56 :8 = 7 nghìn đồng
Hùng có số tiền là:
56 - 21 = 35 nghìn đồng
Hùng mua được số quyển truyện là:
35 : 7 = 5 quyển
*Phương pháp giải
Các bài toán có liên quan đến rút về đơn vị thường được giải bằng 2 bước.
+ Bước 1: Tìm giá trị một đơn vị (giá trị một phần trong các phần bằng nhau). Thực hiện phép chia.
+ Bước 2: Tìm giá trị của nhiều đơn vị cùng loại (giá trị của nhiều phần bằng nhau). Thực hiện phép nhân.
* Lý thuyết cần nắm và dạng toán về rút về đơn vị:
1. Phương pháp chung để giải các bài toán:
* Bước 1: Đọc kĩ đề toán: Cần nắm được ba yếu tố cơ bản. Những “dữ kiện” là những cái đã cho, đã biết trong đầu bài, “những ẩn số” là những cái chưa biết và cần tìm và những “điều kiện” là quan hệ giữa các dữ kiện với ẩn số.
* Bước 2: Phân tích bài toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn tìm cái đó ta cần biết gì?
- Cái này biết chưa?
- Còn cái này thì sao?
- Muốn tìm cái chưa biết ta cần dựa vào đâu? Làm như thế nào?
* Bước 3: Tóm tắt đề toán.
* Cách 1: Tóm tắt bằng chữ.
* Cách 2: Tóm tắt bằng chữ và dấu.
* Cách 3: Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
* Cách 4: Tóm tắt bằng hình tượng trưng.
* Cách 5: Tóm tắt bằng lưu đồ.
* Cách 6: Tóm tắt bằng sơ đồ Ven
* Cách 7: Tóm tắt băng kẻ ô.
* Bước 4: Viết bài giải.
* Bước 5: Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải.
- Đọc lại lời giải.
- Kiểm tra các bước giải xem đã hợp lí yêu cầu của bải chưa, các câu văn diễn đạt trong lời giải đúng chưa.
- Thử lại các kết quả vừa tính từ bước đầu tiên.
- Thử lại kết quả đáp số xem đã phù hợp với yêu cầu của đề bài chưa.
2. Phương pháp giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị bằng phép tính chia, nhân (kiểu bài 1):
Các bài toán có liên quan đến rút về đơn vị thường được giải bằng 2 bước.
+ Bước 1: Tìm giá trị một đơn vị (giá trị một phần trong các phần bằng nhau). Thực hiện phép chia.
+ Bước 2: Tìm giá trị của nhiều đơn vị cùng loại (giá trị của nhiều phần bằng nhau). Thực hiện phép nhân.
CÁCH PHÂN BIỆT 2 DẠNG TOÁN RÚT VỀ ĐƠN VỊ
Với hai kiểu bài của dạng. Bài toán liên quan đến rút về đơn vị này đều có hai bước giải sau:
Bước 1: Rút về đơn vị - tức là tìm giá trị 1 phần (đều giống nhau)
Bước 2:
- Kiểu 1: Tìm giá trị nhiều phân (làm tính nhân)
- Kiểu 2: Tìm số phần (làm tính chia)
Do đó học sinh hay nhầm lần giữa bước 2 của hai kiểu bài, kể cả học sinh khá giỏi.
Hướng dẫn cách phân biệt như sau:
- Đọc kỹ đề, tóm tắt bài toán
- Dựa vào tóm tắt tìm mối quan hệ giữa cái đã cho với cái phải tìm
Cách 1:
+ Nếu quan hệ với cái đã cho xuất phát từ “một số lượng bé” đến “một số lượng lớn”
+ Tương ứng cái phải tìm cũng từ “một số lượng bé” đến “?” (số phải tìm)
Thì đây là kiểu bài 1 (bài toán rút về đơn vị có hai phép tính chia, nhân)
+ Nếu quan hệ với cái đã cho xuất phát từ “một số lượng lớn” đến “một số lượng bé”
+ Tương ứng cái phải tìm cũng từ “một số lượng lớn” đến “?” (số phải tìm)
Thì đây là kiểu bài 2 (bài toán rút về đơn vị có hai phép tính chia, chia)
Cách 2:
- Xét cái phải tìm và cái đã cho (số bé) nếu cùng đơn vị thì là kiểu số 2 (chia, chia)
- Xét cái phải tìm và cái đã cho (số bé) nếu khác đơn vị thì là kiểu số 1 (chia, nhân)
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết
Lý thuyết Bài toán rút về đơn vị lớp 3
Toán lớp 3 trang 128 Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
Chuyên đề Bài toán liên quan đến rút về đơn vị lớp 3 (lý thuyết + bài tập có đáp án)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Một nhà máy dự định sản xuất 28680 chiếc cốc. Nhà máy đã sản xuất được ¼ lượng đó. Hỏi nhà máy còn phải sản xuất bao nhiêu chiếc cốc nữa?
Câu 3:
Tìm x:
a, (x – 3412) × 3 = 45789
b, 51264 – x = 19992 : 7
c, (x + 3478) : 2 = 78632
d, 28694 – x × 2 = 7658
Câu 8:
Một cửa hàng nhập về 168 bao đường và chia đều vào 3 kho. Sau đó lại nhập thêm 16 bao đường và bán hết số đường trong hai kho lúc trước. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu bao đường?