Câu hỏi:

24/11/2024 243

Trong văn bản À ơi tay mẹ, cụm từ “à ơi” được lặp lại nhiều lần có tác dụng gì trong bài thơ?

A. Cho thấy được sự hi sinh của người mẹ

B. Khắc họa rõ tình yêu bao la của mẹ

C. Thể hiện sự phong phú của ngôn ngữ tiếng Việt

D. Giúp bài thơ mang âm điệu nhẹ nhàng như lời ru

Đáp án chính xác

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : D

- Trong văn bản À ơi tay mẹ, cụm từ “à ơi” được lặp lại nhiều lần có tác dụng giúp bài thơ mang âm điệu nhẹ nhàng như lời ru.

+ Tạo nhạc điệu dịu dàng: Lời ru “à ơi” mang âm hưởng truyền thống, gợi cảm giác êm dịu, thân thuộc, phù hợp với nội dung bài thơ nói về tình mẫu tử thiêng liêng và tình yêu thương vô bờ bến của mẹ.

+ Khơi gợi cảm xúc: “À ơi” như tiếng hát ru quen thuộc của mẹ, gợi nhớ ký ức tuổi thơ yên bình, ấm áp, nơi tình thương của mẹ chở che và nuôi dưỡng.

+ Liên kết hình ảnh và cảm xúc: Tiếng “à ơi” xuất hiện xuyên suốt bài thơ như sợi dây liên kết các hình ảnh và ý thơ, từ đôi bàn tay mẹ tần tảo, hy sinh đến tình yêu thương mẹ dành cho con.

Cụm từ này không chỉ là yếu tố nghệ thuật mà còn mang giá trị văn hóa, thể hiện nét đẹp truyền thống của lời ru trong tâm hồn người Việt.

→ D đúng.A,B,C sai.

* Mở rộng:

I: Tìm hiểu tác phẩm

1. Thể loại: Thơ lục bát

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Năm 2003, bài thơ được tác giả gửi dự thi Thơ lục bát trên báo Văn Nghệ.

3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

4. Bố cục: 

- 6 khổ.

+ Khổ 1: 2 câu đầu: Bàn tay mẹ trước giông bão cuộc đời

+ Khổ 2: 4 câu tiếp: Bàn tay mẹ dịu dàng nuôi nấng con

+ Khổ 3: 4 câu tiếp: Bàn tay mẹ hi sinh vì con

+ Khổ 4: 4 câu tiếp: Lời ru của người mẹ hiền

+ Khổ 5: 2 câu tiếp. Bàn tay mẹ nhiệm màu

+ Khổ 6: 4 câu tiếp. Ý nghĩa lời ru và bàn tay mẹ

5. Giá trị nội dung: 

À ơi tay mẹ là bài thơ bày tỏ tình cảm của người mẹ với đứa con nhỏ bé của mình. Qua hình ảnh đôi bàn tay và những lời ru, bài thơ đã khắc họa thành công một người mẹ Việt Nam điển hình: vất vả, chắt chiu, yêu thương, hi sinh...đến quên mình.

6. Giá trị nghệ thuật: 

- Thể thơ lục bát nhịp nhàng như lối hát ru con.

- Phối hợp hài hòa các biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp từ, điệp cấu trúc.

II: Tìm hiểu chi tiết

1. Hình ảnh đôi bàn tay mẹ

- Bàn tay mẹ trước giông bão cuộc đời

+ "chắn mưa sa".

+ "chặn bão qua mùa màng".

→ Mẹ mạnh mẽ, kiên cường trước khó khăn, chông gai trong cuộc đời để bảo vệ con, cho con được hạnh phúc, bình yên.

→ Sức mạnh phi thường, bản năng của người làm mẹ.

- Bàn tay mẹ dịu dàng nuôi nấng con

+ "bàn tay mẹ dịu dàng".

+ gọi con là cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng còn nằm nôi, cái Mặt Trời bé con.

→ Trái ngược với vẻ cứng rắn khi đối mặt với cuộc đời, mẹ luôn dịu dàng, yêu thương con.

- Bàn tay mẹ nhiệm màu, hi sinh vì con

+ "thức một đời".

+ "mai sau bể cạn non mòn" vẫn còn hát ru.

+ "chắt chiu từ những dãi dầu".

→ Người mẹ vất vả, chắt chiu...nuôi nấng con. Mẹ nuôi con suốt một đời dù cho bất cứ điều gì xảy ra.

* Nghệ thuật

- Điệp từ, điệp cấu trúc "Bàn tay mẹ", "À ơi này cái".

- Ẩn dụ:

+ Bàn tay mẹ - người mẹ.

+ Cái trăng, cái Mặt Trời - người con.

- Lối thơ, nhịp thơ như lời hát ru.

→ Tác dụng:

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

+ Thể hiện tình cảm của mẹ đối với đứa con nhỏ của mình.

2. Lời ru của người mẹ hiền

a)Mẹ lo nghĩ cho tất cả mọi người

- Nghĩ cho đứa con yếu ớt, nhớ nhung mẹ:

+ "mềm ngọn gió thu", "tan đám sương mù lá cây" → xua tan đi cái rét mướt, lạnh lẽo của thời tiết. → Sự ấm áp đến từ lời ru, từ trái tim người mẹ.

+ "cái khuyết tròn đầy", "cái thương cái nhớ" → thương cho đứa con còn nhỏ, chưa phát triển đầy đủ, thương con khi phải xa mẹ.

- Nghĩ cho mẹ, cho bà: "sóng lặng bãi bồi", "mưa không dột chỗ bà ngồi khâu".

- Nghĩ cho cả mọi người, cho cuộc đời: "cho đời nín đau".

b)Mẹ vì mọi người mà quên mất bản thân mình 

"À ơi...Mẹ chẳng một câu ru mình".

→ Đức hi sinh cao cả, thiêng liêng của người mẹ. 

- Nghệ thuật

+ Điệp từ, điệp cấu trúc: "Ru cho".

+ Ẩn dụ "cái khuyết tròn đầy".

+ Nhân hóa "đời nín cái đau".

+ Nhịp thơ như lời hát, uyển chuyển, sâu lắng.

→ Tác dụng

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

+ Thể hiện sự hi sinh cao cả của mẹ không chỉ với con mà là với người thân, với cả cộng đồng.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Nội dung chính bài À ơi tay mẹ - Ngữ văn lớp 6

Soạn bài À ơi tay mẹ (ngắn nhất)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nghệ thuật nào đã được sử dụng trong đoạn thơ sau?

Ru cho sóng lặng bãi bồi

Mưa không chỗ dột ngoại ngồi vá khâu

Ru cho đời nín cái đau

À ơi... Mẹ chẳng một câu ru mình.

Xem đáp án » 17/07/2024 268

Câu 2:

Trong bài thơ À ơi tay mẹ, mẹ đã ru cho cái khuyết như thế nào?

Xem đáp án » 22/07/2024 238

Câu 3:

Hai câu thơ “Bàn tay mẹ chắn mưa sa/ Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng” ý chỉ điều gì?

Xem đáp án » 19/07/2024 234

Câu 4:

Trong lời ru của văn bản À ơi tay mẹ, ngoài ru con lời ru của mẹ còn hướng đến ai?

Xem đáp án » 20/07/2024 208

Câu 5:

Hình ảnh mưa và bão trong hai câu thơ “Bàn tay mẹ chắn mưa sa/ Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng” ẩn dụ cho điều gì?

Xem đáp án » 22/07/2024 186

Câu 6:

Chọn đáp án đúng nhất

Những dòng thơ sau nói lên đức tính gì từ người mẹ?

Mai sau bể cạn non mòn

À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru

Bàn tay mang phép nhiệm màu

Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi

Chịu thương, chịu khó

Đức hi sinh

Sự dịu dàng

Xem đáp án » 21/07/2024 173

Câu 7:

Tìm các biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ sau:

Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng

À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon

Hoán dụ

Nhân hóa

Điệp từ

So sánh

Ẩn dụ

Xem đáp án » 23/07/2024 172

Câu 8:

Câu thơ “Ru cho đời nín cái đau” được hiểu là?

Xem đáp án » 20/07/2024 127

Câu 9:

Điền từ thích hợp vào hai chỗ trống dưới đây:

Ru cho (…) ngọn gió thu

Ru cho (…) đám sương mù lá cây

Xem đáp án » 17/07/2024 101