Câu hỏi:
23/07/2024 158
Trong tuỳ bút Ngườỉ lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân đã hai lần miêu tả hình ảnh người lái đò. Đó là
“Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục lách của lũ đá nơi ải nước hiếm trở này”.
Và:
Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ cá dầm xanh [...] Cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ảỉ nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi.
Phân tích hình ảnh ông lái đò trong hai lần miêu tả trên. Từ đó, hãy làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật này và làm rõ quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn Nguyễn Tuân.
Trong tuỳ bút Ngườỉ lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân đã hai lần miêu tả hình ảnh người lái đò. Đó là
“Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục lách của lũ đá nơi ải nước hiếm trở này”.
Và:
Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ cá dầm xanh [...] Cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ảỉ nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi.
Phân tích hình ảnh ông lái đò trong hai lần miêu tả trên. Từ đó, hãy làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật này và làm rõ quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn Nguyễn Tuân.
Trả lời:
Yêu cầu chung:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cảm thụ.
- Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể:
ĐỌC HIỂU YÊU CẦU ĐỀ
- Đối tượng chính, trọng tâm kiến thức: Người lái đò Sông Đà
- Dạng bài: Phân tích, so sánh
- Yêu cầu: Làm nổi bật hình tượng ông lái đò, so sánh hỉnh ảnh của hình tượng trong hai đoạn văn, từ đó làm nổi bật quan niệm nghệ thuật của nhà văn khi xây dựng hình tượng.
TIẾN TRÌNH BÀI LÀM
KIÊN THỨC
HỆ THỐNG Ý
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Điểm
CHUNG
Khái quát vài nét về tác giả - tác phẩm
- Nguyễn Tuân là nhà văn lớn của nền văn học hiện đại, ông có nhiều những thành tựu nghệ thuật suất sắc. Đặc biệt, ông tạo lập được cho mình được một phong cách nghệ thuật độc đáo: văn chương tài hoa, uyên bác. Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, luôn khám phá thế giới ở bình diện văn hóa, thẩm mỹ, luôn miêu tả con người trong vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ. Người lái đò Sông Đà - tùy bút xuất sắc được in trong tập Sông Đà 1960. Là thành quả của một chuyến đi gian khổ nhưng rất hứng thú của nhà văn vào những năm 1958 - 1960. Chuyến đi đã thỏa mãn niềm khát khao xê dịch, đi để tìm kiếm vẻ đẹp của thiên nhiên, miền đất Tây Bắc, tìm ra thứ “vàng mười” đã qua thử lửa trong vẻ đẹp của con người miền Tây Bắc.
- Vị trí 2 trích đoạn nằm ở các phẩm khác nhau của tác phẩm, trích đoạn một đã miêu tả hình ảnh ông lái đò vượt trùng vi thạch trận số hai trên thác đá Sông Đà, và đoạn hai là hình ảnh khi ông đò đã vượt qua cửa ải nước, họ nhóm lửa trong hang đá và bàn về cá dầm xanh, cá anh vũ.
0.5
TRỌNG TÂM
Phân tích
Giới thiệu:
+ Bước vào cái tuổi 70, đầu tóc bạc trắng, thân hình ông lái đò vẫn đẹp như một pho tượng tạc bằng đá cẩm thạch. Nước da ánh lên chất sừng chất mun. Cánh tay rắn chắc: “Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh như kẹp lấy một cuống lái tưởng tượng”. Cặp mắt tinh anh, nhãn lực nhìn xa vời vợi.
+ Trên ngực của ông nổi lên một số “củ nâu” thương tích trên “chiến trường Sông Đà” - một “thứ Huân chương lao động siêu hạng”.
Hình ảnh vượt thác:
+ Ở trùng vây thứ nhất, sông Đà đã tung ra những cú đánh tới tấp, phủ đầu, bao gồm luôn cả những đòn hiểm, và những kẻ “non tay” sẽ gục ngã ngay từ tuyến đầu này. Phải bằng chữ “Dũng”, sự quả cảm, người lái đò mặc dù đau đớn và thương tích, ngay cả lúc bị
trúng đòn hiểm, mặt méo bệch đi nhưng ông vẫn tỉnh táo chỉ huy con thuyền lướt đúng vào luồng sinh.
+ Ở trùng vây thứ 2, chữ “Trí” chính là vũ khí mà ông đò dùng để khắc chế con thuỷ quái.
+ Ở trùng vây thứ 3, thạch trận ít cửa tử hơn nhưng bên phải bên trái đều là luồng chết cả, cửa sinh lại nằm giữa lòng sông và bọn đá hậu vệ canh giữ. Nhưng ông đò không hề bất ngờ trước mưu mô hiểm độc của bọn chúng, tiếp tục chỉ huy con thuyền vượt qua trùng vây
thứ 3. Ông bằng đôi bàn tay tài hoa đã vượt qua cửa ải nước hiểm độc.
Hình ảnh ông lái đò trong đêm hang đá trữ tình:
+ Ông lái đò hiện lên giản dị đời thường như bao người lao động giản dị trên miền Tây Bắc, âm thầm làm việc và cống hiến, đó là vẻ đẹp của những con người khiêm nhường, xem vượt thác sinh tử như một phần trong đời sống, nên không có gì mà phải đáng bàn.
3.0
So sánh và bàn luận
- So sánh: Hình ảnh ông lái đò trong hai đoạn, tương đương với hai cảnh tưởng chừng như là hai con người hoàn toàn khác nhau. Khi vượt thác, ông hiện lên như một anh hùng, một kỵ sĩ mà nắm mọi bờm sóng sông Đà, vẻ đẹp của ông ánh lên chất sử thi, truyền thuyết. Còn trong đêm hang đá, ông dung dị, khiêm nhường như bao người lao động vô danh lặng lẽ.
- Bàn luận:
+ Quan niệm của Nguyễn Tuân về người tài hoa rất khác so với quan niệm trong văn học trung đại. Trong văn học trung đại, người tài phải làm người lập nên đại công phi thường, chiến tích lừng lẫy. Với nhà văn hiện đại, ông quan niệm, là người bình thường, làm những công việc bình thường, nhung trong công việc, họ đạt được những kỹ năng, kỹ xảo mà khó ai theo kịp, đạt đến độ tinh xảo, nghệ thuật thì là người tài hoa.
+ Người lảỉ đò Sông Đà chính hình ảnh đấng tài hoa mà nhà văn đã được diện kiến trong chuyến thực tế vùng Tây Bắc. Nếu ví lái đò là một bộ môn nghệ thuật thì người lái đò chính là người nghệ sĩ trên mặt trận vượt thác leo ghềnh, là tay lái ra hoa trên dòng sông Đà hùng vỹ.
1.0
Bài làm mẫu:
Đánh giá về Nguyễn Tuân, nhà văn Nguyễn Minh Châu thật có lí khi cho rằng: “Nguyễn Tuân là một cái định nghĩa về người nghệ sĩ”. Nguyễn Tuân luôn tìm mọi cách để kiếm tìm và phát hiện cái mới lạ, độc đáo “xưa nay chưa từng có” trong hành trình sáng tạo. Tuỳ bút Người lái đò Sàng Đà là kết quả của hành trình bền bỉ và sáng tạo về vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên và con nguời Tây Bắc. Bằng sự tài hoa, uyên bác, Nguyễn Tuân đã khắc hoạ một dấu ấn không thể mờ phai về con sông miền Tây Bắc vừa hung bạo vừa trữ tình và nổi lên trên thác dữ là vẻ đẹp của một chiến binh sông nuớc với “tay lái ra hoa” đã vượt bao trùng vi thạch trận như một nguời nghệ sĩ trên mặt trận vuợt thác leo ghềnh, nhưng đó cũng là lão đò thật dung dị trong cuộc sống thuờng nhật
Nguyễn Tuân là nhà văn lớn của nền văn học hiện đại, ông có nhiều những thành tựu nghệ thuật xuất sắc. Đặc biệt, ông tạo lập đuợc cho mình đuợc một phong cách nghệ thuật độc đáo: văn chuơng tài hoa, uyên bác. Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, luôn khám phá thế giới ở bình diện văn hóa, thẩm mỹ, luôn miêu tả con nguời trong vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ. Người láỉ đò Sông Đà - tùy bút xuất sắc đuợc in trong tập Sông Đà (1960) là thành quả của một chuyến đi gian khổ nhưng rất hứng thú của nhà văn vào những năm 1958 - 1960. Chuyến đi đã thỏa mãn niềm khát khao xê dịch, đi để tìm kiếm vẻ đẹp của thiên nhiên, miền đất Tây Bắc.
Và như Nguyễn Tuân từng nói, ông đã tìm thấy chất vàng nơi thiên nhiên, nhưng với con người đó là thứ “vàng mười”, chất vàng không pha lẫn, lấp lánh trong đất trời Tây Bắc hùng vĩ. Tuỳ bút Người lái đò Sông Đà đã làm bật lên ánh sáng lấp lánh đó, mà đại diện cho người lao động nơi đây là lão đò tóc bạc. Trong thiên tuỳ bút, hai lần nhà văn mô tả ông lái đò trong hai góc nhìn rất khác nhau, khi là: “Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này”. Lúc thì: “Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn về cá anh vũ cá dầm xanh... Cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi”.
Vị trí 2 trích đoạn nằm ở các phần khác nhau của tác phẩm, trích đoạn một đã miêu tả hình ảnh ông lái đò vượt trùng vi thạch trận số hai trên thác đá sông Đà, và đoạn hai là hình ảnh khi ông đò đã vượt qua cửa ải nước, họ nhóm lửa trong hang đá và bàn về cá dầm xanh, cá anh vũ.
Nhưng trước khi hiểu sâu hơn về tay lái nở hoa qua hai góc nhìn rất khác về cùng hình tượng ông lái, Nguyên Tuân đã có những trang văn vô cùng đặc săc mà tạc dựng lại bức chân dung lao động tiêu biểu miền Tây này. Bước vào cái tuổi 70, đầu tóc bạc trắng, thân hình ông lái đò vẫn đẹp như một pho tượng tạc bằng đá cẩm thạch. Nước da ánh lên chất sừng chất mun. Cánh tay rắn chắc: “Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh như kẹp lấy một cuống lái tưởng tượng”. Cặp mắt tinh anh, nhãn lực nhìn xa vời vợi. Ngoại hình của người lái đò còn được miêu tả gắn với những dấu tích trên thân thể và mỗi dấu tích là một thành tích, một sự kiện lịch sử của cuộc đời ông lão đã thầm lặng
lập lên. Trên ngực của ông nổi lên một số “củ nâu” thương tích trên “chiến trường Sông Đà” - một “thứ chương lao động siêu hạng”.
Khó có thể trộn lẫn nhân vật được miêu tả này với những người 70 tuổi khác, làm nghề nghiệp khác. Một ngoại hình gắn với sức lực phi thường với cuộc sống chèo đò vượt thác đã thấm vào trong máu thịt và thể hiện ra trong từng động tác ngay khi cuộc sống đang diễn ra bình thường. Và đẹp nhất là lúc ông lái đò chinh phục con thuỷ quái Sông Đà. Lão đò sẵn sàng đối mặt với thác dữ, chinh phục “cửa tử”, “cửa sinh”, vượt qua trận thuỷ chiến với đá chìm, đá nổi, với những trùng vi thạch trận và phòng tuyến đầy nguy hiểm. Ông lái đò vượt qua bằng những hành động táo bạo và chuẩn xác. Ông hiện lên như một vị chỉ huy dày dạn kinh nghiệm: ở trùng vây thứ nhất, sông Đà đã tung ra những cú đánh tới tấp, phủ đầu, bao gồm luôn cả những đòn hiểm, và những kẻ “non tay” sẽ gục ngã ngay từ tuyến đầu này. Phải bằng chữ “Dũng”, sự quả cảm, người lái đò mặc dù đau đớn và thương tích, ngay cả lúc bị trúng đòn hiểm, mặt méo bệch đi nhưng ông vẫn tỉnh táo chỉ huy con thuyền lướt đúng vào luồng sinh.
Ở trùng vây thứ 2, dòng sông đã thay đổi sơ đồ phục kích và cả chiến thuật. Vòng vây thứ 2 này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào. Cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Nhưng ông đò đã “nắm chắc quy luật của thần sông thần đá” nên lập tức cũng thay đổi chiến thuật theo, nhận ra cạm bẫy của bọn thuỷ quân nơi cửa ải nước này. Có thể nói ở trùng vi này, chữ “Trí” chính là vũ khí mà ông đò dùng để khắc chế con thuỷ quái. Hãy đọc những dòng văn tuỳ bút, mà ta cảm tưởng như được lạc vào thế giới của sử thi, truyền thuyết: “cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ”. “Nắm chắc được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo vào cửa đá ấy”. Người lái đò tả xung, hữu đột như một chiến tướng dày dạn kinh nghiệm trận mạc có thừa lòng quả cảm đã đưa được con thuyền vượt qua tập đoàn cửa tử khiến cho những bộ mặt đá hung hăng dữ tợn phải xanh lè, thất vọng.
Ở trùng vây thứ 3, thạch trận ít cửa tử hơn nhưng bên phải bên trái đều là luồng chết cả, cửa sinh lại nằm giữa lòng sông và bọn đá hậu vệ canh giữ. Nhưng ông đò không hề bất ngờ trước mưu mô hiểm độc của bọn chúng, tiếp tục chỉ huy con thuyền vượt qua trùng vây thứ 3. Ông bằng đôi bàn tay tài hoa đã vượt qua cửa ải nước hiểm độc.
Thế nhưng, khi vượt qua gian nguy, sóng nước lại tan xèo xèo trong trí nhớ sông nước lại thanh bình. “Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam, và toàn bàn tán về cá anh vũ, cá dầm xanh... Cũng chẳng thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua.” Đoạn viết về đêm hang đá tràn ngập chất trữ tình bên lửa cháy và có cả những câu chuyện đời thường ở quá khứ ở phía trước nhưng tuyệt nhiên không có hồi ức về hiểm nguy mà tất cả đều lãng mạn ngọt ngào. Điều ấy như một thứ khí chất, một tính cách cấu thành con người ông lái. Có thể thấy, ông lái đò hiện lên giản dị đời thường như bao người lao động giản dị trên miền Tây Bắc, âm thầm làm việc và cống hiến, đó là vẻ đẹp của những con người khiêm nhưòng, xem vượt thác sinh tử như một phần trong đời sống, nên không có gì mà phải đáng bàn.
Hình ảnh ông lái đò trong hai đoạn, tương đương với hai cảnh tưởng chừng như là hai con người hoàn toàn khác nhau. Khi vượt thác, ông hiện lên như một anh hùng, một kỵ sĩ mà nắm mọi bờm sóng sông Đà, vẻ đẹp của ông ánh lên chất sử thi, truyền thuyết. Còn trong đêm hang đá, ông dung dị, khiêm nhường như bao người lao động vô danh lặng lẽ. Thế nhưng, đó là những khía cạnh khác nhau của 1 bức chân dung lao động miền Tây Bắc, chất “vàng mười” đã qua thử lửa mà Nguyễn Tuân tìm thấy trên vùng nắng gió của miền Tây.
Thể hiện hai khía cạnh tưởng chừng đối lập đó, là quan niệm của Nguyễn Tuân về người nghệ sĩ tài hoa là người lao động rất đời thường mà vô cùng phi thường. Nguyễn Tuân đã bị người lao động sông Đà mê hoặc. Nhà văn đã tung hết vốn chữ nghĩa của mình để miêu tả hình ảnh người lái đò sông Đà đầy trí dũng chiến đấu với thác nước sông Đà hung hãn đầy mưu mô xảo quyệt. Nhưng lại rất đỗi bình dị trong cuộc sống đời thường, chất riêng có đó khiến nhà văn say mê. Nếu ví lái đò là một bộ môn nghệ thuật thì người lái đò chính là người nghệ sĩ trên mặt trận vượt thác leo ghềnh, là tay lái ra hoa trên dòng sông Đà hùng vỹ, là anh hùng lao động trong thời đại mới.
Yêu cầu chung:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cảm thụ.
- Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể:
ĐỌC HIỂU YÊU CẦU ĐỀ - Đối tượng chính, trọng tâm kiến thức: Người lái đò Sông Đà - Dạng bài: Phân tích, so sánh - Yêu cầu: Làm nổi bật hình tượng ông lái đò, so sánh hỉnh ảnh của hình tượng trong hai đoạn văn, từ đó làm nổi bật quan niệm nghệ thuật của nhà văn khi xây dựng hình tượng. |
|||
TIẾN TRÌNH BÀI LÀM |
|||
KIÊN THỨC |
HỆ THỐNG Ý |
NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
Điểm |
CHUNG |
Khái quát vài nét về tác giả - tác phẩm |
- Nguyễn Tuân là nhà văn lớn của nền văn học hiện đại, ông có nhiều những thành tựu nghệ thuật suất sắc. Đặc biệt, ông tạo lập được cho mình được một phong cách nghệ thuật độc đáo: văn chương tài hoa, uyên bác. Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, luôn khám phá thế giới ở bình diện văn hóa, thẩm mỹ, luôn miêu tả con người trong vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ. Người lái đò Sông Đà - tùy bút xuất sắc được in trong tập Sông Đà 1960. Là thành quả của một chuyến đi gian khổ nhưng rất hứng thú của nhà văn vào những năm 1958 - 1960. Chuyến đi đã thỏa mãn niềm khát khao xê dịch, đi để tìm kiếm vẻ đẹp của thiên nhiên, miền đất Tây Bắc, tìm ra thứ “vàng mười” đã qua thử lửa trong vẻ đẹp của con người miền Tây Bắc. - Vị trí 2 trích đoạn nằm ở các phẩm khác nhau của tác phẩm, trích đoạn một đã miêu tả hình ảnh ông lái đò vượt trùng vi thạch trận số hai trên thác đá Sông Đà, và đoạn hai là hình ảnh khi ông đò đã vượt qua cửa ải nước, họ nhóm lửa trong hang đá và bàn về cá dầm xanh, cá anh vũ. |
0.5 |
TRỌNG TÂM |
Phân tích |
Giới thiệu: + Bước vào cái tuổi 70, đầu tóc bạc trắng, thân hình ông lái đò vẫn đẹp như một pho tượng tạc bằng đá cẩm thạch. Nước da ánh lên chất sừng chất mun. Cánh tay rắn chắc: “Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh như kẹp lấy một cuống lái tưởng tượng”. Cặp mắt tinh anh, nhãn lực nhìn xa vời vợi. + Trên ngực của ông nổi lên một số “củ nâu” thương tích trên “chiến trường Sông Đà” - một “thứ Huân chương lao động siêu hạng”. Hình ảnh vượt thác: + Ở trùng vây thứ nhất, sông Đà đã tung ra những cú đánh tới tấp, phủ đầu, bao gồm luôn cả những đòn hiểm, và những kẻ “non tay” sẽ gục ngã ngay từ tuyến đầu này. Phải bằng chữ “Dũng”, sự quả cảm, người lái đò mặc dù đau đớn và thương tích, ngay cả lúc bị + Ở trùng vây thứ 2, chữ “Trí” chính là vũ khí mà ông đò dùng để khắc chế con thuỷ quái. + Ở trùng vây thứ 3, thạch trận ít cửa tử hơn nhưng bên phải bên trái đều là luồng chết cả, cửa sinh lại nằm giữa lòng sông và bọn đá hậu vệ canh giữ. Nhưng ông đò không hề bất ngờ trước mưu mô hiểm độc của bọn chúng, tiếp tục chỉ huy con thuyền vượt qua trùng vây Hình ảnh ông lái đò trong đêm hang đá trữ tình: + Ông lái đò hiện lên giản dị đời thường như bao người lao động giản dị trên miền Tây Bắc, âm thầm làm việc và cống hiến, đó là vẻ đẹp của những con người khiêm nhường, xem vượt thác sinh tử như một phần trong đời sống, nên không có gì mà phải đáng bàn. |
3.0 |
So sánh và bàn luận |
- So sánh: Hình ảnh ông lái đò trong hai đoạn, tương đương với hai cảnh tưởng chừng như là hai con người hoàn toàn khác nhau. Khi vượt thác, ông hiện lên như một anh hùng, một kỵ sĩ mà nắm mọi bờm sóng sông Đà, vẻ đẹp của ông ánh lên chất sử thi, truyền thuyết. Còn trong đêm hang đá, ông dung dị, khiêm nhường như bao người lao động vô danh lặng lẽ. - Bàn luận: + Quan niệm của Nguyễn Tuân về người tài hoa rất khác so với quan niệm trong văn học trung đại. Trong văn học trung đại, người tài phải làm người lập nên đại công phi thường, chiến tích lừng lẫy. Với nhà văn hiện đại, ông quan niệm, là người bình thường, làm những công việc bình thường, nhung trong công việc, họ đạt được những kỹ năng, kỹ xảo mà khó ai theo kịp, đạt đến độ tinh xảo, nghệ thuật thì là người tài hoa. + Người lảỉ đò Sông Đà chính hình ảnh đấng tài hoa mà nhà văn đã được diện kiến trong chuyến thực tế vùng Tây Bắc. Nếu ví lái đò là một bộ môn nghệ thuật thì người lái đò chính là người nghệ sĩ trên mặt trận vượt thác leo ghềnh, là tay lái ra hoa trên dòng sông Đà hùng vỹ. |
1.0 |
Bài làm mẫu:
Đánh giá về Nguyễn Tuân, nhà văn Nguyễn Minh Châu thật có lí khi cho rằng: “Nguyễn Tuân là một cái định nghĩa về người nghệ sĩ”. Nguyễn Tuân luôn tìm mọi cách để kiếm tìm và phát hiện cái mới lạ, độc đáo “xưa nay chưa từng có” trong hành trình sáng tạo. Tuỳ bút Người lái đò Sàng Đà là kết quả của hành trình bền bỉ và sáng tạo về vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên và con nguời Tây Bắc. Bằng sự tài hoa, uyên bác, Nguyễn Tuân đã khắc hoạ một dấu ấn không thể mờ phai về con sông miền Tây Bắc vừa hung bạo vừa trữ tình và nổi lên trên thác dữ là vẻ đẹp của một chiến binh sông nuớc với “tay lái ra hoa” đã vượt bao trùng vi thạch trận như một nguời nghệ sĩ trên mặt trận vuợt thác leo ghềnh, nhưng đó cũng là lão đò thật dung dị trong cuộc sống thuờng nhật
Nguyễn Tuân là nhà văn lớn của nền văn học hiện đại, ông có nhiều những thành tựu nghệ thuật xuất sắc. Đặc biệt, ông tạo lập đuợc cho mình đuợc một phong cách nghệ thuật độc đáo: văn chuơng tài hoa, uyên bác. Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, luôn khám phá thế giới ở bình diện văn hóa, thẩm mỹ, luôn miêu tả con nguời trong vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ. Người láỉ đò Sông Đà - tùy bút xuất sắc đuợc in trong tập Sông Đà (1960) là thành quả của một chuyến đi gian khổ nhưng rất hứng thú của nhà văn vào những năm 1958 - 1960. Chuyến đi đã thỏa mãn niềm khát khao xê dịch, đi để tìm kiếm vẻ đẹp của thiên nhiên, miền đất Tây Bắc.
Và như Nguyễn Tuân từng nói, ông đã tìm thấy chất vàng nơi thiên nhiên, nhưng với con người đó là thứ “vàng mười”, chất vàng không pha lẫn, lấp lánh trong đất trời Tây Bắc hùng vĩ. Tuỳ bút Người lái đò Sông Đà đã làm bật lên ánh sáng lấp lánh đó, mà đại diện cho người lao động nơi đây là lão đò tóc bạc. Trong thiên tuỳ bút, hai lần nhà văn mô tả ông lái đò trong hai góc nhìn rất khác nhau, khi là: “Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này”. Lúc thì: “Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn về cá anh vũ cá dầm xanh... Cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi”.
Vị trí 2 trích đoạn nằm ở các phần khác nhau của tác phẩm, trích đoạn một đã miêu tả hình ảnh ông lái đò vượt trùng vi thạch trận số hai trên thác đá sông Đà, và đoạn hai là hình ảnh khi ông đò đã vượt qua cửa ải nước, họ nhóm lửa trong hang đá và bàn về cá dầm xanh, cá anh vũ.
Nhưng trước khi hiểu sâu hơn về tay lái nở hoa qua hai góc nhìn rất khác về cùng hình tượng ông lái, Nguyên Tuân đã có những trang văn vô cùng đặc săc mà tạc dựng lại bức chân dung lao động tiêu biểu miền Tây này. Bước vào cái tuổi 70, đầu tóc bạc trắng, thân hình ông lái đò vẫn đẹp như một pho tượng tạc bằng đá cẩm thạch. Nước da ánh lên chất sừng chất mun. Cánh tay rắn chắc: “Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh như kẹp lấy một cuống lái tưởng tượng”. Cặp mắt tinh anh, nhãn lực nhìn xa vời vợi. Ngoại hình của người lái đò còn được miêu tả gắn với những dấu tích trên thân thể và mỗi dấu tích là một thành tích, một sự kiện lịch sử của cuộc đời ông lão đã thầm lặng
lập lên. Trên ngực của ông nổi lên một số “củ nâu” thương tích trên “chiến trường Sông Đà” - một “thứ chương lao động siêu hạng”.
Khó có thể trộn lẫn nhân vật được miêu tả này với những người 70 tuổi khác, làm nghề nghiệp khác. Một ngoại hình gắn với sức lực phi thường với cuộc sống chèo đò vượt thác đã thấm vào trong máu thịt và thể hiện ra trong từng động tác ngay khi cuộc sống đang diễn ra bình thường. Và đẹp nhất là lúc ông lái đò chinh phục con thuỷ quái Sông Đà. Lão đò sẵn sàng đối mặt với thác dữ, chinh phục “cửa tử”, “cửa sinh”, vượt qua trận thuỷ chiến với đá chìm, đá nổi, với những trùng vi thạch trận và phòng tuyến đầy nguy hiểm. Ông lái đò vượt qua bằng những hành động táo bạo và chuẩn xác. Ông hiện lên như một vị chỉ huy dày dạn kinh nghiệm: ở trùng vây thứ nhất, sông Đà đã tung ra những cú đánh tới tấp, phủ đầu, bao gồm luôn cả những đòn hiểm, và những kẻ “non tay” sẽ gục ngã ngay từ tuyến đầu này. Phải bằng chữ “Dũng”, sự quả cảm, người lái đò mặc dù đau đớn và thương tích, ngay cả lúc bị trúng đòn hiểm, mặt méo bệch đi nhưng ông vẫn tỉnh táo chỉ huy con thuyền lướt đúng vào luồng sinh.
Ở trùng vây thứ 2, dòng sông đã thay đổi sơ đồ phục kích và cả chiến thuật. Vòng vây thứ 2 này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào. Cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Nhưng ông đò đã “nắm chắc quy luật của thần sông thần đá” nên lập tức cũng thay đổi chiến thuật theo, nhận ra cạm bẫy của bọn thuỷ quân nơi cửa ải nước này. Có thể nói ở trùng vi này, chữ “Trí” chính là vũ khí mà ông đò dùng để khắc chế con thuỷ quái. Hãy đọc những dòng văn tuỳ bút, mà ta cảm tưởng như được lạc vào thế giới của sử thi, truyền thuyết: “cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ”. “Nắm chắc được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo vào cửa đá ấy”. Người lái đò tả xung, hữu đột như một chiến tướng dày dạn kinh nghiệm trận mạc có thừa lòng quả cảm đã đưa được con thuyền vượt qua tập đoàn cửa tử khiến cho những bộ mặt đá hung hăng dữ tợn phải xanh lè, thất vọng.
Ở trùng vây thứ 3, thạch trận ít cửa tử hơn nhưng bên phải bên trái đều là luồng chết cả, cửa sinh lại nằm giữa lòng sông và bọn đá hậu vệ canh giữ. Nhưng ông đò không hề bất ngờ trước mưu mô hiểm độc của bọn chúng, tiếp tục chỉ huy con thuyền vượt qua trùng vây thứ 3. Ông bằng đôi bàn tay tài hoa đã vượt qua cửa ải nước hiểm độc.
Thế nhưng, khi vượt qua gian nguy, sóng nước lại tan xèo xèo trong trí nhớ sông nước lại thanh bình. “Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam, và toàn bàn tán về cá anh vũ, cá dầm xanh... Cũng chẳng thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua.” Đoạn viết về đêm hang đá tràn ngập chất trữ tình bên lửa cháy và có cả những câu chuyện đời thường ở quá khứ ở phía trước nhưng tuyệt nhiên không có hồi ức về hiểm nguy mà tất cả đều lãng mạn ngọt ngào. Điều ấy như một thứ khí chất, một tính cách cấu thành con người ông lái. Có thể thấy, ông lái đò hiện lên giản dị đời thường như bao người lao động giản dị trên miền Tây Bắc, âm thầm làm việc và cống hiến, đó là vẻ đẹp của những con người khiêm nhưòng, xem vượt thác sinh tử như một phần trong đời sống, nên không có gì mà phải đáng bàn.
Hình ảnh ông lái đò trong hai đoạn, tương đương với hai cảnh tưởng chừng như là hai con người hoàn toàn khác nhau. Khi vượt thác, ông hiện lên như một anh hùng, một kỵ sĩ mà nắm mọi bờm sóng sông Đà, vẻ đẹp của ông ánh lên chất sử thi, truyền thuyết. Còn trong đêm hang đá, ông dung dị, khiêm nhường như bao người lao động vô danh lặng lẽ. Thế nhưng, đó là những khía cạnh khác nhau của 1 bức chân dung lao động miền Tây Bắc, chất “vàng mười” đã qua thử lửa mà Nguyễn Tuân tìm thấy trên vùng nắng gió của miền Tây.
Thể hiện hai khía cạnh tưởng chừng đối lập đó, là quan niệm của Nguyễn Tuân về người nghệ sĩ tài hoa là người lao động rất đời thường mà vô cùng phi thường. Nguyễn Tuân đã bị người lao động sông Đà mê hoặc. Nhà văn đã tung hết vốn chữ nghĩa của mình để miêu tả hình ảnh người lái đò sông Đà đầy trí dũng chiến đấu với thác nước sông Đà hung hãn đầy mưu mô xảo quyệt. Nhưng lại rất đỗi bình dị trong cuộc sống đời thường, chất riêng có đó khiến nhà văn say mê. Nếu ví lái đò là một bộ môn nghệ thuật thì người lái đò chính là người nghệ sĩ trên mặt trận vượt thác leo ghềnh, là tay lái ra hoa trên dòng sông Đà hùng vỹ, là anh hùng lao động trong thời đại mới.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Đọc văn bản sau và làm theo yêu cầu:
TÂM SỰ CỦA THẦY
Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Đó là lý lẽ của đạo đức tưởng chừng như hiển nhiên. Vậy mà một lần, có trò đã thực sự bối rối hỏi tôi: Thưa thầy, dạy người một chữ cũng là thầy thì đúng rồi, nhưng nửa chữ thì sao lại là thầy được ạ? Vì nửa chữ thì có nghĩa hoàn toàn ạ! Chợt giật mình vì những điều tưởng chừng là “hiển nhiên” hoá ra lại không hẳn là hiển nhiên. Hoá ra câu nói ấy trong nghĩa đen chỉ đúng với văn tự cổ, chữ tượng hình, ghi ý. Hai (hoặc nhiều) bộ phận ghép lại thành chữ, thành từ. Xé đôi chữ ra vẫn còn chữ, còn nghĩa. Như chữ minh (sáng) nếu cắt thành hai nửa chữ thì sẽ có chữ nhật (Mặt Trời) và nguyệt (Mặt Trăng).
Nhiều trường hợp tương tự như vậy. Một chữ bẻ đôi không biết, thành ngữ này chỉ hiện tượng mù chữ. Cũng một lần có em học sinh ngơ ngác rất hồn nhiên: Thưa thầy kể cả người thông minh, học cao, thì một chữ bẻ đôi cũng không biết thì đâu có gì lạ. Để nguyên chữ thì mới biết chứ. Hoá ra thế. Chữ nhất (một) trong cổ tự bẻ đôi thành chữ nhị (hai). Còn chữ nhất trong quốc ngữ bẻ đôi sẽ thành chữ gì đây?
Có lần một học sinh bé bảo tôi, thưa thầy cá không ăn muối cả ươn, chưa chắc thế đâu thầy ạ! Cá không ăn muối nhưng cho vào tủ lạnh thì đâu có ươn ạ!
Một lần tôi giảng câu lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. Kiềng ba chân là kiềng vững nhất. Một bé học sinh thẳc mắc, thưa thầy em chưa thấy kiềng ba chân ạ. Một học sinh khác, lớn hơn, “thông tin” thêm, thưa thầy kiềng ba chân chỉ vững trên một mặt phẳng tương đối hoặc trên nền bếp đất có lồi lõm. Còn trên một mặt phẳng gần như tuyệt đối của mặt đá thì kiềng bốn chân vững hơn thầy ạ. Bếp củi mới dùng kiềng ba chân, còn bếp ga dùng kiềng bốn chân.
Sách là ấn phẩm dùng để học, đọc, tham khảo. Vở dùng đế ghi chép. Ngày nay, các em học sinh cấp 1 làm bài tập ngay trên trang sách, chép luôn vào sách. Do vậy, khái niệm sách, vở cũng cần phải được hiểu mới.
Thế đấy, thời gian đi qua và cuộc sống nhiều đổi thay. Sự bảo thủ của từ ngữ đôi khi chỉ là lưu lại ký ức và không còn chính xác với nghĩa đương đại nữa. Học hỏi là vô cùng. Tiếp cận cái mới là một kỹ năng sống tích cực. Nhất là từ thập niên cuối của thế kỷ XX, công nghệ thông tin mà thành quả cụ thể là chiếc máy tính cá nhân nối mạng đã làm nên những đổi thay vô cùng to lớn trong tiến trình lịch sử nhân loại.
Buốỉ sáng thầy mua nắm xôi phải gói trong tấm lá dong, thầy biết là mùa đã sang cuối thu, sen đã thực sự tàn úa. Thầy không thể gói kiến thức của mình trong tấm lá sen héo khô của mùa hạ đã qua. Cho nên thầy đã cố, và thầy đã theo kịp. Nhưng, có nhiều lúc vẫn bối rối trước các em.
Nhân danh sự bao dung của chữ “lễ” truyền thong, nhân danh sự phát triển biện chứng, các em hãy cùng thầy xây đắp kiến thức trên tỉnh thần xây đẳp chung một mái trường các em nhé! Đó cũng là một tặng phẩm quý giá của các em gửi đến thầy nhân ngày 20-11. Cảm ơn các em!
(Thư của một Thầy giáo nhân dịp năm học mới, dẫn theo http://www.dvs.daivietedu.org)
Theo lí giải của tác giả trong bài viết, vì sao văn tự cổ “xé đôi chữ vẫn còn chữ, còn nghĩa”?
Đọc văn bản sau và làm theo yêu cầu:
TÂM SỰ CỦA THẦY
Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Đó là lý lẽ của đạo đức tưởng chừng như hiển nhiên. Vậy mà một lần, có trò đã thực sự bối rối hỏi tôi: Thưa thầy, dạy người một chữ cũng là thầy thì đúng rồi, nhưng nửa chữ thì sao lại là thầy được ạ? Vì nửa chữ thì có nghĩa hoàn toàn ạ! Chợt giật mình vì những điều tưởng chừng là “hiển nhiên” hoá ra lại không hẳn là hiển nhiên. Hoá ra câu nói ấy trong nghĩa đen chỉ đúng với văn tự cổ, chữ tượng hình, ghi ý. Hai (hoặc nhiều) bộ phận ghép lại thành chữ, thành từ. Xé đôi chữ ra vẫn còn chữ, còn nghĩa. Như chữ minh (sáng) nếu cắt thành hai nửa chữ thì sẽ có chữ nhật (Mặt Trời) và nguyệt (Mặt Trăng).
Nhiều trường hợp tương tự như vậy. Một chữ bẻ đôi không biết, thành ngữ này chỉ hiện tượng mù chữ. Cũng một lần có em học sinh ngơ ngác rất hồn nhiên: Thưa thầy kể cả người thông minh, học cao, thì một chữ bẻ đôi cũng không biết thì đâu có gì lạ. Để nguyên chữ thì mới biết chứ. Hoá ra thế. Chữ nhất (một) trong cổ tự bẻ đôi thành chữ nhị (hai). Còn chữ nhất trong quốc ngữ bẻ đôi sẽ thành chữ gì đây?
Có lần một học sinh bé bảo tôi, thưa thầy cá không ăn muối cả ươn, chưa chắc thế đâu thầy ạ! Cá không ăn muối nhưng cho vào tủ lạnh thì đâu có ươn ạ!
Một lần tôi giảng câu lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. Kiềng ba chân là kiềng vững nhất. Một bé học sinh thẳc mắc, thưa thầy em chưa thấy kiềng ba chân ạ. Một học sinh khác, lớn hơn, “thông tin” thêm, thưa thầy kiềng ba chân chỉ vững trên một mặt phẳng tương đối hoặc trên nền bếp đất có lồi lõm. Còn trên một mặt phẳng gần như tuyệt đối của mặt đá thì kiềng bốn chân vững hơn thầy ạ. Bếp củi mới dùng kiềng ba chân, còn bếp ga dùng kiềng bốn chân.
Sách là ấn phẩm dùng để học, đọc, tham khảo. Vở dùng đế ghi chép. Ngày nay, các em học sinh cấp 1 làm bài tập ngay trên trang sách, chép luôn vào sách. Do vậy, khái niệm sách, vở cũng cần phải được hiểu mới.
Thế đấy, thời gian đi qua và cuộc sống nhiều đổi thay. Sự bảo thủ của từ ngữ đôi khi chỉ là lưu lại ký ức và không còn chính xác với nghĩa đương đại nữa. Học hỏi là vô cùng. Tiếp cận cái mới là một kỹ năng sống tích cực. Nhất là từ thập niên cuối của thế kỷ XX, công nghệ thông tin mà thành quả cụ thể là chiếc máy tính cá nhân nối mạng đã làm nên những đổi thay vô cùng to lớn trong tiến trình lịch sử nhân loại.
Buốỉ sáng thầy mua nắm xôi phải gói trong tấm lá dong, thầy biết là mùa đã sang cuối thu, sen đã thực sự tàn úa. Thầy không thể gói kiến thức của mình trong tấm lá sen héo khô của mùa hạ đã qua. Cho nên thầy đã cố, và thầy đã theo kịp. Nhưng, có nhiều lúc vẫn bối rối trước các em.
Nhân danh sự bao dung của chữ “lễ” truyền thong, nhân danh sự phát triển biện chứng, các em hãy cùng thầy xây đắp kiến thức trên tỉnh thần xây đẳp chung một mái trường các em nhé! Đó cũng là một tặng phẩm quý giá của các em gửi đến thầy nhân ngày 20-11. Cảm ơn các em!
(Thư của một Thầy giáo nhân dịp năm học mới, dẫn theo http://www.dvs.daivietedu.org)
Theo lí giải của tác giả trong bài viết, vì sao văn tự cổ “xé đôi chữ vẫn còn chữ, còn nghĩa”?
Câu 3:
Anh/Chị bàn luận về quan niệm: “Nhân danh sự bao dung của chữ “lễ” truyền thống, nhân danh sự phát trien biện chứng, các em hãy cùng thầy xây đắp kiến thức trên tinh thần xây đắp chung một mái trường” trong một đoạn văn ngắn (5-7 dòng).
Anh/Chị bàn luận về quan niệm: “Nhân danh sự bao dung của chữ “lễ” truyền thống, nhân danh sự phát trien biện chứng, các em hãy cùng thầy xây đắp kiến thức trên tinh thần xây đắp chung một mái trường” trong một đoạn văn ngắn (5-7 dòng).