Câu hỏi:
22/07/2024 81
Trong truyện cổ tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Đế Thích cho hồn Trương Ba nhập vào anh hàng thịt để sống lại. Vợ anh hàng thịt kiện lên quan, quan xử cho vợ Trương Ba thắng kiện vì người mới sống dậy rất giỏi đánh cờ, không biết mổ lợn. Theo em, vì sao Lưu Quang Vũ đã không lựa chọn cách kết thúc như truyện cổ tích cho vở kịch của mình?
Trong truyện cổ tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Đế Thích cho hồn Trương Ba nhập vào anh hàng thịt để sống lại. Vợ anh hàng thịt kiện lên quan, quan xử cho vợ Trương Ba thắng kiện vì người mới sống dậy rất giỏi đánh cờ, không biết mổ lợn. Theo em, vì sao Lưu Quang Vũ đã không lựa chọn cách kết thúc như truyện cổ tích cho vở kịch của mình?
Trả lời:
- Cách kết thúc của truyện cổ tích là cách kết thúc có hậu. Nó dựa trên một giả định phổ biến của dân gian: giữa thân (môi trường tồn tại của linh hồn) và linh hồn là hoàn toàn biệt lập. Thân thể chỉ là vật chứa, là cái bên ngoài vì thế linh hồn có thể trú ngụ ở bất kì thân xác của ai mà vẫn luôn là chính mình. Hơn thế, linh hồn có thể sai khiến thân xác: Hồn Trương Ba vẫn đánh cờ nhưng không biết mổ lợn.
- Trong vở kịch của Lưu Quang Vũ, mọi chuyện đã khác: Trong thân xác của anh hàng thịt, Hồn Trương Ba không còn thể làm vườn như xưa, nước cờ cũng khác trước, trong khi đó lại mổ lợn rất thành thạo, thích những món ăn quen thuộc trước đây của anh hàng thịt.
Cách kết thúc của Lưu Quang Vũ trong vở kịch của mình, vì thế là sự chất vấn với cách hiểu về mối quan hệ giữa hồn - xác trong truyền thống. Nó cho thấy linh hồn cũng cần một thân xác cụ thể để tồn tại. Thân xác nào linh hồn ấy. Muốn có một linh hồn tốt đẹp, cần một thân xác phù hợp với nó, chia sẻ với nó những giá trị chung. Mặt khác, thân xác cũng có sự tồn tại độc lập của nó; nó không chỉ tuân theo linh hồn.
- Cách kết thúc của truyện cổ tích là cách kết thúc có hậu. Nó dựa trên một giả định phổ biến của dân gian: giữa thân (môi trường tồn tại của linh hồn) và linh hồn là hoàn toàn biệt lập. Thân thể chỉ là vật chứa, là cái bên ngoài vì thế linh hồn có thể trú ngụ ở bất kì thân xác của ai mà vẫn luôn là chính mình. Hơn thế, linh hồn có thể sai khiến thân xác: Hồn Trương Ba vẫn đánh cờ nhưng không biết mổ lợn.
- Trong vở kịch của Lưu Quang Vũ, mọi chuyện đã khác: Trong thân xác của anh hàng thịt, Hồn Trương Ba không còn thể làm vườn như xưa, nước cờ cũng khác trước, trong khi đó lại mổ lợn rất thành thạo, thích những món ăn quen thuộc trước đây của anh hàng thịt.
Cách kết thúc của Lưu Quang Vũ trong vở kịch của mình, vì thế là sự chất vấn với cách hiểu về mối quan hệ giữa hồn - xác trong truyền thống. Nó cho thấy linh hồn cũng cần một thân xác cụ thể để tồn tại. Thân xác nào linh hồn ấy. Muốn có một linh hồn tốt đẹp, cần một thân xác phù hợp với nó, chia sẻ với nó những giá trị chung. Mặt khác, thân xác cũng có sự tồn tại độc lập của nó; nó không chỉ tuân theo linh hồn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Xác Hàng Thịt cho thấy xung đột nào trong Hồn Trương Ba? Em có nhận xét gì về sự thay đổi thái độ của Hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại với Xác Hàng Thịt? Ý nghĩa của sự thay đổi này là gì?
Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Xác Hàng Thịt cho thấy xung đột nào trong Hồn Trương Ba? Em có nhận xét gì về sự thay đổi thái độ của Hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại với Xác Hàng Thịt? Ý nghĩa của sự thay đổi này là gì?
Câu 2:
Đế Thích đã dùng những lập luận nào để thuyết phục Hồn Trương Ba sống tiếp? Vì sao Lưu Quang Vũ đã để cho một nhân vật của Thiên Đình đưa ra những lập luận trên?
Câu 3:
Vì sao Hồn Trương Ba lại cho rằng: Hồn Trương Ba – da hàng thịt là một “vật quái gở”?
Vì sao Hồn Trương Ba lại cho rằng: Hồn Trương Ba – da hàng thịt là một “vật quái gở”?
Câu 4:
Em tâm đắc nhất với triết lí nhân sinh nào trong đoạn trích Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. Triết lí ấy còn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hôm nay?
Em tâm đắc nhất với triết lí nhân sinh nào trong đoạn trích Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. Triết lí ấy còn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hôm nay?
Câu 5:
Theo em, nhan đề Tôi muốn được là tôi toàn vẹn của người soạn SGK đặt ra có phản ánh đúng được vấn đề trung tâm của đoạn trích không? Nếu không, em hãy thử đưa ra nhan đề của mình cho đoạn trích.
Theo em, nhan đề Tôi muốn được là tôi toàn vẹn của người soạn SGK đặt ra có phản ánh đúng được vấn đề trung tâm của đoạn trích không? Nếu không, em hãy thử đưa ra nhan đề của mình cho đoạn trích.
Câu 6:
Suy nghĩ của em về những lập luận sau của Xác Hàng Thịt:
“Sao ông có vẻ khinh thường tôi thế nhỉ? Tôi cũng đáng được quý trọng chứ! Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. Ông nhìn ngắm trời đất, cây cối, những người thân,... Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi... Khi muốn hành hạ tâm hồn con người, người ta xúc phạm thể xác... Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cớ tâm hồn là quỷ, khuyên con người ta sống vì phần hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác... Mỗi bữa tôi đòi ăn tám, chín bát cơm, tôi thèm ăn thịt, hỏi có gì là tội lỗi nào? Lỗi là ở chỗ không có đủ tám, chín bát cơm cho tôi ăn chứ!”.
Suy nghĩ của em về những lập luận sau của Xác Hàng Thịt:
“Sao ông có vẻ khinh thường tôi thế nhỉ? Tôi cũng đáng được quý trọng chứ! Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. Ông nhìn ngắm trời đất, cây cối, những người thân,... Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi... Khi muốn hành hạ tâm hồn con người, người ta xúc phạm thể xác... Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cớ tâm hồn là quỷ, khuyên con người ta sống vì phần hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác... Mỗi bữa tôi đòi ăn tám, chín bát cơm, tôi thèm ăn thịt, hỏi có gì là tội lỗi nào? Lỗi là ở chỗ không có đủ tám, chín bát cơm cho tôi ăn chứ!”.